Nguyên nhân và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm có thể từ các loại vi sinh vật, thuốc bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật nhưng cũng có thể từ chính cách chúng ta chế biến và sử dụng thực phẩm. Nhưng cách phòng tránh và khắc phục tình trạng ngộ độc thực phẩm như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Do thức ăn nhiễm vi sinh vật có hại
Các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm có thể có trong các loại thức ăn.
Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại vi sinh vật, chúng hiện diện ở mọi nơi: trong không khí, trên đồ vật chúng ta sử dụng hay cả trên thực phẩm chúng ta ăn. Tất cả các vi sinh vật đều rất nhỏ bé và không thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Vi sinh vật tác động đến con người theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Nhiều loại vi sinh vật có lợi cho cơ thể chúng ta như các vi sinh vật trong đường ruột giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn, một số loại vi sinh vật làm thay đổi tính chất sinh hoá của thực phẩm giúp gia tăng hương vị. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại vi sinh vật có hại cho sức khoẻ con người, chúng có thể nhiễm vào thực phẩm chúng ta ăn gây ra ngộ độc thực phẩm cấp tính cũng như mãn tính. Các loại vi sinh vật thường gặp gây ngộ độc thực phẩm như: Amip, Esherichia coli, Staphylococcus aureus, Samonella…
Các loại rau sống chúng ta hay ăn có thể bị nhiễm khuẩn Amip gây ra bệnh lỵ Amip, hay vi khuẩn Esherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn E. coli khi chúng ta ăn cá, rau tươi, hay nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn này gây tiêu chảy sau bữa ăn từ 24-48 giờ.
Do độc tố có trong nguyên liệu và sản ph ẩm thực phẩm
Nguyên liệu chính trong bữa ăn thường ngày của chúng ta là từ động vật và thực vật, những nguyên liệu này hoàn toàn có thể chứa chất độc. Một số loại thực phẩm có chứa độc tố bên trong như cá nóc, mật cá trắm, khoai tây mọc mầm, măng, cà chua xanh hay nấm. Các loại thực phẩm khi đã được nấu chín có thể loại bỏ được một số loại chất độc tồn tại trong nó, tuy nhiên nhiều loại chất độc không bị phá huỷ sau khi chế biến, khi đó chúng sẽ gây ngộ độc cho con người. Thậm chí trong nhiều trường hợp, một số loại thực phẩm còn có thể được sử dụng ngay mà không phải trải qua khâu chế biến, khi đó nguy cơ về ngộ độc thực phẩm là rất cao. Vi khuẩn Staphylococcus aureus hay Samonella có thể gây ngộ độc cho con người nếu chúng ta ăn thịt gia cầm, trứng chưa được nấu chín.
Do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
Trong quá trình chế biến, nếu thực phẩm không được làm sạch hoặc giữ vệ sinh thì chúng hoàn toàn có thể làm cho con người bị ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể nhiễm từ tay, da người sang thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm.
Thực phẩm khi đã qua sơ chế hoặc nấu chín mà không được bảo quản đúng cách, hay được sử dụng khi đã quá hạn sử dụng cũng có thể gây ngộ độc, tiêu chảy cho người sử dụng chúng.
Video đang HOT
Do các chất phụ gia thực phẩm
Các chất phụ gia thực phẩm như chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản… đặc biệt là các loại phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ có nguy cơ gây ngộ độc cho con người. Một số vụ ngộ độc là do ăn phải thức ăn thiu, thối nhưng có ướp các chất phụ gia khiến người tiêu dùng không phân biệt được.
Do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
Ngày nay, để bảo vệ các loại rau, cây trồng trước sự phá hoại của sâu bệnh, các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ngoài tác dụng bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh thì thuốc bảo vệ thực vật lại có ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ con người. Các loại thực phẩm từ thực vật nếu không tuân thủ đúng theo nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn dư chất độc trong nó. Khi ăn phải các loại thực vật chứa chất độc đó, chúng ta sẽ có nguy cơ bị ngộ độc cao.
Xử lý thế nào khi bị ngộ độc
Nếu có dấu hiệu ngộ độc nặng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Ngộ độc thực phẩm thường có thể được điều trị tại nhà, và trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ biến mất sau điều trị từ 3 đến 5 ngày.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, việc quan trọng nhất cần làm là giữ nước cho cơ thể. Các đồ uống có nhiều chất điện giải rất có ích trong việc bù nước cho cơ thể. Các loại nước ép trái cây và nước dừa có thể bổ sung carbohydrate và giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi.
Nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chất caffeine, chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa làm cho các triệu chứng ngộ độc trầm trọng hơn. Các loại trà đã được khử caffein và các loại thảo mộc như hoa cúc, bạc hà và bồ công anh có thể làm dịu các cơn đau dạ dày.
Các loại thuốc không kê đơn như Imodium và Pepto- Bismol có thể hữu ích trong việc kiểm soát tiêu chảy và ức chế buồn nôn. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại thuốc này vì nôn và đi ngoài là cách cơ thể loại bỏ các chất độc ra bên ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc này cũng làm cho các triệu chứng khó chẩn đoán hơn, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng khó phát hiện hơn khiến người bệnh trì hoãn việc đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để điều trị.
Trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng hơn, người bị ngộ độc có thể phải bổ sung hydrat bằng phương pháp truyền tĩnh mạch tại bệnh viện. Bên cạnh việc điều trị thì người bị ngộ độc thực phẩm cũng nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thể hồi phục nhanh hơn.
Nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm
Không nên ăn thức ăn đặc cho đến khi các triệu chứng nôn và tiêu chảy biến mất. Thay vào đó, người bệnh nên ăn những loại thức ăn nhạt, ít béo và dễ tiêu hoá như chuối, cháo, súp gà, khoai tây, rau luộc, nước ép trái cây loãng, đồ uống thể thao…
Không nên ăn gì khi bị ngộ độc
Để tránh làm cho dạ dày của bạn khó chịu hơn, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa sau đây, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy tốt hơn: các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và phô mai, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm có hàm lượng đường cao, đồ ăn cay, đồ chiên rán. Ngoài ra, người bị ngộ độc thực phẩm cũng nên tránh các loại đồ uống có chứa caffein (như soda, nước tăng lực, cà phê), rượu.
Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là xử lý thực phẩm một cách an toàn và tránh sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một số thực phẩm khả năng gây ngộ độc thực phẩm do cách thức sản xuất và chế biến. Một số loại thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng và động vật có vỏ có thể chứa các tác nhân truyền nhiễm có thể bị tiêu diệt khi nấu chín. Nếu những loại thực phẩm này được ăn ở dạng sống, không được nấu đúng cách hoặc nếu tay và các dụng cụ chế biến không được làm sạch thì sau khi tiếp xúc, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Các thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm gồm có sushi và các sản phẩm từ cá khác được ăn sống hoặc nấu chưa chín, thịt nguội và xúc xích không được làm nóng hoặc nấu chín, thịt bò xay có lẫn các loại thịt từ động vật khác, sữa chưa tiệt trùng, phô mai và nước trái cây, trái cây, rau quả chưa rửa.
Các loại thực phẩm sống có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Lưu ý, luôn rửa tay trước khi nấu hoặc ăn thức ăn. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm của bạn được bọc và lưu trữ đúng cách. Bất cứ thứ gì tiếp xúc với các sản phẩm sống nên được vệ sinh trước khi sử dụng vào việc chế biến các thực phẩm khác. Đảm bảo luôn rửa trái cây và rau quả trước khi sử dụng.
Theo phapluatxahoi.vn
Những điều cần lưu ý trong phòng tránh ngộ độc ở trẻ
Ngộ độc ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho sự phát triển của bé sau này. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý những điều quan trọng trong phòng tránh ngộ độc ở trẻ.
TS, BS Lê Ngọc Duy, Phụ trách trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngộ độc thuốc và ngộ độc thực phẩm đều có biểu hiện giống nhau. Về tiêu hóa, trẻ đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Về hô hấp, trẻ có thể ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở. Thần kinh trẻ có thể bị hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim. Trẻ cũng thể có dấu hiệu tăng tiết như đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
TS Duy cho hay, có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc trong đó, vai trò người lớn là quan trọng nhất. Trong số các ca nhập viện vì ngộ độc, chủ yếu trẻ ngộ độc do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn như việc tự đi mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnh hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh... đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốc nhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ.
Hơn nữa, tình trạng các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc.
Một số trường hợp bị ngộ độc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đường dùng, phối hợp thuốc... chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúng liều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc. Một số thuốc có thể gây ngộ độc nguy hiểm như: Digoxin....
Bệnh viện cũng ghi nhận nhiều ca ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống thuốc, thực phẩm do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi).
Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ chung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.
Cần kich thich cho trẻ cang nôn nhiêu cang tôt đê tông hêt thưc ăn, thuốc ngô đôc ra ngoai, va co thê kich thich băng cach ngoay nhe hong, hoăc cho uông nươc muôi loang, nươc muôi loang pha hai muông canh muôi trong một cai ly. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý không áp dụng gây nôn trong ngộ độc axít, kiềm, xăng dầu. Đê cho trẻ năm nghi va theo doi tinh trang mât nươc cua trẻ do oi mưa, tiêu chay đê bảo đam bu nươc cho đây đủ. Cho trẻ uống dung dich Oresol theo nhu cầu để bảo đảm cân bằng nước và điện giải.
BS Duy khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc thuốc, các bậc phụ huynh không tự ý mua thuốc cho con uống. Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ. Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có khóa an toàn... "Đặc biệt, không nên cho trẻ uống thuốc mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ", BS Duy nói.
Đối với ngộ độc thực phẩm, BS Duy lưu ý mọi người cần rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống. Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch. Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn. Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.
TRẦN NGUYÊN
Theo nhandan
Dễ đổ bệnh khi dùng thớt không sạch chế biến thức ăn Sử dụng thớt sai cách khiến các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trên thớt gia tăng gấp nhiều lần, và gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên giống như bất cứ các sản phẩm khác, thớt cũng có những quy định và hạn sử dụng nhất định....