Nhà báo Mỹ: MH370 đáng lẽ không được cất cánh
Thời điểm xảy ra thảm họa hàng không MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, tất cả các chuyến bay của hãng này đều không đủ tiêu chuẩn để cất cánh do không đảm bảo quy định giám sát hành trình bay, thông tin thanh tra mới được tiết lộ cho biết.
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines. (Ảnh: Reuters)
Trong một cuốn sách mới có tựa đề “The Crash Detectives”, nhà báo người Mỹ Christine Negroni cáo buộc hãng hàng không Malaysia Airlines đã không đảm bảo quy định giám sát hành trình bay của MH370.
Malaysia Airlines quy định tất cả các máy bay đều phải được giám sát hành trình thông qua việc truyền dữ liệu cho bộ phận kiểm soát không lưu ở mặt đất. Tuy nhiên, nhà báo Negroni cho biết, thực tế báo cáo thanh tra nội bộ hồi tháng 4/2013 cho thấy, các máy bay của hãng này đều không đáp ứng các quy định đề ra và theo luật lẽ ra những máy bay này không được phép cất cánh. Báo cáo không nêu rõ thời điểm đó các máy bay của Malaysia Airlines phải báo cáo thông tin về mặt đất với tuần suất như thế nào, trong khi tần suất này hiện nay là 5 phút/lần.
Video đang HOT
Nữ nhà báo này cũng nói rằng, Bộ trưởng Giao thông Malaysia khi đó là ông Hishammuddin Hussein đã biết về thông tin thanh tra này song không tiết lộ với báo chí. Tại cuộc họp báo diễn ra 2 ngày sau khi chiếc máy bay MH370 mất tích bí ẩn, ông Hussein vẫn khẳng định, chính phủ nước này không giấu giếm bất cứ điều gì.
Máy bay mang số hiệu MH370 mất tích ngày 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, mang theo 239 hành khách và phi hành đoàn. Đến nay số phận của chiếc máy bay này vẫn là một bí ẩn mặc dù chính phủ Malaysia đầu năm ngoái khẳng định máy bay đã bị rơi.
Một đội tìm kiếm quốc tế do Australia đứng đầu đã triển khai một cuộc tìm kiếm quy mô lớn chưa từng có trong ngành hàng không, với việc dò khu vực đáy biển rộng tới 120.000km2.
Sau hơn 2 năm tìm kiếm, mới đây nhóm tìm kiếm quốc tế tuyên bố họ có thể đã tìm kiếm nhầm địa điểm suốt thời gian này. Một số mảnh vỡ được xác định là của MH370 đã được tìm thấy, song đến nay vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân của thảm họa hàng không này.
Minh Phương
Theo Dailymail
Tàu cứu hộ Trung Quốc bị nghi do thám quân sự
Một tàu cứu hộ Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay MH370 bị nghi tiến nhành các hoạt động do thám hải quân Australia.
Tàu cứu hộ Đông Hải Cứu 101 của Trung Quốc. Ảnh: The Australian.
Tàu cứu hộ Đông Hải Cứu 101 của Trung Quốc, tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 từ tháng 2/2016, dành phần lới thời gian neo đậu ở cảng Fremantle, và thường xuyên có mặt tại khu vực biển phía tây, nơi có một căn cứ tàu ngầm, một trạm giám sát điện tử và một trung tâm viễn thông của hải quân Australia, theo The Australian.
Thực tế này khiến một số quan chức quân sự của Canberra cho rằng nhiều khả năng Đông Hải Cứu 101 là một tàu do thám của Bắc Kinh, tranh thủ cơ hội này để thu thập những thông tin tình báo giá trị về hoạt động của hải quân Australia và các đồng minh.
"Theo kinh nghiệm của tôi, sẽ rất ngạc nhiên nếu một tàu như Đông Hải Cứu 101 lại không có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo", một cựu sĩ quan tình báo quân đội Australia khẳng định.
Giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Australia Peter Jennings cho biết, mặc dù Đông Hải Cứu 101 không được thiết kế cho mục đích thu thập thông tin tình báo, tuy nhiên tàu này có thể quan sát và ghi chép lại hoạt động ra vào của các tàu chiến, tàu ngầm tại vùng biển tây Australia.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Báo Úc: Trung Quốc không tìm kiếm MH370 mà chỉ do thám Tàu Trung Quốc không tích cực tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích mà chỉ lợi dụng cơ hội để do thám hoạt động quân sự Úc và đồng minh. Tàu Trung Quốc tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích. Theo tờ Australian (Úc), thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu Trung Quốc nhiều khả năng đã lợi dụng...