Nguyên nhân sâu xa khiến Bulgaria không từ bỏ khí đốt của Nga
Thành viên EU Bulgaria là một trường hợp thử nghiệm thú vị liên quan đến tương lai của mối quan hệ với Gazprom và với chính Nga.
Công trường xây dựng đường ống dẫn khí IGB nối Komotini, Hy Lạp với Stara Zagora, Bulgaria, tháng 3/2022. Ảnh: EPA-EFE
Nhà độc quyền khí đốt của Nga Gazprom đã đơn phương ngừng cung cấp cho Bulgaria vào ngày 27/4, trong khi chính phủ của Thủ tướng Kiril Petkov khi đó đang tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế.
Giờ đây, một chính phủ mới cho biết việc nước này sẽ thảo luận về vấn đề nối lại việc cung cấp khí đốt từ Gazprom là điều “không thể tránh khỏi”. Chính phủ lâm thời do Tổng thống Rumen Radev bổ nhiệm đã cáo buộc nội các của Thủ tướng Petkov làm tổn hại quan hệ với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Điều này dẫn đến việc hàng trăm người Bulgaria đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối kể từ khi chính phủ lâm thời nhậm chức vào ngày 2/8, lo lắng rằng việc nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga một lần nữa làm gia tăng ảnh hưởng của Điện Kremlin đối với nền kinh tế của họ.
Bulgaria nhập khẩu hơn 90% lượng khí đốt mà họ cần từ Nga, thông qua đường ống TurkStream, theo hợp đồng 10 năm và sẽ hết hạn vào cuối năm 2022. Trong khi Nga đã ngừng cung cấp cho Bulgaria, nước này vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga qua đường ống trên đến các nước Serbia và Hungary.
Video đang HOT
Các chính trị gia và nhà phân tích ở Bulgaria không thống nhất về việc liệu có thể thay thế khí đốt của Nga bằng nguồn cung cấp thay thế hay không – chẳng hạn như nguồn cung từ đường ống Azeri thông qua một đầu nối với Hy Lạp và khí tự nhiên hóa lỏng ( LNG) của Mỹ thông qua các thiết bị đầu cuối ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới đây, Chính phủ lâm thời Bulgaria đã bác bỏ lời đề nghị cho 6 chuyến tàu chở LNG của Mỹ, với lý do giá cả và việc thiếu kho chứa ở các bến gần đó để tải xuống và tái khí hóa.
Đại sứ Nga tại Bulgaria cho biết việc giao khí đốt tới Bulgaria có thể được tiếp tục nếu có ý chí chính trị từ Sofia, đồng thời nhắc lại rằng các khoản thanh toán phải bằng đồng rúp. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cho biết họ đang giám sát chặt chẽ việc vi phạm các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, với việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp được coi là như vậy.
Tại Bulgaria, nhiều người ủng hộ việc quay trở lại “kinh doanh như bình thường” với Nga nói rằng nhiều nước EU, bao gồm cả Đức và Italy, vẫn tiếp tục nhận khí đốt của Nga, điều đó có nghĩa là Bulgaria có thể làm theo các thỏa thuận tương tự.
Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hristov tuyên bố rằng nếu nước này không nối lại nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, Sofia có thể phải trả khoản tiền phạt rất lớn trong trường hợp có khả năng xảy ra một vụ kiện thương mại về chênh lệch giá. Hợp đồng có điều khoản nhận hoặc trả, buộc Bulgaria phải mua 80% trong tổng số 3 tỷ m3 khí đốt đã hỏa thuận hàng năm. Nếu không, nước này sẽ phải bồi thường.
Cho đến nay trong năm 2022, Bulgaria đã nhập khẩu 1 tỷ mét khối (bcm) và theo điều khoản trên, Sofia sẽ bị buộc phải thanh toán cho 1,4 bcm khác mà nước này đã không được sử dụng. Do đó, Chính phủ lâm thời Bulgaria muốn có một thỏa thuận với Gazprom để sử dụng 1,4 bcm này cho đến cuối mùa Đông, nghĩa là sau cuối năm 2022.
Được biết, các liên hệ giữa Chính phủ Bulgaria và Gazprom đã được thiết lập. Tuy nhiên, lợi thế rõ ràng đang nghiêng về phía Nga vì chỉ có Moskva mới có quyền quyết định xem họ có muốn trở lại “kinh doanh như bình thường” hay không.
Người dân Bulgaria sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sớm vào ngày 2/10 tới và có thể chính phủ lâm thời của nước này sẽ cố gắng tìm ra một phương thức hợp tác với Nga trước thời điểm đó.
Bulgaria có thay đổi 'lịch sử' đối với khí đốt của Nga
Đường ống mới có thể vẽ lại bản đồ năng lượng Đông Nam châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Theo Politico.eu ngày 20/3, cuộc xung đột Nga-Ukraine đang khiến Bulgaria hướng đến điều không tưởng, độc lập với khí đốt tự nhiên Nga.
Xung đột Nga-Ukraine khiến các nước châu Âu tìm cách giảm phục thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: AFP
Trong nhiều thập kỷ, chính sách năng lượng của Bulgaria đã được định hình dưới áp lực từ các công ty năng lượng của Nga, như nhà sản xuất khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước Gazprom và tập đoàn dầu khí khổng lồ Lukoil.
Nhưng trong một động thái lịch sử có thể vẽ lại bản đồ năng lượng châu Âu, Phó Thủ tướng Bulgaria Asen Vassilev cho biết, khi thỏa thuận 10 năm của Bulgaria với Gazprom hết hạn vào cuối năm 2022, Sofia sẽ tìm kiếm nguồn cung khác để đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên của mình.
"Trong tình huống này, không thể có các cuộc đàm phán với Gazprom. Có những lựa chọn thay thế", ông Vassilev nói với Đài phát thanh quốc gia Bulgaria.
Tuyên bố trên của ông Vassilev được đưa ra chỉ vài tháng trước khi một đường ống kết nối mạng lưới khí đốt của Bulgaria với Hy Lạp sắp được hoàn thành, một dự án mà các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu từ lâu đã nghi ngờ Moskva đang tìm cách ngăn chặn.
Bulgaria có mối quan hệ sâu sắc hơn với Moskva so với bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh châu Âu, nhưng chính phủ mới của họ, nắm quyền vào tháng 12/2021, đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với phương Tây hơn.
Đường ống trên - được biết đến với tên gọi dự án kết nối Hy Lạp - Bulgaria, sẽ tạo ra sự linh hoạt cho thị trường khí đốt Đông Nam Âu, có khả năng cho phép các nước trong khu vực đa dạng hóa nguồn cung từ khí đốt của Nga và cải thiện kết nối giữa EU với các nhà sản xuất khí đốt Trung Đông và Trung Á.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov, dự án sẽ cho phép nước này tăng công suất khí đốt từ 3 lên 5 tỷ mét khối khí đốt nhập khẩu mỗi năm và giúp Sofia kết nối với một trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở thành phố Alexandroupolis của Hy Lạp dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.
Sofia cũng sẽ tìm cách tăng nhập khẩu từ Azerbaijan, quốc gia đã cung cấp cho Bulgaria 1 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Ông Vassilev nói: "Đây không chỉ là quan điểm của Bulgaria. Đây là chiến lược chung của châu Âu", đồng thời viện dẫn thỏa thuận gần đây mà các nhà lãnh đạo EU đưa ra tại hội nghị thượng định ở Versailles (Pháp) nhằm "giảm dần sự phụ thuộc của EU vào khí đốt, dầu và than nhập khẩu của Nga càng sớm càng tốt".
Tập đoàn JERA của Nhật Bản ký hợp đồng mua LNG từ dự án Sakhalin-2 Ngày 26/8, người phát ngôn của JERA thông báo tập đoàn điện lực lớn nhất của Nhật Bản này đã ký hợp đồng với công ty điều hành dự án năng lượng Sakhalin-2 tại Nga nhằm duy trì việc cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong dài hạn. Dự án Sakhalin 2 ở vùng Viễn Đông của Nga. Ảnh: Shell/TTXVN Các...