Nguyên nhân và triệu chứng của đa ối.
Nước ối có nhiều chức năng quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi có sự thay đổi bất thường về nước ối như thiếu hoặc thừa đều gây nên những nguy hiểm nhất định cho cả mẹ và thai nhi.
Đa ối là gì?
Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai và tăng đến hết quý hai của thai kỳ thì chứng lại. Bình thường nước ối sẽ dao động trong khoảng 300-800ml, khi lượng nước này vượt trên 2000ml sẽ được gọi là đa ối. Tình trạng xảy ra vào khoảng 0,2-1,6% trường hợp mang thai.
Do bệnh của mẹ: Tiểu đường trước hoặc trong thời gian mang thai là nguyên nhân thường gặp. Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối. Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).
Nguồn ảnh: Internet.
Do rau thai: U mạch máu màng đệm có thể gây suy thai và dẫn đến tình trạng đa ối. Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai)
Do thai: Bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá).Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Phù thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối, trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.
Hội chứng truyền máu song thai: là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối, là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.
Đa ối cấp: Thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, thường gây chuyển dạ trước tuần thứ 28 hoặc do các triệu chứng quá trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.
Về phía người mẹ: Do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp, bụng lớn nhanh và căng cứng, tử cung căng cứng và ấn đau, không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi. Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
Về phía thai: Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm, thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng. Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)….
Video đang HOT
Nguồn ảnh: Internet.
Đa ối mãn: Đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. bệnh tiến triển chậm, không gây đau nhiều và khó thở nhiều như đa ối cấp.
Cảm nhận của người mẹ: Thai phụ cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi và khó thở sẽ xảy ra khi nước ối tăng nhiều gây căng to.
Các dấu hiệu khi khám: Tử cung lớn hơn so với tuổi thai, có dấu hiệu sóng vỗ, sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi, thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế uống nước và giảm muối trong khẩu phần ăn.
Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Khi có dấu hiệu đa ối cần theo dõi sát, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị.
Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và những nguy hiểm cho cả mẹ và cón không chỉ trong thai kỳ mà cả trong quá trình chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sau này. Vì vậy việc khám thai định kỳ hay làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.
Theo CSTY
Viêm buồng trứng và vô sinh.
Viêm buồng trứng là 1 trong những bệnh phụ khoa thường gặp về buồng trứng, và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ, viêm buồng trứng có thể dẫn tới vô sinh.
Vì vậy chị em phụ nữ nên có những hiểu biết nhất định về viêm buồng trứng cũng như phương pháp điều trị viêm buồng trứng.
Viêm Buồng Trứng có thể là do các cơ quan xung quanh buồng trứng hoặc các mô bị viêm tái phát, đặc biệt là viêm dính hình thành xung quanh ống dẫn trứng hoặc xung quanh buồng trứng, gây tắc ống dẫn trứng, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau và gây ra vô sinh.
Ngoài ra viêm buồng trứng mãn tính thường không có các biểu hiện lâm sàng đặc biệt rõ ràng, khiến phần đông phụ nữ dễ dàng bỏ qua, xem nhẹ và bỏ lỡ thời cơ điều trị tốt nhất, gây ra vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm buồng trứng mãn tính:
Bạn nữ không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, nhất là trong kì kinh, đã gây ra bệnh viêm buồng trứng. Trong kì kinh nguyệt, nhiều bạn gái không dứt khoát từ chối đề nghị quan hệ tình dục của bạn trai, hoặc quan hệ tình dục không an toàn sạch sẽ, quan hệ tình dục quá nhiều, đã làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể gây ra bệnh viêm buồng trứng.
Do người bệnh trong thời kì sinh đẻ hoặc sau khi làm phá thai, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn gây bệnh theo đường âm đạo, đi vào tử cung, gây ra bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.
Mắc một số bệnh khác, nhưng điều trị không triệt để kịp thời, sẽ làm tạo điều kiện cho vi khuẩn theo đường máu lây lan ra khắc các bộ phận trên cơ thể, trong đó có buồng trứng, và gây viêm tại đó.
Mấy năm gần đây, các chị em sử dụng rộng rãi các công cụ phòng tránh thai, tuy nhiên trong quá trình đặt vòng tránh thai, nếu không nghiêm ngặt làm công tác khử trùng thì có thể gây ra bệnh viêm buồng trứng.
Tiểu phẫu viêm phụ khoa, do vấn đề kĩ thuật gây tổn thương đến đường ruột, hoặc sau khi bị sảy thai tiến hành hút thai, hoặc làm không đúng chác có thể bị thủng tử cung, gây ra viêm phúc mạc nghiêm trọng, sẽ gián tiếp gây nên bệnh viêm buồng trứng.
Làm thủ thuật trong ổ bụng, tuy nhiên không chấp hành tốt công tác khử trùng, dẫn đến bệnh viêm buồng trứng, như các thủ thuật điều trị viêm cổ tử cung, nạo hút thai, tạo hình ống dẫn trứng.
Khu vực vùng chậu, các cơ quan xung quanh ống dẫn trứng bị viêm, sẽ manh nha, lây viêm sang các phần khác trong đó có viêm ống dẫn trứng.
Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng:
Đau: đau vùng hạ vị, thường đau cả hai bên hố chậu nhưng bao giờ một bên cũng đau trội hơn bên kia. Đau liên tục, có lúc dữ dội thành cơn.
Ra khí hư: đục, có thể loãng hay đặc, mùi hôi, tanh.
Sốt: nhiệt độ tăng lên ở mức trung bình, ít thấy sốt cao, có khi hâm hấp sốt về chiều, mạch nhanh vừa phải.
Triệu chứng thực thể:
Nắn bụng: bệnh nhân thấy đau khi nắn vùng hạ vị, vùng trên xương mu.
Thăm âm đạo phối hợp với nắn bụng sẽ thấy: Khi nắn ở hai bên túi cùng, bệnh nhân đau chói không chịu được, có thể một bên đau nhiều hơn bên kia.
Khối nền cạnh tử cung:
Nếu viêm nhiễm chưa lan toả rộng, có thể nắn thấy vòi trứng căng thành một khối có ranh giới ấn vào rất đau. Nếu viêm nhiễm lan toả, thì các bộ phận chung quanh dính với vòi trứng làm thành một khối nề to, không có ranh giới, rất đau, có phản ứng thành bụng. Tử cung cử động kém và rất đau.
Điều trị
Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị bao gồm thuốc kháng sinh và một số loại thuốc liên quan khác, đối với người bệnh có triệu chứng bệnh rõ ràng thì trước tiên nên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với bệnh tắc nghẽn ống dẫn trứng do viêm ống dẫn trứng mãn tính gây ra thì có thể điều trị bằng cách tiêm thuốc vào tử cung.
Phương pháp vật lý trị liệu: đó là liệu pháp tác động lên vùng chậu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng để nhằm loại bỏ và làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Vật lý trị liệu là dùng sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại,... Nhưng nếu người bệnh có nhiệt độ cơ thể vượt quá 37.5 hoặc mắc bệnh lao sinh dục thì không sử dụng phương pháp điều trị này.
Điều trị bằng tiểu phẫu: viêm nhiễm gây ứ dịch vòi trứng hoặc u nang buồng trứng thì có thể tiến hành tiểu phẫu để điều trị bệnh. Đối với tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể gây ra vô sinh và có thể tiểu phẫu để cải thiện tình trạng này. Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả khiến người bệnh vô cùng đau khổ thì cũng có thể xem xét việc tiến hành tiểu phẫu.
Phòng bệnh viêm buồng trứng mãn tính:
Các bạn nữ cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi sau khi nạo thai, hút thai hoặc bị sảy thai để phòng ngừa viêm buồng trứng.
Người bị viêm buồng trứng cấp tính khi chữa trị cần chú ý nghỉ ngơi, nên nằm nghỉ, có thể nằm 1/2 cơ thể để hạn chế viêm nhiễm, chú ý uống đủ nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cần chọn lựa những loại kháng sinh phù hợp.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em phụ nữ khi có dấu hiệu về viêm buồng trứng cần chú ý điều trị kịp thời, cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.
Theo CSTY
Viêm buồng trứng do biến chứng của bệnh quai bị Quai bị là bệnh lành tính do virut gây ra nhưng có thể gây biến chứng như viêm tinh hoàn với nam và viêm buồng trứng với nữ giới, dù với tỉ lệ không nhiều nhưng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản của nữ. Quai bị là gì? Quai bị là bệnh do một loại Paramyxo virut gây...