Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp là một nhóm bệnh thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, suy giáp gấp 8 lần so với nam giới.
Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp?
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bình thường quá trình trao đổi chất trong cơ thể của chúng ta luôn ổn định. Bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân của việc tiết quá nhiều hoặc quá ít các loại hormone này.
Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể và mặt giải phẫu cũng như thay đổi sinh lý của nữ giới là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Cơ thể của nữ giới phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn nam giới. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh của nữ thường cao hơn so với nam giới.
Ghi nhận cho thấy phụ nữ nằm trong số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp rất cao là do sự thay đổi thất thường về nội tiết tố trong các giai đoạn phát triển như: dậy thì, kỳ kin.h nguyệ.t, mang thai, hậu sản và thời kỳ mãn kinh.
Trong giai đoạn dậy thì và chu kỳ kin.h nguyệ.t, sự thay đổi nội tiết tố sin.h dụ.c có mối liên hệ mật thiết với hormone tuyến giáp.
Ở thời kỳ mang thai, sinh con và cho con bú, có những thay đổi bình thường về chức năng tuyến giáp. Sự tăng hormone hCG và estrogen trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hormone TSH và gắn protein tuyến giáp trong má.u, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Kích thước của tuyến giáp cũng có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Trong giai đoạn này, nế u tuyến giáp tăng kích thước, cần kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, các yếu tố như tuổ.i tác, giảm nội tiết sin.h dụ.c nữ và chế độ ăn không hợp lý có thể gây bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuố.c tránh thai, thuố.c a.n thầ.n, kháng sinh và hormone điều tiết… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ.
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đối với phụ nữ
Video đang HOT
Tuyến giáp là bộ phận tạo ra nhiều hormone có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể: Triiodo-thyronine và Thyroxine. Bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ gồm có giai đoạn trước và sau khi thụ thai.
Khi có sự thay đổi về hormone tuyến giáp, chu kỳ kin.h nguyệ.t có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề như chu kỳ không đều, rối loạn nặng nhẹ, hoặc bất thường. Những thay đổi này có thể làm khó khăn cho việc thụ tinh.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp có thể đối mặt với nhiều rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi sẽ bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp riêng, nhưng trong giai đoạn này, thai nhi vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Nếu tuyến giáp của mẹ có sự cường giáp hoặc suy giáp không được kiểm soát, có thể gây ra các vấn đề như tiề.n sản giật, sinh non, nhiễm độc tuyến giáp cấp, suy tim, và các vấn đề khác. Thai nhi cũng có nguy cơ chậm phát triển, bị cường giáp từ trong tử cung mẹ, mắc các vấn đề tim bẩm sinh, sinh non, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh.
Tóm lại, bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây rối loạn chu kỳ kin.h nguyệ.t và làm khó khăn trong việc thụ tinh. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh tuyến giáp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bao gồm tiề.n sản giật, suy giáp, và các vấn đề phát triển thai nhi.
Lời khuyên thầy thuố.c
Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ cần chú ý như sau:
Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, bức xạ và các hóa chất độc hại. Nếu bạn làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại cần tuân thủ quy trình bảo hộ để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh khác.
Cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh bao gồm việc ưu tiên bổ sung rau xanh và củ quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nên ăn các loại thực phẩm giầu iod như tảo, rong biển, hải sản và tránh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo và đồ ăn chế biến sẵn.
Ngoài ra, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng là một cách để phòng ngừa ung thư tuyến giáp và các bệnh khác.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống lại mọi bệnh tật cũng như các bệnh lý tuyến giáp. Thực hiện lối sống khoa học, ngủ sớm, đúng giờ, không thức khuya.
Nếu có bất thường như giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, nổi hạch cổ và các triệu chứng khác, không nên chủ quan mà nên đi khám sớm. Tự kiểm tra vùng cổ bằng cách đứng trước gương và ngửa cổ ra sau để phát hiện có những biểu hiện không bình thường nào.
Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh.
Viêm tụy ở tr.ẻ e.m nguy hiểm thế nào?
Một bệnh nhân 12 tuổ.i, Nam Định mắc viêm tụy vừa được các bác sỹ can thiệp ổn định.
Viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn tính là bệnh lý thường gặp ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc hàng năm ước tính từ 3 - 13/100.000.
Ảnh minh họa
Các yếu tố nguy cơ của viêm tụy cấp tiến triển thành viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn bao gồm: gen tắc nghẽn, ngộ độc, rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn.
Viêm tụy cấp là căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và t.ử von.g đáng kể. Tại Đông Nam Á ghi nhận khoảng 174.246 ca mắc mới mỗi năm vào 2019, có xu hướng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009 và có chiều hướng gia tăng.
Trẻ mắc bệnh viêm tụy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống do đau mạn tính, thường xuyên nhập viện, thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu không điều trị kịp thời và xác định đúng nguyên nhân, nhiều sỏi gây tắc nghẽn, viêm tụy tái phát nhiều lần, suy giảm chức năng tụy, teo tụy, mất chức năng tụy ngoại tiết và nội tiết dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Sau nội soi lấy sỏi tụy, người bệnh cần làm xét nghiệm gen di truyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, thăm khám định kỳ để theo dõi chỉ số men tụy, có phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời; thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giảm gánh nặng cho mật tụy, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Viêm tụy mạn liên quan đến rối loạn chuyển hóa hoặc bất thường về gen có thể đi kèm các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết sau này.
Điều trị và quản lý bệnh viêm tụy ở trẻ cần sự phối hợp của các bác sỹ đa chuyên khoa như tiêu hóa, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh... giúp xác định chính xác nguyên nhân để dự phòng, tư vấn các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh.
Nhiều năm nay, bệnh nhân thường đau bụng vùng thượng vị, được chẩn đoán và điều trị theo hướng rối loạn tiêu hóa. Trong vòng 1 năm gần đây, người bệnh có 4 đợt đau bụng, tình trạng đau ngày càng tăng nặng kèm theo chướng bụng, nôn, không thể ăn uống được.
Quá trình thăm khám, xét nghiệm trước đó cho thấy chỉ số men tụy tăng cao 240 U/L (gấp 5 lần bình thường). Sau nhiều đợt điều trị không cải thiện, người bệnh vẫn tiếp tục có nhiều cơn đau, không ăn được, gầy sút cân, suy dinh dưỡng độ I nên đã đến bệnh viện thăm khám.
ThS.Đào Trần Tiến, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, qua khai thác tiề.n sử gia đình được biết mẹ bệnh nhân bị viêm tụy mạn, với nhiều sỏi trong tụy, đã từng được phẫu thuật cắt tụy lấy sỏi và nối ống tụy - hỗng tràng cách đây nhiều năm.
Do vậy, khi con gái có các biểu hiện triệu chứng như vậy, bác sỹ nghĩ đến người bệnh có thể bị bệnh viêm tụy do sỏi tương tự như mẹ.
Trên kết quả chụp cắt lớp vi tính tụy trước đó cho thấy ống tụy giãn, nhu mô tụy nhỏ, đây là biểu hiện viêm tụy nhiều đợt và đã tái phát nhiều lần.
Nghi ngờ người bệnh có tắc nghẽn do bất thường giải phẫu hoặc sỏi gây ra, bác sỹ chỉ định siêu âm nội soi (EUS) để tiếp cận vị trí ống tụy, đán.h giá nguyên nhân tắc nghẽn của ống tụy gây viêm tụy.
Đây là kỹ thuật chuyên sâu có vai trò chẩn đoán, cho phép chụp ảnh siêu âm xuyên dạ dày, tá tràng, giải phẫu chi tiết tuyến tụy thông qua nội soi có đầu siêu âm tiếp xúc sát với các phần của tụy.
Đầu dò siêu âm kết hợp với ống nội soi được đưa sát xuống vị trí tụy như đầu, thân tụy, phóng đại hình ảnh ống tụy và nhu mô tụy gấp 20 lần giúp bác sỹ đán.h giá kỹ ống tụy, nhu mô tụy và tổn thương xung quanh ống tụy để xác định nguyên nhân tắc nghẽn.
Kết quả siêu âm nội soi cho thấy có nhiều sỏi nhỏ vài milimet kết dính thành viên sỏi lớn ở vùng đầu tụy. EUS được chứng minh là vượt trội hơn hình ảnh cắt ngang (chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp) trong việc phát hiện viêm tụy mạn tính với độ nhạy 81% và độ đặc hiệu là 90%.
Các viên sỏi mới hình thành, do kích thước bé, không có cản âm, cản quang nên các phương pháp siêu âm, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ thường rất khó phát hiện.
Theo bác sỹ Tiến, viêm tụy xảy ra nhiều đợt ở trẻ có thể là viêm tụy mạn tính hoặc tái phát do nguyên nhân chưa được giải quyết, do vậy việc xác định chính xác nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm tụy giúp bác sỹ điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát.
Với người lớn, việc tìm nguyên nhân mắc viêm tụy khá rõ ràng, chủ yếu do lạm dụng rượu bia, sỏi mật... Ở tr.ẻ e.m, các nguyên nhân gây viêm tụy thường khó xác định, tổn thương tụy có thể do nhiều yếu tố nguy cơ như bệnh di truyền, bất thường về gen, do bệnh lý tự miễn, do bất thường bẩm sinh về mặt cấu trúc của tụy.
Do vậy, xác định được các yếu tố tham gia gây viêm tụy sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Trường hợp của bệnh nhi, các viên sỏi nhỏ trong nhu mô tụy có thể là yếu tố gây viêm tụy nhiều đợt và tăng men tụy kéo dài. Lấy sỏi tụy có thể giảm tình trạng đau, giảm men tụy và hạn chế tái phát viêm tụy.
Trước đây, can thiệp lấy sỏi trong tụy được thực hiện chủ yếu bằng phẫu thuật do sỏi nằm sâu trong nhu mô tụy, tuy nhiên phương pháp này thường phức tạp và có nhiều nguy cơ, đặc biệt trên bệnh nhi nhỏ tuổ.i. Những tiến bộ mới nhất hiện nay cho phép lấy sỏi trong ống tụy bằng phương pháp nội soi tụy ngược dòng ít xâm lấn, khá an toàn.
Bác sỹ Tiến cho biết thêm, nội soi tụy ngược dòng là một trong những kỹ thuật phức tạp, có độ khó cao do ống tụy nhỏ, kích thước chỉ 3 - 4 mm.
Đặc biệt, thực hiện kỹ thuật gây mê và nội soi trên trẻ nhỏ càng khó khăn bởi giải phẫu ống tụy rất nhỏ (đường kính 2 - 3 mm) nên cần chuyên môn sâu, thiết bị hiện đại giúp điều trị tắc nghẽn ống tụy.
ERCP được đán.h giá là thủ thuật an toàn, hiệu quả đối với trẻ nhỏ bởi quá trình nội soi được giữ bức xạ ở mức tối thiểu. Người bệnh được bảo vệ bằng áo chì, vòng chì ở cơ quan nhạy cảm như tuyến sin.h dụ.c, tuyến giáp.
Người bệnh hết đau bụng ngay sau can thiệp điều trị. Sau 1 ngày, bé tập ăn lại và được ra viện. Việc lấy sỏi, giải phóng tắc nghẽn ống tụy giúp giảm viêm tụy, hạn chế tái phát bệnh.
Sau 2 tuần, chỉ số men tụy trở về bình thường, người bệnh không còn đau bụng, bắt đầu tăng cân và quay trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Lâm Đồng thông tin chính thức về nguyên nhân sản phụ t.ử von.g sau sinh Sau khi đán.h giá kỹ lưỡng mọi quy trình, Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng kết luận, sản phụ K'H. (trú xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng) t.ử von.g do bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy đa phủ tạng không thể hồi phục. Bệnh viện đón tiếp, xử lý đúng quy trình cho sản phụ Chiều 9/10, thông tin...