Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm chảy máu
Tổn thương phần mềm thường xuất hiện sau khi tiếp xúc, bị tác động va đập mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tại vùng tổn thương và có thể bị chảy máu.
Đối với các trường hợp chảy máu ngoài
Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân. Nếu không có găng tay, cần dùng vải, gạc, quần áo sạch hoặc túi nylon để cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp khi sơ cứu.
Nên làm sạch vết thương nếu quá bẩn. Phải cầm máu tại chỗ càng nhanh càng tốt để hạn chế lượng máu của nạn nhân bị mất.
Cần theo dõi nạn nhân và chuyển ngay đến cơ sở y tế sau khi cầm máu.
Đối với các trường hợp chảy máu trong
Cần xác định nguyên nhân, hoàn cảnh bị thương tích nghi ngờ gây chảy máu trong. Phát hiện các dấu hiệu bất thường toàn thân của nạn nhân. Chống sốc cho nạn nhân và tìm mọi cách chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
Video đang HOT
Việc băng bó vết thương phần mềm chảy máu ngoài với mục đích bảo vệ và giữ sạch vết thương, tránh ô nhiễm từ bên ngoài, tránh cọ xát, va chạm, hạn chế mọi sự đau đớn cho nạn nhân đồng thời phải cầm máu ngay vết thương. Nguyên tắc là dùng băng để băng kín và không bỏ sót vết thương, băng phải đủ chặt, không làm ô nhiễm vết thương do những sai sót kỹ thuật và nên băng càng sớm càng tốt.
Cần lưu ý đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương. Nên thao tác kỹ thuật sơ cứu ở phía trước hoặc phía bên của nạn nhân. Không được bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở đang chảy máu. Trước khi băng nên phủ một lớp gạc vô trùng hay gạc sạch và các nút buộc cố định băng không đè lên vết thương. Sau khi băng phải kiểm tra sự lưu thông của máu khoảng 10 phút một lần để bảo đảm máu có thể nuôi dưỡng phần cơ thể bị tổn thương ở dưới băng.
Nếu các tổn thương phần mềm không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ làm cho nạn nhân bị đau, sưng nề, hạn chế vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến hậu quả cứng khớp nếu kéo dài. Vết thương chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng và tử vong. Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương và toàn thân.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo Dân trí
Đừng xem thường trẻ bị ho khi chuyển mùa
Khi trẻ bị ho, phần lớn các trường hợp đều có thể chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, cần biết những dấu hiệu nguy hiểm để chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra.
Nếu trẻ bị ho được chăm sóc tại nhà, cần bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú, không nên ngừng.
Phải tăng độ ẩm không khí trong phòng ở, đồng thời cần phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm để đưa đến cơ sở y tế.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần chú ý thêm vệ sinh mũi họng, phát hiện dấu hiệu trẻ khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. Nhịp thở nhanh của trẻ được biểu hiện tùy theo lứa tuổi:
- trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi có nhịp thở &ge 60 lần/1 phút
- trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi có nhịp thở &ge 50 lần/1 phút
- trẻ từ 1 đến 5 tuổi có nhịp thở &ge 40 lần trong 1 phút.
Nếu trẻ bị ho và phát hiện có một trong những dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:
- Tình trạng khó thở: đối với trẻ em dưới 5 tuổi có biểu hiện nhịp thở nhanh, dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tiếng thở rít, tiếng thở khò khè đối với trẻ trên 5 tuổi có biểu hiện đau ngực.
- Ho ra máu tươi hoặc đờm có máu.
- Ho ra đờm đặc.
- Ho trên 3 ngày hoặc ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần.
- Sốt cao trên 39oC.
- Bị co giật.
- Ngủ li bì, khó đánh thức.
- Không ăn uống được, trẻ bỏ bú hoặc bú ít.
- Nôn mửa nhiều.
Để phòng tránh ho cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề rửa tay. Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm do khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi bặm. Cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi...
BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo dân trí
8 'sát thủ' hàng đầu của tử cung Tử cung là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Một số hành động gây hại cho tử cung cần được biết và tránh xa để bảo vệ tử cung an toàn. Tử cung là nơi thai nhi cư ngụ và sinh trưởng, nó là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vì vậy người...