Nhà biên kịch lên livestream bán tác phẩm
Không còn đơn giản chỉ là son môi, quần áo hay smartphone, các biên kịch ở Trung Quốc đang bán tác phẩm của mình qua livestream.
Nền công nghiệp phim ảnh và truyền hình ở Trung Quốc đã bị tàn phá nặng nề vì đại dịch. Vì lẽ đó, các biên kịch đang bán tác phẩm của mình thông qua nền tảng phát video trực tiếp.
Ý tưởng này xuất phát từ Bianjubang, một cộng đồng trực tuyến dành cho các biên kịch. Du Hongjun, nhà sáng lập Bianjubang, cho biết ông muốn tạo ra nơi để các biên kịch có thể giới thiệu tác phẩm của mình.
Du Hongjun nói với tờ The Beijing News rằng ý tưởng này được truyền cảm hứng bởi Luo Yonghao. Luo Yonghao đã tham gia vào thị trường thương mại phát trực tiếp để bán các sản phẩm khác từ công ty Smartisan đang bị lỗ của ông. Trong lần ra mắt đầu tiên, ông đã thu hút 48 triệu người xem và kiếm được 110 triệu tệ (15,5 triệu USD).
Nhưng kịch bản là sản phẩm có thị trường nhỏ hơn mấy món đồ mà Luo đang rao bán. Hơn nữa, tính cách của biên kịch cũng phải thu hút được “khách mua hàng tiềm năng”.
Trong 3 buổi livestream kéo dài 90 phút/lần, 16 biên kịch tham gia đã biến nó thành buổi giới thiệu ý tưởng kịch bản của họ. Một số người còn tạo các slide để thể hiện ý tưởng. Dựa theo số người xem hiển thị khi phát trực tiếp, buổi đầu tiên vào ngày 3/4 thu hút 7350 người, 2 lần tiếp theo lần lượt là 2900 và 5000 người xem.
Video đang HOT
Du nói với truyền thông Trung Quốc rằng sau 2 buổi phát đầu tiên, đã có khoảng 10 người muốn hỏi thêm thông tin. Những người này phải chi 168 tệ (23,83 USD) để liên hệ với người viết.
Người xem có thể để lại bình luận và trả tiền trực tiếp.
Trả lời về việc quảng bá ý tưởng trên một buổi phát trực tiếp có thể sẽ bị đạo văn, Du cho biết tất cả những kịch bản được đưa ra trong buổi đó đều có bản quyền và họ có một đội ngũ chuyên viên pháp lý để bảo vệ những người viết.
Đại dịch Covid-19 đã tàn phá ngành công nghiệp phim ảnh và truyền hình của Trung Quốc. Rạp phim trên toàn quốc phải đóng cửa hàng loạt và các hoạt động sản xuất đều phải tạm dừng. Hơn 5000 công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình phá sản năm 2020. Con số này trên thực tế có thể gấp đôi, khi tình hình cuối năm 2019 đã rất khó khăn.
Khi Trung Quốc dần hồi phục sau đợt dịch kinh khủng nhất, các hoạt động sản xuất phim phần nào đang hoạt động trở lại. Các nhà biên kịch hy vọng bán sản phẩm qua video phát trực tiếp sẽ giúp nền công nghiệp này phục hồi nhanh hơn.
Các công ty đã phải “trữ” lại kịch bản trong đại dịch. Nếu mối quan hệ hợp tác giữa biên kịch và các công ty vẫn tiếp diễn trong thời kỳ này, hoạt động sản xuất có thể ngay lập tức hoạt động bình thường sau đó”, Du nói với tờ The Beijing News.
Mạng xã hội Gapo sắp có thêm tính năng livestream
Mạng xã hội Gapo đang bắt đầu thử nghiệm tính năng livestream, và thu hút gần 20.000 người theo dõi cùng lúc.
Mạng xã hội Gapo đang đặt nhiều kỳ vọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Một số tài khoản cá nhân trên Facebook bất ngờ chia sẻ buổi livestream thử nghiệm trên Gapo, gây chú ý khi có tới gần 20.000 người xem cùng lúc trong hơn một giờ lên sóng. Gapo vẫn chưa có động thái tuyên bố ra mắt chính thức tính năng này.
Chia sẻ với Thanh Niên, Hà Trung Kiên - CEO mạng xã hội Gapo, cho biết những hình ảnh thử nghiệm tính năng livestream trên Gapo vừa qua là có thật. "Tôi cũng như đội ngũ phát triển Gapo đều bất ngờ trước sức hút của livestream thử nghiệm, đã có gần 20.000 người theo dõi", ông Kiên cho biết thêm. Cũng theo đại diện mạng xã hội Gapo, tính năng livestream dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào tháng 5.2020.
Livestream trên Gapo bước đầu cho cảm giác giao diện khá thân thiện, thao tác dễ dàng. Khi theo dõi livestream, người xem có thể gửi bình luận, biểu tượng cảm xúc, lưu lại quá trình live dưới dạng video đăng tải trên trang cá nhân sau khi kết thúc. Một điểm cộng là livestream mượt mà, hiển thị chất lượng tốt. Tuy nhiên, vào thời điểm kết thúc, có vẻ như đã xảy ra một sự cố nhỏ khi số lượng mắt theo dõi hiển thị không đồng nhất giữa livestream xem trên feed và livestream click vào trực tiếp.
Buổi thử nghiệm tính năng livestream trên Gapo thu hút gần 20.000 lượt xem
Hiện tại, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giới trẻ có xu hướng tăng thời gian tương tác trên mạng xã hội. Đây có lẽ là chiến lược hợp lý của Gapo khi cho ra mắt tính năng livestream vào thời gian này. Nhưng để đưa ra đánh giá toàn diện hơn, người dùng vẫn phải chờ đợi tới khi Gapo chính thức ra mắt livestream.
Được biết, khi Facebook giới thiệu tính năng livestream đến người dùng, nó đã thực sự tạo sức hút lớn cho mạng xã hội này với khoảng 64 tỉ lượt xem mỗi ngày. Lần lượt sau đó, Instagram, YouTube cũng cập nhật tính năng livestream và nhận được những phản hồi tích cực.
Thành Luân
Bộ Y tế tổ chức livestream trên TikTok kêu gọi chống dịch Covid-19 TikTok vừa đồng hành cùng Bộ Y tế tổ chức livestream trên trang tài khoản TikTok chính thức của Bộ Y tế, với sự tham gia của người nổi tiếng và quen thuộc với cộng đồng mạng như Amee, Ba và Bối. Trang chính thức của Bộ Y tế trên TikTok hiện có hơn 32 video trực tuyến với hơn 1 triệu lượt...