Nguyên nhân và cách trị xước móng rô đơn giản, hiệu quả
Xước măng rô (xước móng rô) là tình trạng các khu vực da ở gần móng tay, móng chân bị bong thành nhiều sợi nhỏ. Nếu không biết cách khắc phục hiệu quả vấn đề này, sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra xước móng rô
- Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể thiếu vitamin C và axít folic.
- Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da bị khô, dễ bong tróc.
- Ở một số trường hợp, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở.
- Ở một số người, hiện tượng xước măng rô xảy ra là do bị các bệnh lí như viêm da, nấm da, bệnh Eczema… Những căn bệnh này sẽ gây nên các tổn thương ở phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay và làm xuất hiện những đường gờ ngang.
- Một số khác thì có hiện tượng xước móng rô mỗi khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ nguyệt san hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn (sau khi lập gia đình, sinh con) thì sẽ hết.
Cách điều trị xước móng rô
- Cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng bị xước măng rô: Ngay khi phát hiện những sợi da xước, dùng bấm móng tay bấm sát vào phần chân của sợi da. Sau đó tránh động vào vết xước, vi khuẩn ở ngón tay sẽ làm vùng xước bị sưng tấy và nhiễm trùng.
- Sử dụng dầu vitamin Elà một trong những biện pháp điều trị bệnh móng tay xước măng rô hiệu quả nhất vì nó làm cho nền móng được dưỡng ẩm tốt và mềm mại hơn. Và hơn nữa, vitamin E có khả năng phục hồi làn da bị xước. Để ngăn ngừa xước măng rô, hãy nhỏ một vài giọt vitamin E lên nền móng sau khi cắt móng.
- Với nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng cần điều chỉnh một chút chế độ ăn như: bổ sung các chất giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…), thực phẩm giàu acid folic (cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).
Video đang HOT
- Trong trường hợp bạn là người có thói quen cắn móng tay thì cần phải loại bỏ ngay lập tức. Bởi không chỉ gây nên hiện tượng xước măng rô mà bạn còn có thể mắc các bệnh đường ruột khác. Vì móng tay là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn có xâm nhập vào trong vòm họng và đường ruột gây bệnh.
- Với phụ nữ, nếu bị xước măng rô theo thời kỳ kinh nguyệt thì không nên tác động. Vì khi qua kỳ, các vết xước sẽ tự động khỏi. Do đây là nguyên nhân nội tiết nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh, việc tác động bên ngoài là không cần thiết.
- Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ bị xước măng rô thì khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mọi người cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hơn thì hãy chăm sóc da tay, chân bằng những sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này, nhất là vào mùa đông. Hoặc vào các buổi tối, bạn có thể ngâm tay, ngâm chân bằng nước muối loãng cũng rất hiệu quả để giải quyết căn bệnh này.
Hoài Nguyễn
Theo Sức khỏe gia đình
Cách xử lý bệnh đau mắt đỏ trong thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa thường là lúc bệnh đau mắt đỏ hoành hành. Tuy ít khi để lại di chứng nhưng căn bệnh này thường kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, học tập của người bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn, virus gây ra hoặc do dị ứng thời tiết. Biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt, gây cảm giác khó chịu cho chúng ta khi mắc phải. Bệnh thường khởi phát đột ngột, dễ lây lan trong cộng đồng nên cần có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ 80% là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè và cuối mùa thu, khi tiết trời giao mùa nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, nhiều khói bụi là những tác nhân khiến cơ thể chúng ta suy yếu, mệt mỏi và hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng ban đầu là mắt xuất hiện mạch máu màu đỏ sáng nhạt, đốm đỏ hay đỏ toàn bộ tròng trắng mắt, dịch rỉ màu vàng hoặc nước trong (hay còn gọi là ghèn). Thông thường sẽ đỏ một mắt trước, sau đó sẽ lây lan sang bên mắt còn lại và gây cảm giác cực kì khó chịu. Khi chúng ta ngủ dậy, hai mí mắt dính chặt, cảm giác cộm như có cát trong mắt. Chính thời điểm này, các bạn sẽ có thói quen dụi mắt nên vô tình gây tổn thương và nhiễm trùng giác mạc nặng nề hơn, khiến mí mắt sưng phù nề do cương tụ mạch máu gây đau rát. Đau mắt đỏ còn khiến cơ thể chúng ta có cảm giác mệt mỏi, sốt, viêm họng và đau hạch sau tai.
Nếu mắc phải căn bệnh đau mắt đỏ, bạn sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài từ 7 - 15 ngày gây cản trở học tập, sinh hoạt, lao động. Theo các bác sĩ Bệnh Viện Mắt Sài Gòn, đây là căn bệnh lành tính và hầu như không ảnh hưởng nặng nề đến thị lực nếu phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng thông qua các giao tiếp thông thường. Vì thế, cùng tìm hiểu những biện pháp cơ bản để chăm sóc đôi mắt tránh nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà bạn nhé.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Cụ thể như sau:
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày
. - Không dùng tay dụi mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. -
Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện... -
Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh gai cột sống Gai cột sống là hiện tượng các xương cột sống bị chồi ra phía ngoài và 2 bên cột sống, thường thấy nhất ở khu vực thắt lưng và cổ. Phần gai xương có thể tác động vào các xương xung quanh, cọ xát với mô mềm hay hệ thống dây chằng quanh cột sống, gây ra các cơn đau nhức rất khó...