Nguyên tắc “3 tránh, 3 không” khi sử dụng dầu hào để không làm hỏng hương vị món ăn
Nếu không muốn làm hỏng hương vị món ăn, ảnh hưởng tới sức khỏe, mọi người cần phải lưu ý một số điều khi sử dụng dầu hào.
Dầu hào không chỉ đơn thuần là một loại dầu, nó được làm từ con hàu sống nấu chín ép lấy nước cốt cô đặc, sau đó thêm một số nguyên liệu khác vào cùng, được phát minh bởi Li Jinshang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1888. Dầu hào thơm ngon, đậm đà, có độ dẻo cao và ngày càng được nhiều người trên thế giới yêu thích.
Dầu hào được mệnh danh là “sữa biển”, ngoài 5% đến 8% protein thô, nó còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau như canxi, vitamin, 18 loại axit amin, trong đó có tới 8 loại cần thiết cho cơ thể người. Sản phẩm này cũng là lựa chọn hàng đầu cho những người thiếu kẽm.
Dầu hào được sử dụng chủ yếu để làm tăng thêm hương vị của món ăn. Bột ngọt hay tinh chất gà cũng đều có nguồn gốc từ axit glutamic, nhưng phương pháp sản xuất và nguyên liệu của dầu hào hoàn toàn khác biệt, do đó cách sử dụng cũng khác nhau. Người nấu không thể tùy tiện khi nấu nướng, nếu không sẽ không những không đạt được mục đích làm tăng độ tươi ngon của món ăn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần phải ghi nhớ “3 tránh, 3 không” sau đây mỗi khi sử dụng dầu hào.
“3 tránh” khi sử dụng dầu hào
Các món ăn cay chủ yếu nhấn mạnh vào vị cay, nếu cho thêm dầu hào sẽ làm thay đổi khẩu vị, trở nên kỳ cục và bị ngấy.
1. Tránh sử dụng cho món kho, chua ngọt
Bất kể là món om, kho hay món chua ngọt đều phải cho đường nên về nguyên tắc, không nên dùng dầu hào với đồ chua ngọt vì sẽ làm mất vị ngon của dầu hào. Nếu cho dầu hào vào sẽ bị thừa, mất chất và mất vị ngon, hương vị cũng trở nên rất khó chịu.
2. Tránh sử dụng cho các món rau củ muối chua
Các món rau củ muối chua như dưa chuột, bắp cải, củ cải đều có hương vị rất ngon và được nhiều người yêu thích. Có một số người dù là nấu bất kỳ món ăn nào cũng đều thêm dầu hào vào vì có thể rút ngắn thời gian kho dưa chua, nhưng lại khiến cho món ăn có vị chua, cay, ngọt rất kỳ lạ, vô tình làm hỏng cả món ăn.
3. Tránh sử dụng cho các món cay
Video đang HOT
Các món ăn cay chủ yếu nhấn mạnh vào vị cay, nếu cho thêm dầu hào sẽ làm thay đổi hương vị món ăn và khiến bạn bị ngấy.
“3 không” khi sử dụng dầu hào
Những người có cơ địa dị ứng với hải sản tuyệt đối không nên dùng dầu hào. (Ảnh: BBC)
1. Không ăn dầu hào nếu bảo quản không tốt
Có thể nhiều người không để ý, lọ dầu hào thường có ghi “Để nơi thoáng mát sau khi mở nắp”. Nguyên nhân là do dầu hào rất dễ bị biến chất nếu để ở những nơi có nhiệt độ cao, có nắng. Vì vậy, sau khi sử dụng, nên để nơi thoáng mát hoặc cất vào tủ. Nếu dầu hào đã quá hạn sử dụng thì tuyệt đối không nên tiêu thụ.
2. Người bị dị ứng với hải sản không ăn dầu hào
Thành phần chính của dầu hào được chiết xuất từ hàu hoặc sò sống. Vì vậy, những người có cơ địa dị ứng với hải sản tuyệt đối không nên ăn dầu hào, dù hàm lượng không nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
3. Người có tình trạng tiêu hóa kém không nên ăn
Hàu là thực phẩm có tính lạnh, những người có đường tiêu hóa kém tốt nhất nên tránh, nếu không sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Dầu hào là một loại gia vị thơm ngon giúp tăng hương vị của món ăn nhưng vì để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bà nội trợ nên nhớ kỹ các điều trên.
Thêm một cách chế biến thịt lợn thơm nức mũi, ăn hoài không ngán
Nếu bạn đã quá chán với món thịt lợn luộc, áp chảo hay kho thì có thể làm thử thịt hấp kiểu này, đảm bảo thơm ngon vô cùng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500g thịt ba chỉ
- 100g gạo
- 1 mảnh quế
- 2 hoa hồi
- 3 tép tỏi
- 30ml nước tương
- 15ml rượu nấu ăn
- 15ml dầu hào
- 8g đường
- Một ít muối, hành lá thái nhỏ
Cách làm
- Bước 1: Cho gạo vào chảo, thêm hoa hồi và quế vào rang cho đến khi gạo chín ngả vàng là được. Để gạo nguội sau đó bỏ quế và hồi ra, đổ gạo vào cối xay đồ khô của máy xay sinh tố. Xay vụn gạo (không xay mịn).
- Bước 2: Thịt ba chỉ sơ chế sạch, để ráo nước rồi thái thành lát vừa ăn.
- Bước 3: Cho dầu hào, rượu nấu ăn, nước tương, đường, chút muối vào thịt trộn đều. Ướp thịt khoảng 1 giờ trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 4: Thịt sau khi ướp, cho ra thố rồi thêm 2 thìa nước lọc lên trên bề mặt thịt sau đó đổ bột gạo đã xay vào trộn đều sao cho gạo bám đều từng miếng thịt.
- Bước 5: Đặt thố thịt vào nồi hấp, hấp sôi ở lửa vừa trong khoảng 1 tiếng là thịt chín mềm. Thêm chút hành lá lên trên là xong.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Cách xào mực ngon không tanh, không ra nước Mùi tanh và khi chế biến ra nước là điều mà nhiều người gặp phải và cảm thấy khó chịu khi xào mực. Cùng học cách xào mực thơm ngon và ráo nước. Cách mua mực ngon: Đối với hải sản nói chung, món mực nói riêng, điều tiên quyết để món ăn ngon là phải chọn mua được nguyên liệu tươi sống...