Nguyên tắc khi chăm sóc “vùng kín”
Nhiều phụ nữ hiểu biết rất tốt về cách chăm sóc da mặt trong khi rất lờ mờ về vệ sinh vùng kín, một việc rất hệ trọng với sức khỏe sinh sản.
Bạn hãy kiểm tra xem mình có thực hiện đúng như các nguyên tắc dưới đây không nhé.
Không sử dụng xà phòng bình thường khi vệ sinh vùng kín
Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.
Sữa tắm làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.
Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa.
Rửa vùng kín ít nhất 2 lần/ngày
Lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không thể, hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ẩm tẩm thuốc khử trùng. Trong nước này không có cồn gây kích thích niêm mạc, có nhiều dầu thực vật làm ẩm, có các tinh dầu thảo dược làm dịu và axit sữa giúp khôi phục cân bằng pH.
Chỉ mua loại khăn giấy có ghi rõ ràng “dùng cho vệ sinh vùng kín của phụ nữ”.
Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 giờ
Không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho băng vệ sinh dùng trong ngày hành kinh
Nếu bạn dễ bị dị ứng, hãy thiên về loại băng bình thường, không tẩm chất thơm.
Nên lưu ý số giọt in trên vỏ băng vệ sinh
Ký hiệu giọt trên vỏ băng vệ sinh không phải chỉ số ngày hành kinh mà cho biết lượng chất lỏng mà băng có thể thấm được. Loại băng rất mỏng dùng hằng ngày có ký hiệu 1 giọt, hoặc không có ký hiệu này. Các băng dùng ban đêm có ký hiệu 6 giọt hoặc ghi chữ “night”, rộng hơn loại dùng ban ngày và được thiết kế để không làm bẩn đồ lót từ tối đến sáng.
Trong những ngày hành kinh đầu tiên, khi máu ra nhiều, nên dùng loại băng có 4 giọt hoặc nhiều hơn; trong những ngày còn lại, dùng loại 2-3 giọt.
Chỉ dùng tăm-pông trong những ngày hành kinh đầu tiên
Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Những chất độc do vi khuẩn đó tiết ra có thể thâm nhập hệ tuần hoàn, gây sốc nhiễm độc
Video đang HOT
Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung.
Hạn chế đồ lót dạng dây
Các chuyên gia phụ khoa đang phàn nàn nhiều nhất về loại quần lót kiểu dây vốn là mốt hiện nay. Với một số người, loại đó đẹp và gợi tình; nhưng khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.
Theo VNE
Ưu - nhược điểm của các biện pháp tránh thai phổ biến
Có rât nhiêu biên pháp tránh thai, môi loại có những ưu và nhược điêm khác nhau.
1. Vòng tránh thai
Vòng tránh thai hay dụng cụ tử cung là dụng cụ nhỏ làm bằng chất dẻo và đồng được đặt vào trong tử cung.
Ưu điêm:
- Có tác dụng lâu dài (5 - 10 năm).
- Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn.
- Có hiêu quả tránh thai lên tới 98%.
Nhược điêm:
- Có thể bạn cảm thấy hơi đau trong vài ngày đầu sau khi đặt dụng cụ tử cung.
- Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng.
- Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu.
- Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung.
- Không giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
2. Bao cao su
Bao cao su là môt dụng cụ có dạng hình trụ bằng màng mỏng - thường làm bằng bao cao su và được lồng vào dương vật đã cương cứng khi có hoạt động tình dục.
Ưu điêm:
- Không đòi hỏi phải kê đơn hoặc khám bác sĩ.
- Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Nhược điêm:
- Làm gián đoạn hoạt động tình dục.
- Luôn phải có sẵn bao cao su trước khi có quan hệ tình dục.
- Môt sô người có thê bị dị ứng với cao su.
3. Thuôc uông tránh thai hàng ngày
Thuôc uông tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của 2 loại hormone: Progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp); loại thứ 2 chỉ chứa progestin.
Ưu điểm:
- Hiệu quả tránh thai hài lòng nhất (tỉ lệ thất bại chỉ bằng so với sử dụng vòng tránh thai).
- Ít tác dụng phụ. Hiện có nghiên cứu còn chỉ ra rõ rằng, thuốc tránh thai đường uống có tác dụng phòng chống ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng, đồng thời không tăng thêm nguy cơ ung thư tuyến sữa.
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ chủ yếu là ở hệ thống tim mạch, làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và nguy cơ tắc động mạch.
- Ngoài ra, phải uống hàng ngày vào môt giờ nhất định nên khá phiền phức, nêu quên làm cho viêc tránh thai thất bại.
- Môt sô người có thê gặp các triêu chứng như đau đâu, buôn nôn, chóng mặt, rôi loạn kinh nguyêt trong thời gian đâu sử dụng thuôc.
- Không có tác dụng phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
4. Thuôc uông tránh thai khân câp
Là loại thuốc có progestine liều cao, có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai.
Ưu điêm:
- Có hiệu quả khả cao sau khi giao hợp mà không sử dụng một biện pháp phòng tránh nào hoặc thât bại khi sử dụng các biên pháp khác như: quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, tính sai ngày an toàn, dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) bị tuột, bao cao su bị rách hoặc thủng...
Nhược điêm:
- Thường gây tác dụng phụ mạnh như buồn nôn, nôn, rong huyết, kinh nguyệt bất thường, cương vú, đau đầu, chóng mặt... nhưng thực ra không có hại vì nó ra khỏi cơ thể rất nhanh.
- Không được sử dụng như môt biên pháp tránh thai thường xuyên, dùng nhiêu sẽ càng giảm hiêu quả.
- Thuốc không phòng tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
5. Thuôc tiêm tránh thai
Thuốc tránh thai tiêm hiện thông dụng ở nước ta là loại nội tiết chỉ có progestin (không có thành phần oestrogen như viên thuốc uống tránh thai kết hợp), có tên gọi depoprovera. Mỗi mũi tiêm bắp có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng.
Ưu điêm:
- Có tác dụng tránh thai rất cao, thuận tiện cho người không có điều kiện uống thuốc tránh thai hằng ngày.
- Phù hợp với người mong muốn áp dụng một biện pháp tránh thai dài ngày và có hiệu quả cao.
- Không còn ảnh hưởng xấu tới thai nhi nếu thụ thai sau khi đã ngừng sử dụng biện pháp.
Nhược điêm:
- Thuốc làm teo niêm mạc tử cung nên có thể dẫn đến vô kinh hoặc rong kinh, rong huyết.
- Các tác dụng phụ khác có thê là đau nhẹ ở vú, lợm giọng, buồn nôn. Các tác dụng phụ kể trên thường xảy ra sau mũi tiêm đầu tiên.
- Sau khi ngừng thuốc, thời gian để có thai trở lại chậm hơn so với các loại thuốc viên tránh thai uống trung bình từ 2 đến 4 tháng, có khi tới 6 tháng.
Theo VNE
Tôi quen ngủ khỏa thân, thế có tốt không? Thói quen ngủ trần không những khiến cơ thể thoải mái, giảm bệnh tật ở đường tình dục mà còn tăng sự khăng khít giữa hai vợ chồng. Theo các chuyên gia y tế, sau một ngày làm việc mệt mỏi, tốt nhất bạn nên ngủ trần để giúp dương khí luân chuyển dễ dàng, giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, để ngủ...