Nguyên tắc ăn uống phòng trị cao huyết áp
Để phòng chữa tăng huyết áp, không nên ăn cà và dưa muối, không uống nước chè đặc mà thay bằng nước chè xanh, sữa đậu nành.
Nguyên tắc ăn hợp lý để phòng ngừa huyết áo cao là ít natri, giàu canxi, magiê, vitamin, các chất vi lượng, các chất chống ôxy hóa
- Hạn chế muối ăn (natri clorid), giảm mì chính (natri glutamat). Lượng muối ăn và mì chính dưới 6 g mỗi ngày, người bị phù, suy tim ăn ít hơn 2-4 g.
- Bỏ thức ăn muối mặn như cà, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp….
- Ăn nhiều quả để có nhiều chất chống ôxy hóa, kali.
- Ăn nhiều chế phẩm từ đậu nành.
Chế độ ăn hợp lý giúp phòng, điều trị huyết áp. Ảnh: H.N.
Hạn chế thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần
- Bỏ rượu, cà phê, nước chè đặc.
- Tăng thức ăn, nước uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như canh lá vông, ngó sen, chè sen vông…
Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý
Tổng nhu cầu năng lượng trong ngày 30-35 kcal trên mỗi kg thể trọng một ngày. Người thừa cân, béo phì có thể tính mức năng lượng theo mức BMI như sau:
Video đang HOT
BMI: 25-29,9, năng lượng cơ thể cần 1.500 kcal mỗi ngày.
BMI: 30-34,9, năng lượng bổ sung 1.200 kcal mỗi ngày.
BMI: 35-39,9, năng lượng đưa vào 1.000 kcal mỗi ngày.
BMI từ 40 trở lên, năng lượng cần thiết 800 kcal mỗi ngày.
- Đạm: Khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần, nếu không bị suy thận. Dùng nhiều protein thực vật như đậu đỗ, nếu bị suy thận nên giảm 0,4-0,6 g trên mỗi kg cân nặng một ngày tùy theo mức độ suy thận.
- Ăn ít đường, bánh kẹo ngọt, tốt nhất là ăn chất bột từ các hạt ngũ cốc và khoai củ.
- Chất béo: 15-20% năng lượng khẩu phần. Ăn ít mỡ, bơ, tốt nhất dùng dầu từ cá, đậu nành, lạc vừng, dầu hướng dương. Người béo nên ăn ít dầu mỡ hơn. Bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, thận và ăn ít trứng.
- Chất khoáng, vi lượng, vitamin: Ăn đủ yếu tố vi lượng và vitamin, đặc biệt là vitamin C, E, A có nhiều trong rau, quả, giá, đậu đỗ và các vitamin nhóm B: B12, B6, acid folic.
- Thức uống: Nước chè xanh, chè sen vông, chè hoa hòe, sữa đậu nành, nước ngô luộc, nước rau luộc là thích hợp nhất vừa lợi tiểu an thần, vừa hạ huyết áp.
Hà An
Theo Vnexpress
Chuyên gia ATVSTP "chỉ tận tay, day tận mặt" những thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Nhưng bên cạnh đó còn có một số thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu mà nhiều người không hề hay biết.
Nhiều năm trở lại đây, vấn nạn thực phẩm bẩn đã khiến không ít người điêu đứng và hơn bao giờ hết "bệnh từ miệng mà ra". Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Nhưng bên cạnh đó còn có một số thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu mà nhiều người không hề hay biết. Đó là những thực phẩm nào?
PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) sẽ chỉ ra cho chúng ta nắm rõ top thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu, càng tránh tiêu thụ càng nhiều bạn sẽ càng có được nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Thực phẩm ở dạng chiên, rán, nướng
Những món ăn chiên, rán, nướng rất hấp dẫn và được người Việt ưa chuộng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Theo PGS.TS Trần Đáng, các loại thực phẩm ở dạng chiên, rán, nướng như thịt, cá, đùi gà, đậu phụ rán giòn sẽ sinh ra amin dị vòng gây đột biến gen. Từ đó sẽ gây ung thư, nhất là các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa.
Chuyên gia đặc biệt lưu ý: "Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán lại đổ thêm dầu mỡ vào sẽ làm tăng nhiệt độ đột ngột". Những loại thực phẩm này được đun nấu ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra benzopyren bencanthraxen, gây ung thư đường tiêu hóa. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì, trứng, bắp rang, thực phẩm giàu carbonhydrat xử lý ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide, gây ung thư vú, thận.
Mỡ động vật; dầu mỡ đun nóng
"Mỡ động vật như mỡ lợn là chất đốt với khối u đang phát triển. Chúng gây tăng axit mật ở ruột già, các axit mật làm thay đổi tế bào một cách không điển hình, ức chế quá trình biệt hóa niêm mạc ruột gây ung thư. Ăn nhiều mỡ động vật có thể làm suy giảm hệ miễn dịch vì chứa nhiều axit béo omega-6", PGS.TS Trần Đáng nói.
Cũng theo vị phó giáo sư này, mỡ là tiền chất tạo ra hormone steroid như estrogen, kích thích phát triển các cơ quan liên quan như tuyến vú, tử cung, tuyến tiền liệt, khiến những khu vực này dễ bị ung thư. Dầu mỡ đun nóng có nguy cơ gây ung thư phổi do chất carcinogen bốc hơi lên. Mỡ động vật sử dụng hàng ngày còn khiến bạn dễ bị ung thư ruột, đại tràng, trực tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến.
Thịt đỏ
Có thể nói, trong các loại thịt để ăn hàng ngày, người Việt vẫn chuộng thịt lợn hơn cả vì giá thành vừa phải lại cung cấp dinh dưỡng đảm bảo cho cả gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt lợn nạc bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao.
"Thịt đỏ có hàm lượng sắt cao, tăng xúc tác men tổng hợp NO từ Arginin, tăng xúc tác biến Nitrat thành Nitrit. Khi Nitrit kết hợp axit amin tạo thành Nitrosamin, gây ung thư ruột, đại tràng, trực tràng", PGS.TS Trần Đáng giải thích. Đó chính là lý do vì sao giới chuyên gia vẫn khuyên chúng ta không được ăn quá 700 g thịt đỏ mỗi tuần.
Dưa muối
Ăn mặn có nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 2 lần so với người khác. Dưa muối còn cay và dưa khú có hàm lượng Nitrit còn cao, vào dạ dày dễ tạo ra Nitrosamin gây ung thư. Đặc biệt thói quen của người Việt là ăn kèm dưa hành với các món mặn có hàm lượng đạm và protein cao khiến nguy cơ này càng ở mức cao hơn.
Thực phẩm nhiễm nấm mốc
Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Ngũ cốc, nho thối, rượu vang, cà phê, quả khô, một vài loại thịt động vật bị nhiễm độc tố Ochratoxin gây ung thư thận, gan. Ngô, gạo bị mốc có thể nhiễm độc tố Fumonisin của nấm mốc có thể gây ung thư gan, ung thư thực quản.
Thực phẩm ô nhiễm hóa chất
Theo PGS.TS Trần Đáng, rau quả còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thịt gia cầm, gia súc, thủy sản còn tồn dư thuốc tăng trọng, thực phẩm bị ô nhiễm do thôi nhiễm hóa chất độc từ bao bì, dụng cụ chế biến, bao gói khi ăn vào đều là nguy cơ gây ung thư.
Thực phẩm ô nhiễm hóa chất từ môi trường đất, nước, không khí, thực phẩm nhiễm dioxin như cá, tôm, cua, sò, sữa, trứng cũng không loại trừ nguy cơ mắc bệnh mãn tính này. Đốt rác, than, dầu, xăng mà nhiễm vào thực phẩm, thủy sản nhiễm bẩn do nước sông ô nhiễm, nước có mực in, hóa chất từ các nhà máy công nghiệp... sẽ gây quái thai và ung thư.
Nước uống khử trùng bằng chlor
PGS.TS Trần Đáng cho biết, nước có nhiều chất hữu cơ, khi cho chlor vào có thể tạo thành chloroacettonitrit (dễ tích tụ ở đường tiêu hóa và tuyến giáp trạng, có thể gây ung thư) và trihalomethan (cũng là một chất gây ung thư).
Theo Helino
Hai vợ chồng bị ngộ độc nghi do uống rượu ngâm lá thuốc Sau khi cùng nhau uống rượu ngâm, người vợ mệt và đau đầu, còn người chồng nằm bất động. Hai vợ chồng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong tình trạng nguy kịch. Khi vào viện hôm 14/9, người chồng đã tử vong, vợ có biểu hiện ngộ độc nặng. Các bác sĩ cấp cứu, hồi...