Nguyễn Nhựt Trường: ‘TikTok thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi’
Cơ duyên TikTok đã giúp Nguyễn Nhựt Trường thay đổi nhiều điều tích cực trong cuộc sống của mình. Giúp chàng trai 2000 ở hiện tại biết cách yêu thương bản thân cũng như nhận được tình yêu thương của cộng đồng.
Duyên gắn bó với TikTok
Nguyễn Nhựt Trường sinh năm 2000, sau khi tốt nghiệp cấp 3, em từng phụ một người anh công việc ở tiệm bán, sửa chữa điện thoại. Sau một thời gian gắn bó với cửa hàng, Trường quyết định xin nghỉ để làm việc tại một công ty với đồng lương ít ỏi chỉ đủ chăm sóc bản thân.
Vào thời điểm đại dịch covid 2021 bùng phát, Nguyễn Nhựt Trường đã có cơ duyên với nền tảng tik tok. Thời gian đó, em tham gia dân quân tự vệ tại Xã Hòa Phú, Huyện Củ Chi. Công việc của em là thay ca với các chiến sĩ lực lượng dân quân khác để chốt trực và hỗ trợ chống dịch trên địa bàn. Những ngày đầu được phân công trực đêm, vì có nhiều thời gian rảnh nên Trường đã lướt dạo tik tok cho đỡ chán.
“Vô tình, em thấy các anh chị streamer đang live trên nền tảng này, nên bản thân em cũng tò mò và thử ngồi ở chốt phát trực tiếp. bất ngờ thay, ngay sau đó, lượt view của em tăng vọt lên đến 2,3k người xem khiến em vô cùng phấn khích”, Trường chia sẻ.
Sau buổi mở màn thành công mỹ mãn đó, Trường đã tập tành, tìm hiểu thêm về cách giao lưu với khán giả sao cho tự nhiên nhất, nghĩ ra các chủ đề khác nhau để trao đổi, tạo sự thú vị trong thời gian live.
Cũng nhờ chủ đề hot, cộng với lối nói chuyện hài hước, chân thật nên các buổi live của Trường thu hút được rất nhiều người tham gia và để lại bình luận tích cực. Từ đó, Trường tạo cho mình một thói quen, cứ 22h mỗi tối ở chốt em live và giao lưu cùng với mọi người trên khắp cả nước.
Thành công nào cũng phải trải qua thách thức
Video đang HOT
Sau khi có được một chút thành tựu, Trường tưởng chừng như bản thân đã “một chân chạm đến ước mơ”. Nhưng không, sự khốc liệt của thị trường này đã giúp Trường tỉnh ngộ. Sau khi live ở mùa hỗ trợ chống dịch kết thúc, Trường về nhà và thử live nhiều hơn vào khung giờ cố định là 19h mỗi ngày. Tuy nhiên, mọi người không còn hứng thú và ủng hộ Trường như trước khiến chàng trai trẻ cảm thấy hụt hẫng, muốn bỏ cuộc. Song, với sự quyết tâm, ý chí kiên cường, Trường tìm cách đổi mới cách live của mình sao cho mới mẻ, có nhiều chủ đề thú vị hơn.
Trường đã thử chế độ PK giao lưu với các streamer khác trên TikTok và những cuộc PK diễn ra khá vui vẻ kéo theo lượt view lại tăng vọt như cũ.
” Một tay em tự setup phòng live, đầu tư máy móc soundcard livestream và cố gắng live liên tục mỗi ngày. Sau đó, em bắt đầu có User mà “dân tik tok” bọn em thường gọi vui là “bụt” và cũng nhờ User đã cứu em qua những kèo PK thú vị vui nhộn khiến em càng thêm phấn khích và lấy đó làm động lực để các User người xem luôn ủng hộ mình không bị thất vọng, nhàm chán. Kể từ đó, mỗi ngày em càng thêm phấn đấu, nghiêm túc hơn trên con đường live stream của mình. Và may mắn thay, những nỗ lực của em cuối cùng cũng đạt được thành tựu”.
Rất may mắn, trên con đường chạm tay tới ước mơ của mình, Nhựt Trường không bơ vơ độc bước một mình. Trường nhận được sự hẫu thuẫn rất lớn từ công ty HP Media – team HT sau khi quyết định đầu quân cho đơn vị này.
“Qua đây, em cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công ty quản lý đã hỗ trợ, giúp đỡ em trên con đường trở thành một streamer chuyên nghiệp. Từ một người chân ướt, chân ráo bước vào nghề, với nhiều vấp ngã cho đến một streamer được nhiều người biết tới, luôn đạt thứ hạng 1,2,3 trong bảng xếp hạng top hằng ngày của TikTok cũng như thành công đạt danh hiệu top 1 sự kiện “PK Marathon” do TikTok chính thức tổ chức với điểm thi đua gần 2M kim cương. Đây là phần thưởng đáng giá nhất trong sự nghiệp của em ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn các anh chị khán giả đã luôn tin tưởng ủng hộ và đồng hành cùng em.
TikTok đã mang đến cho Trường rất nhiều thứ, không chỉ tự mua được những món đồ mình thích bằng chính số tiền mình kiếm được. Mà còn gánh vác một phần vất vả cho gia đình, giúp bố mẹ có cuộc sống tốt hơn. Trường chưa bao giờ ngừng cố gắng, vì em biết, bản thân em cần phải nỗ lực gấp nhiều lần thì mới đi được đến vạch đích và đạt được điều mình muốn.
1/3 sinh viên mới tốt nghiệp ở Thượng Hải không có việc làm, tỷ lệ người trẻ Trung Quốc thất nghiệp vẫn chưa thể 'hạ nhiệt'
Tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc, bắt nguồn từ sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, khi đơn hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng giảm; nhu cầu tiêu dùng suy yếu...
Thanh niên Trung Quốc tham gia một hội chợ việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tại tỉnh An Huy, ngày 4/9. (Nguồn: Reuters)
Đừng nói họ "thất nghiệp", họ chỉ đang ở tình trạng "chậm việc làm" - đây là thông điệp mới nhất vừa được chính quyền thành phố Thượng Hải đưa ra giữa bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc vẫn tăng cao và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Theo khảo sát mới nhất của chính quyền thành phố, Thượng Hải cũng là đô thị có hơn 1/3 sinh viên mới tốt nghiệp đại học chưa có việc làm.
Thuật ngữ "chậm việc làm" - phản ánh tình trạng hờ hững tìm việc của giới trẻ sau khi tốt nghiệp hoặc có ý định học lên bậc cao hơn, đã tăng hơn gấp đôi tại Thượng Hải trong 8 năm qua, từ 15,9% vào năm 2015 lên 38% trong năm nay.
Số liệu trên được Cục Thống kê quốc gia (NBS) chi nhánh Thượng Hải công bố trong tháng 9 này sau khi thăm dò ý kiến hơn 4.000 sinh viên mới tốt nghiệp đại học vào tháng 4 - giai đoạn cao điểm của mùa tuyển dụng mùa Xuân dành cho những tân cử nhân muốn gia nhập thị trường việc làm.
Trong số những người lựa chọn "chậm việc làm", 32% dự định tiếp tục việc học và 6% chỉ đơn giản là hoãn việc làm. NBS cho biết, trong số những người được thăm dò, 57% chọn trực tiếp tham gia thị trường việc làm vào năm 2023.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ những người trì hoãn việc làm mà không có kế hoạch cụ thể đã tăng gấp 5 lần so với năm 2015, từ 1,2% lên 6%.
Vốn là trung tâm kinh tế của Trung Quốc, Thượng Hải tự hào là nơi tập trung nhiều trường đại học hàng đầu cả nước, chiếm khoảng 2% trong số 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học của quốc gia này trong năm nay.
Tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc, bắt nguồn từ sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, khi đơn hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng giảm; nhu cầu tiêu dùng suy yếu...
Thất nghiệp kéo dài khiến giới trẻ Trung Quốc chán nản, chọn lối sống "nằm im". (Nguồn: SCMP)
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Seng (Trung Quốc) Wang Dan cho biết: "Chậm việc làm không đồng nghĩa với thất nghiệp nhưng họ là những người lao động chán nản - những người quyết định nằm im".
Bà Wang Dan lưu ý rằng, nhiều gia đình có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ con cái, nhưng nếu để giới trẻ phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ đó quá lâu thì sẽ nảy sinh khá nhiều hệ lụy.
"Lương hưu và nguồn lực của nhiều bậc cha mẹ rất hạn chế và họ không đủ khả năng để con cái ở nhà quá lâu", chuyên gia trên cho biết.
Một nhận định đáng chú ý đi cùng với kết quả khảo sát ở Thượng Hải cho thấy: "Sau ba năm áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, các lớp học trực tuyến đã không đáp ứng được yêu cầu khi lứa sinh viên mới tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tập, kỹ năng giao tiếp".
Sau giai đoạn này, đã có thêm nhiều thuật ngữ mới như "việc làm linh hoạt" hay "việc làm nhẹ nhàng" để chỉ những người làm việc tự do hoặc hợp đồng bán thời gian thay vì công việc toàn thời gian; "làm con toàn thời gian" hay "được trả lương làm con" - để chỉ những người trưởng thành thất nghiệp sống cùng bố mẹ, được phụ huynh trả lương để làm việc nhà, chăm sóc ông bà...
Các chuyên gia xã hội cho rằng, những đối tượng như vậy không nên tính vào số lượng thanh niên thất nghiệp bởi lẽ đa phần đều không tích cực tìm kiếm việc làm.
Trong bối cảnh việc làm ở khu vực tư nhân ngày càng khó khăn, các vị trí việc làm ở các cơ quan công quyền cũng chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt dù thu nhập hằng năm chỉ ở mức trung bình.
Ước tính, trong kỳ thi công chức quốc gia vào tháng 11 tới đây, đã có gần 2,6 triệu người đăng ký tham gia thi tuyển cho 37.100 vị trí việc làm - nhiều nhất trong gần một thập niên trở lại đây.
(theo SCMP)
Quế Mai
Nỗi khổ không ngờ của Gen Z sau đại dịch: Phải chi hàng chục triệu đồng để 'mua vui' Những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 cho biết họ cô đơn nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cô nàng Lynette Ban chuyển từ thành phố New York đến thành phố Austin, bang Texas (Mỹ) để tiết kiệm tiền. Nhưng giờ đây, sau 3 năm làm việc từ xa, cô lại...