Nguyên nhân và cách điều trị ra máu khi mang thai tháng đầu
Ra máu khi mang thai tháng đầu là một biểu hiện không thể xem thường được. Bởi kèm theo nó có thể là những nguyên nhân khiến bà bầu phải hoảng sợ và lo lắng.
Cùng nau.vn khám phá những nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách điều trị để không ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng:
ra máu khi mang thai tháng đầu
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
Do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ
Nhiều bà mẹ khi mang thai thường có sự thay đổi nội tiết tố, cơ địa một cách đột ngột khiến lượng hoocmon tăng trong thời kỳ thai kỳ. Vì thế mẹ thường có các biểu hiện như sốt hoặc ra máu khi mang thai tháng đầu. Với nguyên nhân này bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý để mẹ và bé luôn khỏe mạng nhất.
Báo hiệu hiện tượng trứng được thụ tinhh
Trứng được thụ tinh cũng có dấu hiệu chảy máu nhẹ. Hiện tượng này kéo dài khoảng 3 ngày khiến nhiều người nhầm tưởng là kinh nguyệt. Tuy nhiên chảy máu mang thai thường ít hơn chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế nên tìm hiểu để biết được nguyên nhân của hiện tượng này.
Thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân của hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Do việc trứng của trứng và tinh trùng thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở vị trí khác ngoài tử cung. Chính vì vậy gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Khi có một trong những dấu hiệu sau bạn nên đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho tính mạng nhất:
Bụng cảm thấy đau nhói, buốtChảy máu âm đạo ở tuần đầu thai kỳNồng độ hormone thai kỳ thấpRa máu do nguyên nhân sẩy thai
Sẩy thai là điều mà không có bất cứ bố mẹ nào nghĩ đến. Tuy nhiên, thực tế rằng, không thể loại bỏ được nguyên nhân này. Hiện tượng chảy máu khi mang thai có thể do nguyên nhân chảy máu khi mang thai. Hiện tượng để nhận diện nguyên nhân này: ra máu khi mang thai tháng đầu kèm theo chất nhầy màu nâu. Cần đi khám bác sĩ ngay nếu có hiện tượng này.
Do nguyên nhân tụ máu khi mang thai
Video đang HOT
Đây là một nguyên nhân nguy hiểm cho bà bầu và tính mạng đứa trẻ. Thường gặp phải ở các bà mẹ có lớn tuổi, nhiều trường hợp vẫn xảy ra ở các trường hợp mẹ bầu bình thường khác. Nó có thể gây ra các hiện tượng như sẩy thai, thai chết lưu, đứt nhau thai nguy hiểm đến tính mạng đứa trẻ. Vì thế, cần xác định ngay nguyên nhân để điều trị từ khi lượng máu tụ này còn ít, nó sẽ có khả năng tiêu tan.
Nguyên nhân do động thai
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu khi mang thai
Động thai cũng có thể là một nguyên nhân của hiện tượng ra máu khi mang thai của bà bầu. Lúc này tính mạng đứa bé bị đe dọa, khi cổ tử cung có thể mở bất cứ lúc nào. Nếu để quá trình chảy máu này xảy ra lâu có thể gây ra hiện tượng sảy thai (thai nhi bị đẩy ra bên ngoài) Vì thế cần tìm hiểu và xem xét ngày.
Nếu có các biểu hiện sau, bạn nên đi khám ngay lập tức: chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng phía dưới, âm đạo ra dịch màu hồng nhạt, mỏi thắt lưng, đau bụng khi mang thai….
Làm gì nếu gặp hiện tượng ra máu khi mang thai
Có khoảng 20% bà bầu gặp phải hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Và khoảng 50% trong số đó không nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn phải làm là tìm ngay tới bác sĩ để biết được nguyên nhân và cách điều trị hợp lý nhất. Cần:
Theo dõi lượng máu ra và màu của máuĐến gặp bác sĩNghỉ ngơi, sinh hoạt đều đặn, đảm bảo, không hoạt động mạnhDinh dưỡng ổn định để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
Trên đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Khi mang thai mẹ cần hoạt động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé được ổn định nhất. Tham khảo thêm các bài viết khác về mang thai của nau.vn để biết được những thực phẩm và kiêng kỵ cho bà bầu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhất.
Theo Nau.vn
Đông y trị bệnh không xuất tinh
Không xuất tinh là tình trạng khi giao hợp tinh không thể xuất ra được. Bệnh có thể do nguyên phát hoặc thứ phát - là một trong các nguyên nhân dẫn tới vô sinh do nam giới.
Không xuất tinh là tình trạng khi giao hợp tinh không thể xuất ra được. Bệnh có thể do nguyên phát hoặc thứ phát - là một trong các nguyên nhân dẫn tới vô sinh do nam giới.
Nguyên nhân gây không xuất tinh thường do nguyên nhân tâm thần kinh, do nội tiết gây ra.
Trong khi giao hợp hưng phấn không tăng để đạt đến khoái cảm tột độ nên không thể xuất tinh được.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân và cơ chế gây không xuất tinh là do:
- Âm hư hoả vượng: do sinh hoạt tình dục không điều độ làm hao tổn thận âm, âm hư dương vượng, tướng hoả vang thịnh, tâm thận không giao hoà dẫn tới không xuất tinh.
- Thận dương bất túc:cơ thể dương hư, mệnh môn hỏa suy dẫn tới không xuất tinh.
- Tâm tỳ hư: do lo nghĩ, ưu tư quá độ làm tổn thương tâm tỳ, tỳ mất kiện vận không thể hoá sinh khí huyết để sinh tinh, vì vậy không có tinh để xuất ra.
- Ứ trệ: Bệnh lâu ngày cơ thể hư nhược gây nên khí trệ huyết ứ, ngăn trở tinh khiếu làm cho tinh không bài xuất ra được.
Thể âm hư hoả vượng
- Chứng trạng: dương vật cương mà không xuất tinh, làm cho người bứt rứt không yên, đêm ngủ không ngon giấc, miệng khát muốn uống nước, tiểu tiện vàng, đại tiện bí, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
- Pháp điều trị: tư âm giáng hỏa.
- Bài thuốc: tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thục địa 15g, sơn thù nhục 6g, trạch tả 12g, đan bì 12g, phục linh 15g, thỏ ty tử 15g, hoàng tinh 15g, ngô công phấn 1,5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Thể mệnh môn hoả suy
- Chứng trạng: Khi giao hợp không xuất tinh, nhu cầu tình dục giảm, lưng gối mềm yếu, chân tay không ấm, tiểu tiện trong, đại tiện phân nát, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm vô lực.
- Pháp điều trị: ôn thận tráng dương.
- Bài thuốc: chế phụ tử 6g, nhục quế 3g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn du nhục 6g, câu kỷ tử 12g, thỏ ty tử 15g, đương quy 12g, tiên mao 12g, tiên linh tỳ 12g, mộc hương 9g, trần bì 6g, ngô công phấn 1,5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Thể tâm tỳ đều hư
- Chứng trạng: Không xuất tinh, gây nên tim hồi hộp hay quên, mất ngủ mộng mị nhiều, ăn không ngon, sắc mặt không tươi nhuận, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược.
- Pháp điều trị: bổ huyết ích khí, kiện tỳ dưỡng tâm.
- Bài thuốc: đảng sâm 15g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, táo nhân 12g, đương quy 12g, mộc hương 9g, sinh khương 3g, nhục thung dung 12g, chế hoàng tinh 12g, viễn chí 6g, bổ cốt chỉ 15g, thỏ ty tử 15g, ngô công phấn 1,5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Thể huyết ứ
- Chứng trạng: Giao hợp không xuất tinh, đau tức hai mạng sườn và tinh hoàn, chất lưỡi đỏ tối, hoặc có ban ứ, rêu mỏng, mạch huyền tế sác.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, lý khí thông lạc.
- Bài thuốc: đào nhân 12g, hồng hoa 9g, đương quy vĩ 12g, xuyên khung 9g, sinh địa 12g, xích thược 12g, sài hồ 9g, chỉ xác 9g, lộ lộ thông 15g, cát hạch 9g, cát diệp 9g, thủy điệt 3g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Ngoài việc chữa trị bằng thuốc, trong sinh hoạt và đời sống cần chú ý:
- Nên rèn luyện thể dục thể thao, các loại như: thái cực quyền, chạy, bơi, khí công... để tăng cường thể chất.
- Thường ngày nên ăn nhiều các thức ăn giàu protein có tác dụng bổ dương như ba ba, chim sẻ, ngẩu pín, gà ác, thịt dê, thịt chó, cật lợn... Nên kiêng rượu và thuốc lá.
Theo Suckhoedoisong
Ngứa đầu dương vật: Xử lý thế nào đây? Khi bị ngứa đầu dương vật, bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn dễ rơi vào tình huống xấu hổ trong giao tiếp hàng ngày. Chỉ cần điều chỉnh một số thói quen chăm sóc cậu nhỏ, bạn sẽ xử lý cơn ngứa một cách nhanh gọn! Ngứa đầu dương vật hay nói ngắn gọn là ngứa dương vật có thể...