Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu ở trẻ
Trẻ em cũng có thể đau đầu giống người lớn nhưng các triệu chứng của trẻ cũng xuất hiện khác nhau. Đối với mỗi loại nhức đau đầu ở trẻ cường độ cơn đau, thời gian và ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động hàng ngày của bé.
Thực tế, tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Tình trạng đau đầu thứ phát là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu xảy ra khi không có bất cứ nguyên nhân nào khác.
Hiện tượng đau nửa đầu xảy ra, có ít nhất 10% trẻ gặp phải tình trạng đau nửa đầu. Loại đau nửa đầu ở trẻ nhỏ còn gây nên cảm giác đau nặng và có thể gây ra rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ hoặc có thể khiến trẻ bị nôn.
Trong khi đó đau đầu thứ phát có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo âu, trầm cảm, vấn đề xoang hoặc đau nhẹ ở những khu vực như cổ hoặc đầu.
1. Những nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ
- Khi trẻ bị bệnh tật và nhiễm trùng:
Đối với các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ thường gặp. Đối với các loại nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm màng não, viêm não cũng có thể gây ra nhức đầu nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như sốt và cứng cổ.
- Đau đầu ở trẻ do chấn thương đầu:
Khi trẻ gặp phải các vết sưng và bầm tím ở đầu cũng có thể gây ra hiện tượng nhức đầu. Đối với trẻ, dù các vết thương ở mức độ nhẹ. Trẻ cần nhận chăm sóc y tế nếu trẻ bị ngã mạnh hoặc gặp phải hiện tượng đánh mạnh vào đầu.
Đau đầu ở trẻ cũng có thể xảy ra do trẻ gặp phải một số bệnh ở mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị,… các bệnh ở mắt của trẻ khi không phát hiện kịp thời nên không sử dụng kính hỗ trợ hoặc có sử dụng kính nhưng không đúng tiêu cự cũng khiến trẻ bị đau đầu.
- Trẻ căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu:
Không chỉ người lớn mới căng thẳng và lo lắng, trẻ nhỏ cũng cảm thấy căng thẳng và lo lắng vì một vài vấn đề như sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, thành tích học tập không tốt,… Căng thẳng hay lo lắng của trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị trầm cảm, trầm cảm làm trầm trọng hơn cơn đau đầu ở trẻ, đặc biệt khi trẻ gặp các khó khăn và nhận ra cảm giác buồn bã, cô đơn ở trẻ.
Trẻ bị đau đầu có thể xảy ra do căng thẳng – Ảnh Internet
- Khuynh hướng di truyền:
Chứng đau nửa đầu có xu hướng di truyền trong các gia đình, trẻ có thể bị đau nửa đầu do trong gia đình có thành viên mắc triệu chứng này.
- Thực phẩm và đồ uống:
Video đang HOT
Các trẻ ăn nhiều thịt xông khói, balogna và xúc xích cũng có thể khiến trẻ bị đau đầu do thực phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều caffeine có trong socola, cà phê, trà cũng khiến trẻ bị nhức đầu.
- Trẻ gặp vấn đề trong não:
Một khối u não hoặc áp xe hay xuất huyết trong não cũng có thể gây ra chứng đau đầu ở trẻ nhỏ mạn tính. Triệu chứng này khá hiếm xảy ra do tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ thường xuyên cũng có thể do khối u.
Phụ huynh cần lắng nghe trẻ, nếu trẻ thường xuyên than phiền về tình trạng đau đầu liên tục, tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh kịp thời.
2. Triệu chứng khi trẻ bị đau đầu
Thỉnh thoảng trẻ mới xuất hiện tình trạng đau đầu, trong khi đó các hoạt động của trẻ vẫn bình thường thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi cơn đau đầu ở trẻ xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc khiến trẻ không thể ngủ ngon, cơn đau tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng đau đầu mà trẻ đang gặp phải.
Các triệu chứng cho thấy rằng đau đầu ở trẻ đang là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như:
- Trẻ thường xuyên bị đau đầu.
- Các cơn đau đầu ở trẻ xuất hiện đột ngột, đau dữ dội.
- Trẻ bị đau đầu khi thức dậy.
Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột ở trẻ gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ – Ảnh Internet
- Cơn đau đầu ở trẻ xảy ra nghiêm trọng hơn khi trẻ hắt hơi, ho, di chuyển.
- Tình trạng giảm thị lực ở trẻ.
- Dấu hiệu thay đổi tính cách ở trẻ.
- Chân trẻ đi yếu, gặp các khó khăn khi di chuyển.
- Nếu trẻ bị động kinh.
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng nguy hiểm trên thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau đầu
Trẻ bị đau đầu, cha mẹ thường lo lắng, hoang mang không biết nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng về tình trạng của trẻ.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn khi trẻ bị đau đầu.
- Giữ không gian yên tĩnh để trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc làm giảm tình trạng căng thẳng ở trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, loại bỏ các đồ uống chứa caffein.
- Hướng dẫn trẻ xây dựng chế độ ăn uống, lịch trình ăn ngủ đều đặn giúp trẻ dễ chịu.
- Dạy trẻ các kỹ thuật thư giãn, bài thở hoặc cho trẻ nghe băng, đĩa CD các bản nhạc nhẹ nhàng, đọc truyện cho trẻ giúp làm giảm tình trạng đau đầu do căng thẳng ở trẻ.
Nhiều người bị bệnh đau đầu "hành hạ" trong mùa hè, nguyên nhân có thể không đơn giản mà do 5 bệnh nghiêm trọng
Ngạt mũi, đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi và đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ mùa đông thời tiết lạnh giá chúng ta mới dễ bị cảm lạnh và đau đầu. Nhưng thực tế, ngay cả vào mùa hè, nhiều người cũng bị căn bệnh đau đầu hành hạ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa đau đầu là việc làm rất quan trọng và để phòng bệnh tốt thì quan trọng nhất là phải nắm được nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi và đau đầu:
Viêm xoang
Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu.
Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và dẫn tới sưng đau. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng xoang cấp tính thường giống với cảm lạnh.
Trong khi đó, cảm lạnh cũng góp phần làm sưng xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nước mũi. Theo AAAAI, nếu tình trạng này xuất hiện 3 lần trong một năm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với viêm xoang mãn tính.
Ngoài ngạt mũi và đau đầu, viêm xoang còn dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như ho, mệt mỏi, sốt, cảm thấy áp lực quanh mắt, trán hoặc mũi, đau răng và dịch mũi chuyển màu.
Cảm lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh. Hơn nữa, một số người cũng có thể bị đau đầu do tình trạng này.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh bao gồm ho, tức ngực nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sốt và đau nhức cơ thể.
Để điều trị cảm lạnh, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung đủ chất lỏng. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp chống lại các triệu chứng của cảm lạnh.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không biến mất sau 10-14 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây nên. Ngoài ngạt mũi và đau đầu, tình trạng này còn dẫn tới những triệu chứng khác như ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và sốt. Một số người có khả năng bị nôn mửa và tiêu chảy, dù hiện tượng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, cúm sẽ phát triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu khó thở, đau ngực, chóng mặt, co giật, đau cơ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nếu thuốc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp gây nên các bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và họng. Mặc dù mọi người đều có khả năng nhiễm virus RSV, tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ.
Mọi người đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Sử dụng thuốc cảm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
CDC cho biết, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc cao và nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó thở.
Nhiễm trùng tai
Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm mất thính lực, chảy mủ tai, sốt, khó ngủ và gặp vấn đề về khả năng cân bằng.
Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng tai. Hơn nữa, dịch nhầy từ tai có khả năng rò rỉ vào đường mũi, dẫn tới viêm mũi. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, bổ sung nước, dùng thuốc thông mũi không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng tai.
Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả, mọi người nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn.
7 cơn đau đầu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe Chúng ta đều đã có trải nghiệm cảm giác đau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, chẳng hạn như mất ngủ hoặc căng thẳng. Nhưng nếu bạn bị đau đầu thường xuyên thì bạn cần phải chú ý đặc biệt. Đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, đau đầu cụm, đau đầu do viêm xoang, đau đầu do caffeine... là...