Nguyên quan chức Quốc hội: “Đừng đánh đồng mại dâm với nghề giáo”
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu nói, bà không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề bởi như vậy là đánh đồng với các nghề cao quý như nghề giáo, nghề y.
Như Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, hiện tượng “ gái gọi sinh viên” đang diễn ra và có xu hướng phát triển. Chính điều này đã khiến cho tệ nạn mại dâm thêm khó giải quyết và dẫn đến những hậu quả khó lường về mặt xã hội. Trước thực trạng đó, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Chưa bao giờ sinh viên lại không khó khăn
Khi được hỏi về những lý do mà các gái mại dâm sinh viên đưa ra để lý giải cho hành vi bán dâm của mình, bà Thu cho biết: “Tôi cho rằng chưa bao giờ cuộc sống sinh viên lại không khó khăn cả (trừ số ít gia đình khá giả, sinh viên đó không gặp nhiều khó khăn thôi).
Nói chung qua nhiều thời kỳ, để sau khi ra trường trở thành một người có ích cho xã hội, các sinh viên đã phải trải qua rất nhiều cực khổ nhưng không phải ở thời đại nào sinh viên cũng đi “bán trôn nuôi miệng” như nhiều trường hợp xảy ra mà báo chí đã đưa tin.
Ở đây, tôi nghĩ chiều hướng phẩm chất đạo đức có sự xuống cấp hơn là về vấn đề kinh tế vì hiện nay các sinh viên thuộc diện kinh tế khó khăn đều được Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn. Nhiều sinh viên khó khăn đã sẵn sàng chấp nhận làm nhiều việc như đi bán hàng, rửa bát đũa, đi gia sư, làm xe ôm… để kiếm thêm tiền học chứ đâu có đi làm gái mại dâm.
Mà tôi nghĩ những sinh viên đi làm gái mại dâm chưa chắc đã là do đời sống khó khăn mà đi làm gái mại dâm, có thể là do tính ham chơi, đua đòi, đi làm gái mại dâm để có tiền tiêu xài, sắm hàng hiệu… thoải mái. Đó là những người không quý trọng nhân phẩm của mình .
Tôi cũng rất buồn khi nghe tin cả những hoa khôi, hoa hậu, người mẫu đi bán dâm. Điều đó cho thấy giá trị đạo đức xã hội trong một bộ phận giới trẻ đang bị xuống cấp trầm trọng”.
Video đang HOT
Bà Hoài Thu nói tiếp về những sinh viên làm gái gọi: “Có thể có số ít những người vì hoàn cảnh khó khăn mà họ đã chấp nhận đi làm gái mại dâm 1 – 2 năm rồi từ bỏ con đường ô nhục đó để hoàn lương thì họ cũng sẽ trở thành những người lương thiện.
Hiện trường một vụ sinh viên bán dâm mới bị phá trong tháng 6/2012 (Ảnh: Truyền hình An ninh).
Tuy nhiên với những sinh viên thích đi làm gái mại dâm vì kiếm được tiền một cách dễ dàng, không phải lao động vất vả thì chưa chắc đã mong muốn hoàn lương. Họ sẵn sàng chấp nhận lối sống buông thả không biết đến ngày mai ra sao”.
“Không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề”
Khi được hỏi về việc công khai danh tính của những người mua dâm, bà Hoài Thu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ những việc làm theo pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm: thông báo danh tính của người mua dâm về cơ quan làm việc, về địa phương nơi người mua dâm sinh sống…
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cân nhắc kỹ để làm sao việc thông báo danh tính vừa mang tính răn đe, vừa ngăn ngừa tệ nạn xảy ra chứ không phải là để cho gia đình người mua dâm bị ảnh hưởng”.
Trước ý kiến cho rằng không nên công khai danh tính người mua dâm để tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người đó, bà Hoài Thu cho rằng: “Nếu người mua dâm không muốn bị công khai danh tính như quy định thì đừng có đi mua dâm. Mà làm sao họ lại sao có thể vừa muốn lén lút đi mua dâm vừa có một gia đình hạnh phúc? Thật tham lam!”.
Cô gái gọi từng là sinh viên tên H. tiết lộ những bí mật về giới mại dâm sinh viên
Bà Hoài Thu cũng cho biết bà không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề bởi như vậy là đánh đồng với các nghề cao quý như nghề giáo, nghề y.
Có người nói đó không phải là một nghề vì không có trường đào tạo, không ai cấp bằng, nâng cao tay nghề… nhưng người ta sống bằng hoạt động đó thì cũng cứ coi là một nghề. Nói như vậy là không ổn. Hành vi đó không chỉ làm băng hoại đạo đức xã hội mà còn băng hoại hạnh phúc của từng gia đình Việt Nam.
Về những biện pháp để giải quyết thực trạng “gái gọi sinh viên”, bà Hoài Thu cho biết: “Vấn đề tuyên truyền giáo dục cũng cần phải được chú trọng một cách đặc biệt. Bây giờ phải giáo dục từ gia đình chứ đổ hết cho xã hội là không được. Bản thân gia đình cũng phải giáo dục con em họ.
Giải quyết vấn đề đó đi đôi với giải quyết vấn đề cuộc sống là việc tăng cường hỗ trợ những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Đừng để cho sinh viên dựa vào cớ “nghèo” mà lại đi bán dâm lấy tiền “ăn học”…”.
Theo GDVN
Các trường ĐH nói về nghi án mại dâm của các giáo viên,ca sĩ tương lai
"Có một số nữ sinh viên hiện nay suy nghĩ tình dục không phải là cái quá cao quý đối với chồng hay gia đình nên dẫn đến hiện tượng đi làm gái mại dâm"...
Con sâu làm rầu nồi canh
Với muôn vàn lý do được đưa ra khi bị bắt vì tội mua bán dâm, các cô sinh viên đi làm gái gọi thực chất luôn tìm cách biện minh cho chính những hành động sai trái của mình. Đó là những con "sâu" làm hỏng cả "nồi canh" là hai từ "sinh viên" cao quý - những người trí thức sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.
Nhận xét ở góc độ xã hội học về vấn đề sinh viên đi làm gái gọi, TS. Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định: "Cụm từ "mại dâm sinh viên" không có gì quá mới lạ trong cuộc sống hiện nay. Thực tế, từ thời bao cấp cũng đã có hiện tượng và cụm từ mại dâm sinh viên này. Tuy nhiên, đáng báo động là hiện nay, một số nữ sinh viên lại cho rằng, tình dục không phải là cái quá cao quý đối với chồng tương lai hay gia đình nên dẫn đến hiện tượng một số sinh viên làm gái mại dâm dù biết là cả xã hội kì thị. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, đôi khi việc nghèo khổ cũng là nhân tố dẫn đến việc sinh viên đánh mất mình và đi bán dâm. Nhưng đó chỉ là một vấn đề, một mắt xích nhỏ mà các cô gái gọi sinh viên biện minh, đối phó mỗi khi họ bị bắt...".
Một số nữ sinh viên đang có những suy nghĩ lệch lạc trong cuộc sống
Trong khi đó, ở góc độ là một nhà tâm lý học nổi tiếng từng tư vấn cho rất nhiều trường hợp và có nhiều năm giảng dạy ở bậc Đại học, nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa có một cách nhìn khác, ông cho rằng: "Những trường hợp gái gọi sinh viên bị bắt thực chất cũng chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh". Đó là chưa kể không ít gái mại dâm giả danh sinh viên để có giá trị hơn với khách. Nếu hiểu sai có thể làm tổn thương hai tiếng "sinh viên" và có một cái nhìn sai lệch về nữ sinh viên cũng như các trường đại học nghiêm túc. Số sinh viên chấp nhận làm gái gọi, theo tôi nếu có cũng rất ít, có thể chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp nhưng đó là hiện tượng quá chua chát bởi vì sinh viên là người có học, ít nhiều đều biết suy nghĩ. Họ đang chịu đựng kham khổ học hành để có được một chỗ đứng đàng hoàng trong xã hội, để trở thành cử nhân, có một cái nghề và được mọi người tôn trọng, có cuộc sống hạnh phúc, gia đình tự hào. Vậy mà, nếu họ đi làm gái mại dâm thì đó là cái "nghề" bán thân nuôi miệng, xấu xa nhất, đáng hổ thẹn nhất mà người ta gọi một cách khinh miệt là "làm đĩ". Không một người yêu hay người chồng nào thông cảm với điều này. Tức là họ tự hủy hoại nhân cách của mình, hủy hoại hạnh phúc tương lai của mình, khi mà đang học hành phấn đấu miệt mài để có một nhân cách.
Hai quá trình ấy đi ngược chiều nhau, triệt tiêu nhau. Vì thế nó rất chua chát. Nó là một bi kịch rất đau lòng. Có thể những người làm như vậy chưa ý thức được hết cái giá rất đắt mà họ sẽ phải trả cho cả cuộc đời mình còn đang ở phía trước, với bao hy vọng hạnh phúc, tương lai".
Đừng đổ lỗi tất cả cho sinh viên
Lý giải về hiện tượng một số nữ sinh viên mặc dù được ăn học đàng hoàng nhưng vẫn làm những công việc bị xã hội kì thị nhất, TS. Lưu Hồng Minh cho rằng cần phải nhìn ở nhiều góc độ, đôi khi không hẳn đã là lỗi tất cả của các cô gái gọi sinh viên: "Hiện nay, việc sinh viên đi làm thêm rất nhiều. Công việc của các em không ai giống ai, mỗi công việc có một đặc thù riêng. Phần lớn các sinh viên đi làm rất dễ bị lôi kéo. Mặc dù có là sinh viên đứng đắn, nhưng trong đó có nhiều sự móc nối của nhiều kẻ xấu, họ tìm đến sinh viên để lôi kéo bằng được tham gia vào hoạt động mại dâm. Các đường dây này thường móc nối rất kín, chúng ta rất khó có thể để biết được các sinh viên này đang làm nghề như vậy".
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa tất cả các nữ sinh viên hiện nay rất dễ bị cám dỗ trước vòng xoáy của kim tiền trong thời đại mở cửa. Vẫn còn đó rất nhiều sinh viên làm những công việc chân chính để nuôi dưỡng ước mơ của mình, chia sẻ về điều này, nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết: "Ở nước nào cũng thế, sinh viên là lớp người nghèo nhất trong xã hội, đơn giản vì họ chưa làm ra tiền, sống phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của gia đình. Ở nông thôn, nhiều nhà cố gắng cho con ăn học đến đại học nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gửi cho con mỗi tháng 1 triệu đồng cũng là cố gắng lắm. Tôi đã gặp nhiều sinh viên vừa học vừa đi làm gia sư, phụ việc rửa bát ở các hàng quán, đi bán hàng thuê, thậm chí phục vụ người già ốm yếu tại nhà ... chẳng việc gì kiếm được đồng tiền chính đáng mà sinh viên không làm. Số người này khá nhiều, có lắm em lấy làm xấu hổ, giấu giếm rất giỏi, không muốn cho ai biết, kể cả thày cô giáo. Nhưng thực ra lao động của các em đáng được cảm thông và trân trọng".
Cáo mượn oai... hùm
Trước thực trạng đau lòng về các nữ sinh viên bán thân để nuôi miệng hoặc thậm chí chỉ để phục vụ cho việc ăn chơi trác táng nhiều hơn là việc học, không ít trường hợp các cô gái gọi chuyên nghiệp đã lợi dụng đặc điểm này để "gắp lửa bỏ tay người" và làm giá khi tự nhận là sinh viên trường này trường khác. Không ít những vụ bắt giữ thời gian gần đây, ngay chính các cơ quan chức năng cũng đau đầu vì hiện tượng các cô gái gọi khai vanh vách là sinh viên Đại học nhưng đến xác minh thì toàn là... thông tin vịt.
"Chúng tôi đã nhận được thông tin về trường hợp gái mại dâm nhận là sinh viên của trường. Trước đó, phía công an đã đến điều tra làm rõ như trong hồ sơ mà các cô gái khai nhận. Tuy nhiên, trong trường lại không có một cô sinh viên nào có danh tính như vậy. Việc khai man tên trường không những là thông tin khai báo không đúng sự thật mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của trường. Thời gian gần đây, tất nhiên cũng có một số gái gọi khi bị bắt họ đã mượn danh trường để nhằm thoát thân. Có một số trường hợp trước, họ từng là sinh viên của trường nhưng hiện tại đã ra trường thì việc quản lý đó không thuộc của trường nữa", Đại tá Đặng Hùng Thắng, Trưởng phòng tham mưu hành chính, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cho biết.
Không ít trường hợp gái gọi chuyên nghiệp giả danh sinh viên xịn để làm giá khách làng chơi. Chính những đối tượng này cũng đang góp phần không nhỏ làm hoen ố hình ảnh sinh viên.
Trao đổi thêm về vấn đề có thông tin về sinh viên của trường đi bán dâm, bà Phùng Thị Việt Hương, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh lại khẳng định: "Từ trước đến giờ chúng tôi chưa nhận bất kì một công văn về vấn đề mại dâm của sinh viên cả. Tôi trực tiếp phụ trách việc quản lý sinh viên nên nắm được thông tin cụ thể nhất. Có nhiều lần tôi đã từng nghe đến việc có sinh viên trong trường nhưng cũng chỉ là những lời đồn đại".
Hay như trường hợp có sinh viên của trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương bị bắt vì tội mua bán dâm, chúng tôi đã tìm gặp ông Hoàng Kim Nam - Trưởng phòng công tác sinh viên trường Sư Phạm mẫu giáo Trung ương để làm rõ, ông Nam mới "ngã ngửa", ông khẳng định: "Rất nhiều lần các đồng chí Công an cũng đã đến làm việc với chúng tôi nhưng không có kết quả. Có thể các đối tượng này là học viên ở các trung tâm liên kết đào tạo với trường ở các tỉnh. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ quản lý dựa trên văn bản còn trực tiếp là ở dưới cơ sở mới quản lý được hết".
Thực tế, hiện nay vấn đề mại dâm vẫn đang là một đề tài nóng bỏng và đặc biệt với hiện tượng mại dâm trong giới sinh viên càng nóng hơn bao giờ hết. Từ những vụ mua bán dâm được xác định có sinh viên tham gia do các cơ quan chức năng phanh phui ra, không thể nói là không có sinh viên đi làm gái gọi dù số đó là rất ít. Rõ ràng, mại dâm sinh viên là một hiện tượng đáng lo ngại và trách nhiệm không chỉ riêng từ phía các nữ sinh viên trẻ.
"Tôi nghĩ rằng các trường đại học nên quan tâm hơn đến việc giúp sinh viên nhận thức được về vấn đề mại dâm vì cho dù có được tấm bằng đại học nhưng nếu nhân cách không còn thì làm sao họ đảm nhiệm được cái vị trí mà xã hội sẽ trao cho họ với tất cả niềm tin? Nếu nhận thức được như vậy, sinh viên sẽ không sa ngã vào vũng bùn của sự sa đọa để đổi lấy những đồng tiền nhơ bẩn mà người đau lòng nhất trước hết là cha mẹ họ...", nhà tâm lý học Trịnh Trung Hòa nhận định.
Theo GDVN
Gái gọi sinh viên trên web đen chỉ hàng rởm Khách làng chơi có thể dễ dàng kiếm một loại "hàng" đặc biệt mang "bí danh": Gái gọi sinh viêntrên các web đen nổi tiếng nhưng không thể có được "hàng xịn". Chỉ cần mò mẫm vào các web đen nổi tiếng, không khó để khách làng chơi có thể kiếm một loại "hàng" đặc biệt mang "bí danh": Gái gọi sinh viên....