Nguyễn Văn Chung thừa nhận khán giả nuôi nghệ sĩ bằng tình cảm
Nguyễn Văn Chung đưa ra quan điểm của bản thân xoay quanh việc khán giả có nuôi nghệ sĩ hay không gây xôn xao thời gian gần đây.
Thời gian gần đây showbiz Việt xảy ra một tranh cãi lớn khi một số người nổi tiếng cho rằng khán giả không nuôi nghệ sĩ. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều người bác bỏ vì họ giải thích nếu không có khán giả thì nghệ sĩ có được nhận show, cát-xê hậu hĩnh hay không?
Nguyễn Văn Chung chia sẻ quan điểm về mối quan hệ nghệ sĩ – khán giả. (Ảnh: FBNV)
Mới đây, trên trang cá nhân của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã có những chia sẻ về vấn đề này, anh cho biết nghệ sĩ là một nghề đặc biệt và còn có sự may mắn, nhất định phải có mối quan hệ tình cảm cùng khán giả nếu không chẳng thể đi lâu dài.
Nam nhạc sĩ khẳng định khán giả nuôi nghệ sĩ bằng tình cảm. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nguyễn Văn Chung cho rằng nghệ sĩ và khán giả có một mối quan hệ rất tình cảm chứ không phải đơn giản là người bán – người mua. Đó là nguyên nhân vì sao những nghệ sĩ có sản phẩm với chất lượng nghệ thuật cao, đôi khi rất cao, nhưng lại ít người quan tâm ủng hộ. Còn một số nghệ sĩ có phẩm thuần giải trí không có giá trị nghệ thuật nhưng vẫn được rất nhiều khán giả yêu mến, ủng hộ, bỏ tiền mua sản phẩm, mua quà, mua hoa, mua vé xem show,…Tất cả những thứ này là tình cảm chứ không phải chất lượng của món hàng.
Khán giả có quyền được tôn trọng. (Ảnh: FBNV)
Nam nhạc sĩ nói thêm: “Thường cái gì xuất phát từ tình cảm thì hành động đi kèm là chăm sóc, quan tâm, ủng hộ và có đôi chút thiên vị, châm chước, nhiều khi lại còn hơi mù quáng nữa, gọi thân thương là nuôi! Từ nuôi ở đây được diễn tả là dùng sự yêu thương của mình, thời gian của mình để ủng hộ cho đời sống của nghệ sĩ đó! Từ những và nhiều sự yêu thương đó, người nghệ sĩ đó mới được thu nhập tốt, kênh YouTube triệu view sẽ có nguồn thu tốt, bán vé có khán giả thì tăng cát-xê cao, tham gia show có rating thì tăng show, tăng tần suất được mời, tương tác Facebook cao thì có quảng cáo book và chi phí hậu hĩnh…đó là nuôi”.
Video đang HOT
Với những dẫn chứng thực tế của nhạc sĩ Nhật ký của mẹ , anh bác bỏ quan điểm của một vài nghệ sĩ trước khi cho rằng khán giả không nuôi nghệ sĩ, đây là một quan niệm chưa đúng thực tế. Nguyễn Văn Chung khẳng định: “Khán giả không nuôi nghệ sĩ trực tiếp như cha mẹ, nhưng nuôi nghệ sĩ gián tiếp bằng tình cảm và tâm sức của mình”.
Tuy nhiên nghệ sĩ cũng được nói lên những điều bản thân chưa hài lòng. (Ảnh: FBNV)
Chính vì điều này mà trách nhiệm của nghệ sĩ là mang đến những “món ăn tình thần” tốt nhất cho khán giả, sống chuẩn mực và truyền bá những quan điểm đúng đắn, có văn hoá. Còn khán giả có trách nhiệm ủng hộ và yêu mến nghệ sĩ của mình một cách văn minh nhất, tôn trọng tác quyền, bên cạnh đó còn phải khách quan, nhận thức rõ đúng sai và phê bình những nghệ sĩ chưa tốt, những sản phẩm chưa tốt.
Kết lại vấn đề Nguyễn Văn Chung cho rằng: Nghệ sĩ sai khán giả có quyền tẩy chay, khán giả sai nghệ sĩ có quyền lên tiếng trách móc nhưng không được nói “không cần khán giả”.
Nguyễn Văn Chung: 'Bỏ 15.000 USD mua coin, web sập, tôi mất hết'
Nguyên Văn Chung cho biêt cách đây vài năm anh đâu tư 15.000 USD cho môt dư án tiên mã hóa. Sau đó, trang web sâp, anh châp nhân mât sô tiên.
Tối 1/5, trên trang cá nhân, Ngọc Trinh, Kiều Minh Tuấn, Nam Thư... quảng cáo cho tiền mã hóa. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, họ nhanh chóng xóa các bài đăng. Dù đã bị xóa khỏi trang cá nhân hoặc fanpage, ảnh chụp bài đăng của các nghệ sĩ vẫn được cộng đồng tham gia FXT Token chia sẻ rầm rộ trong hàng trăm nhóm kiếm tiền online.
Các chuyên gia tài chính khẳng định FXT Token nằm trong danh sách mà Ngọc Trinh, Nam Thư, Kiều Minh Tuấn quảng bá là dự án lừa đảo, hoạt động theo mô hình đa cấp.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung có bài viết chia sẻ với Zing về bài học kinh nghiệm mất 15.000 USD vì mua coin. Anh hy vọng qua bài viết, mọi người có nhìn nhận chính xác và an toàn trước khi đầu tư vào tiền mã hóa.
Sau đây là bài viết nhạc sĩ gửi Zing :
Cách đây vài năm, khi đang khát khao, nôn nóng muốn làm giàu nhanh, tôi quyết định dùng số tiền dành dụm nhiều năm và tìm hiểu việc đầu tư. Đúng thời điểm đó, một đạo diễn giới thiệu tôi tìm hiểu đồng tiền ảo Bitconnect với những thuật ngữ như lending, lãi kép, go to the moon...
Nguyễn Văn Chung đầu tư 15.000 USD cho tiền mã hóa. Ảnh: NVCC.
Sau khi nghe lời giới thiệu của đạo diễn, tôi gửi 15.000 USD cho một leader để mua coin. Khi quyết định gia nhập, leader lập cho tôi một tài khoản trên trang web và số tiền 15.000 USD được quy thành coin, chẳng hạn 1 USD tương đương 1 coin. Mọi người trong nhóm được dẫn dắt bởi leader cực kỳ thần bí, nói rất ít. Các thành viên rất nhiệt huyết và tràn đầy niềm tin vào một tương lai tươi sáng, kiếm được nhiều tiền.
Khi đó, tôi được leader khuyến khích kêu gọi thêm khán giả, bạn bè, gia đình. Đổi lại nếu giới thiệu người, tôi sẽ được ăn % hoa hồng. Tuy nhiên, tôi không rủ rê bất cứ ai, kể cả người thân. Tôi nghĩ bao giờ mình thành công mới nên chia sẻ tới mọi người.
Khi tôi gia nhập, leader thuyết phục nếu bạn lend (tạm dịch: cho mượn) 100 triệu đồng, mỗi ngày app Bitconect giao dịch khắp nơi rồi trả tiền lợi nhuận cho bạn dao động từ 0,5 đến 1,5%, có khi ngoại lệ lên gần 3%. Uớc tính sơ sơ tôi nhận được 30%-45% lợi nhuận mỗi tháng. Như vậy, chỉ trong 3 tháng tôi lãi 100 triệu đồng và nhận lại số tiền gốc 100 triệu đồng ban đầu.
Tôi ngày đó rất ngây thơ, hồn nhiên đã ngồi nhẩm tính rằng sau 3 năm sẽ kiếm được số tiền hơn 20 tỷ đồng. Tháng đầu tiên trôi qua với chuỗi ngày hạnh phúc. Mỗi sáng dậy, tôi đều vui mừng, lòng phơi phới khi nhìn thấy số tiền trong tài khoản tăng lên.
Theo thỏa thuận ban đầu, số tiền gốc được rút sau 3 tháng còn lãi có thể rút bất cứ lúc nào nhưng họ luôn thuyết phục chúng tôi về việc quay đầu lãi mua thêm coin để nhận lợi nhuận kép.
Số tiền lãi nhảy hàng ngày, chúng tôi có 2 lựa chọn, một là rút, hai là dùng số lãi đó để tiếp tục đầu tư làm tăng số lượng coin và ăn gấp đôi lãi. Trong suốt thời gian đó, tôi không rút lãi lần nào mà tiếp tục dùng lãi đó để đầu tư. Tôi quá tin tưởng vào những lời thuyết phục của leader và theo cả sự ngây thơ của tôi nữa.
Quy định được rút vốn sau 3 tháng nhưng đến tháng thứ 2 biến động xảy ra, leader trấn an rồi tiếp tục kêu gọi mọi người đầu tư. "Hãy tin tưởng, cơn bão rồi sẽ qua" hay "Khó khăn của mọi người là cơ hội của chúng ta", leader nói kiểu như vậy. Ai cũng tin tưởng những lời nói đó nhưng tôi thì không tiếp tục đầu tư.
Nguyễn Văn Chung thừa nhận anh non nớt khi đầu tư vào tiền mã hóa mà chưa hiểu biết.
Tôi vẫn còn trách nhiệm phải gánh và tôi có quan điểm là không bao giờ để hết trứng vào một rổ. Tôi phải lo cho gia đình xong mới tiếp tục đầu tư được.
Đến tháng thứ 3, trang web sập, leader tạo ra group mới và giải thích "Bitconnect đang tiến hóa lên hình thái mới là Bitconnect X. Đây là cơ hội quá tốt". Leader một lần nữa kêu gọi mọi người cùng đầu tư vào group đó. Lúc này tôi bớt ngu một chút rồi, không chơi nữa.
Chúng rất bài bản. Khi có biến động xảy ra, chúng lập trang web mới rồi kêu mọi người chuyển sang đó. Nhưng khi chuyển sang đó, người dùng phải bù thêm tiền. Tức là chúng bào mòn tiền của mọi người.
Ngay từ đầu, tôi đã xác định chỉ bỏ ra một số tiền là 15.000 USD, chứ không bỏ thêm đồng nào khác. Do đó, khi web sập, tôi chấp nhận mất số tiền đầu tiên.
Sau này tôi suy luận ra, toàn bộ số tiền sẽ vào túi của một người đứng đầu và leader được ăn hoa hồng. Chỉ có tôi và các thành viên như bầy cừu, tin tưởng vào cái tương lai màu hồng chúng vẽ ra.
Đó là số tiền lớn, tôi lại kỳ vọng kiếm được nhiều nên khi mất đương nhiên tôi rất buồn, hụt hẫng và thất vọng suốt thời gian khá dài. Tuy nhiên, tôi coi như bài học xương máu. Tôi không nói với ai trong gia đình. Bây giờ khi chia sẻ thông tin, mọi người mới biết.
Sau này tôi thấy tiếp tục xuất hiện những trang web, hội nhóm khác. Chúng khác về giao diện, thuật ngữ... nhưng chung quy lại vẫn hoạt động theo cùng một phương thức.
Sau vụ việc trên, tôi rút ra bài học thế này. Đầu tiên, không thể có chuyện người ta trả lãi cho bạn 1% một ngày. Chỉ có đi làm công việc tốt nhất của mình, đầu tư vào những gì thực tế hoặc những gì mình biết rõ mới kiếm ra tiền an toàn.
Cũng có những người làm giàu được bằng tiền ảo, một số người giỏi, nhanh nhạy, một số người may mắn, nhưng số nhiều là lừa đảo. Tôi cũng tin tiền ảo không xấu và có thể là một phương thức thanh toán trong tương lai. Nhưng những kẻ tạo ra coin rác, rồi tạo FOMO (PV: hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ) để dẫn dụ nhiều người cùng đầu tư vào các coin rác là lừa đảo.
Sau sự việc, nhiều nghệ sĩ lên tiếng chỉ trích hành động bán rẻ uy tín để quảng cáo cho coin đa cấp của Nam Thư, Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh. Hoa hậu, doanh nhân Thu Hoài có bài chia sẻ với Zing về trách nhiệm của người nghệ sĩ khi quảng bá sản phẩm trên trang cá nhân.
"Nghệ sĩ phải luôn nhớ rằng họ chịu trách nhiệm trước niềm tin của công chúng. Đừng bán hình ảnh, danh dự, uy tín của mình khi quảng cáo coin đa cấp", Thu Hoài cho biết.
Theo Thu Hoài, khi đọc những bài đăng cổ vũ mua coin đa cấp trên trang cá nhân của nhiều nghệ sĩ Việt, bản thân cô cảm thấy rất bất ngờ. Sau khi kiểm tra, cô nhận ra việc hàng loạt nghệ sĩ đăng bài về tiền mã hóa nằm trong một chiến dịch quảng cáo. Các nghệ sĩ được đặt hàng, trả chi phí để chia sẻ thông tin trên trang cá nhân.
"Các nghệ sĩ đăng bài chia sẻ kinh nghiệm, khoe những món tiền kiếm được một cách dễ dàng và kêu gọi mọi người đổ tiền vào những đồng coin ảo. Chút uy tín từ người nổi tiếng giúp họ dễ dàng chiếm được lòng tin của đám đông. Bởi ai cũng nghĩ 'nghệ sĩ mà, làm sao lại lừa người hâm mộ'", Thu Hoài nói.
Sập bẫy tiền ảo, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cay đắng: 'Đừng chơi' "Có người sẽ nói: Ngu không chịu tìm hiểu mất tiền là đúng! Tôi đồng ý!... Riêng những ai là bạn bè và người thân, tôi chỉ khuyên 2 chữ: Đừng chơi!". Ngày 11/5, MXH xôn xao khi hàng loạt sao Việt đăng tải bài viết liên quan tới đồng tiền ảo (coin). Ngoài Ngọc Trinh, trên trang cá nhân, Kiều Minh Tuấn,...