Nguyên tắc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn
Vấn đề phân phối nguồn thu tài chính giữa công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ ngày 1/10/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2022.
Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ nêu rõ, đối với công đoàn cơ sở, năm 2022, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.
Đối với công đoàn cấp trên cơ sở, nguồn thu đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn được sử dụng sau khi phân phối cho công đoàn cơ sở còn lại là 40% tổng số thu đoàn phí và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối theo quy định tại Điều 22, Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở.
Tổng Liên đoàn hướng dẫn tỷ lệ phân phối ước tính tại cấp trên cơ sở để áp dụng tỷ lệ phân phối mặc định cho Phần mềm thu kinh phí công đoàn 2% khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn. Hết niên độ tài chính, việc bù trừ giữa Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương quyết định.
Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.
Tổng Liên đoàn giao số phải nộp về Tổng Liên đoàn, số cấp hỗ trợ hoặc giao tự cân đối tại Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc trong dự toán 2022.
Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào, cấp đó được sử dụng.
Video đang HOT
Về xác định số chi dự toán tại công đoàn cấp trên, theo Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ, việc giao dự toán chi thực hiện theo Luật Công đoàn, Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các quy định của Tổng Liên đoàn, cụ thể: Chỉ tiền lương, phụ cấp dự toán theo số biên chế và lao động được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao.
Chi quản lý hành chính theo định mức của Nhà nước: Căn cứ quy định của Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm: Số chi quản lý hành chính tối đa = Số biên chế được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao x Số định mức theo quy định chung của Chính phủ.
Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động; Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động; Chi hoạt động của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở; Chi khác căn cứ theo số thực hiện năm trước (theo số quyết toán 2020) và nhiệm vụ được giao trong năm tại đơn vị.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm của Tổng Liên đoàn.
Dự phòng chi: 5%/Tổng số chi thường xuyên
Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ cũng nêu rõ, trên cơ sở xác định số chi trong năm nêu trên, nếu số chi/số thu có tỷ lệ từ 90% đến 100% thì đơn vị tự cân đối.
Số chi/số thu có tỷ lệ nhỏ hơn 90% thì đơn vị nộp nghĩa vụ về Tổng Liên đoàn theo Điều 22, Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Số chi/Số thu có tỷ lệ lớn hơn 100% thì đơn vị được cấp hỗ trợ phần chênh lệch giữa số chi và số thu.
Đối với một số đơn vị tại miền núi, hải đảo do Thường trực xem xét quyết định theo điều kiện cụ thể.
Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.
Trong tổ chức thực hiện, Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2022 theo Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ; Tổng hợp dự toán của các đơn vị trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn phê duyệt và thông báo cho các đơn vị trong tháng 01/2022.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn 2022, Hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn 2022, các quy định hiện hành về tài chính của Tổng Liên đoàn để tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Ra mắt Công đoàn Công ty cổ phần Sáng tạo Việt AKIRA
Chiều 7/4, Liên đoàn Lao động quận Long Biên phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Sáng tạo Việt AKIRA tổ chức Lễ ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn Công ty.
Công ty cổ phần Sáng tạo Việt AKIRA được thành lập năm 2019 với ngành nghề kinh doanh chính là in ấn, phụ liệu ngành may. Qua rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn quận, Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã gặp gỡ, tuyên truyền về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt tuyên truyền Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, cũng như tuyên truyền về vị trí, vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam cho người lao động Công ty, qua đó người lao động đã nhận thức được ý nghĩa của việc gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Long Biên và lãnh đạo Công ty tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty
Sau một thời gian tích cực tuyên truyền, vận động đến toàn thể người lao động trong công ty, đến thời điểm tổ chức Hội nghị, Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở công ty đã nhận được đơn xin gia nhập tổ chức Công đoàn của 10 người lao động, đồng thời đề nghị Liên đoàn Lao động quận Long Biên hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
Theo đó, Liên đoàn Lao động quận đã hướng dẫn cho đơn vị và ngày 1/3, đơn vị đã tổ chức Đại hội thành lập Công đoàn, bầu 3 đồng chí vào Ban Chấp hành Công đoàn.
Tại Lễ ra mắt Ban Chấp hành công đoàn ngày 7/4, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã công bố quyết định công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành, Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Công ty cổ phần Sáng tạo Việt AKIRA và công nhận, chuẩn y kết nạp 10 đoàn viên.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, ông Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Long Biên ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở theo phương thức mới; đồng thời cảm ơn Ban Giám đốc công ty đã quan tâm, tạo điều kiện trong việc tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Long Biên cũng nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu và giao nhiệm vụ cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty xây dựng được quy chế phối hợp giữa Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn; quy chế hoạt động của Ban Chấp hành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành, chủ động tham gia với Ban Giám đốc công ty xây dựng các quy chế về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên công đoàn, tổ chức các phong trào thi lao động giỏi; hằng năm tổ chức Hội nghị người lao động để bổ sung, điều chỉnh các quy định của Công ty, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong công ty.
Thay mặt Ban Giám đốc Công ty, ông Đinh Tiến Dũng - Phó Giám đốc công ty phát biểu cảm ơn lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận đã giúp đỡ công ty trong thời gian qua, đồng thời mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm của Liên đoàn Lao động quận để công ty và Công đoàn luôn đồng hành để phát triển. Ông cũng mong muốn Ban Chấp hành Công đoàn Công ty nhanh chóng kiện toàn tổ chức, tổ chức các hoạt động, kết nối với hoạt động chung của Công đoàn quận, quan tâm đến đời sống, động viên người lao động tốt nhất, cùng nhau hướng tới xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Thay mặt Ban Chấp hành Công đoàn Công ty, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: Việc thành lập Công đoàn công ty thưc sư la niêm mong muôn, phấn khởi của tâp thê người lao động trong Công ty. Đây là điều kiện thuận lợi tao ra môi quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đông thơi Công đoàn sẽ đây manh công tac chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đôi vơi ngươi lao đông theo quy định của pháp luật.
Sớm có dữ liệu về thị trường lao động để điều tiết tốt nhất Tình trạng người lao động rời khu vực sản xuất, di cư về quê đang đặt ra bài toán đối với công tác quản lý nhân lực, trong đó có việc chuẩn bị đội ngũ lao động cho phục hồi phát triển kinh tế. Rất đông người dân từ các vùng dịch trở về các tỉnh miền Tây, trong đó có Đồng Tháp,...