Nguyên nhân nào khiến karaoke trá hình bùng phát ở TP.HCM?
Trên thực tế các hình thức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Chính điều này khiến cho công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này khó hơn bao giờ hết…
Bất cập – vì sao?
Theo tìm hiểu của PV thì sở dĩ có tình trạng kinh doanh karaoke núp bóng dưới vỏ bọc là các điểm thu âm trên nền nhạc karaoke, biến các khách sạn được xếp hạng sao thành các điểm karaoke… hay là rộ lên việc hát karaoke trong các cabin như các kỳ trước đã phản ánh… là do một nguyên nhân quan trọng, chính là TP.HCM đã ngưng cấp mới giấy phép kinh doanh karaoke trong thời gian quá dài.
Đến thời điểm hiện tại, dù Chính phủ đã cho phép cấp mới giấy phép kinh doanh karaoke (ngày 1/1/2010) nhưng đến nay, TP. vẫn đang xây dựng lại quy hoạch cho phù hợp quy định mới và tình hình mới của địa phương.
“Sở VH-TT&DL đã xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch ngành nghề karaoke, vũ trường trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đề cương này đã được UBND TP. phê duyệt vào tháng 10/2014. Hiện tại, Sở đang cùng đơn vị tư vấn hoàn chỉnh dự án để trình hội đồng thẩm định trước khi UBND TP. xem xét, quyết định phê duyệt”, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết.
Dù chưa cấp phép mới theo quy hoạch nhưng với những điểm đang tồn tại vẫn còn đó nhan nhản lỗi vi phạm. Thanh tra sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết, trong năm 2014, chỉ tính riêng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quán bar, karaoke, vũ trường, đoàn thanh tra chuyên ngành sở VH-TT&DL cùng với hai đoàn kiểm tra liên ngành của TP. đã tổ chức kiểm tra và lập biên bản vi phạm 86 trường hợp. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm tra liên ngành quận, huyện đã tổ chức 3.430 lượt kiểm tra, trong đó kiểm tra karaoke 260 lượt, xử phạm vi phạm hành chính hàng tỉ đồng.
Thông qua công tác xử lý hồ sơ vi phạm, thanh tra sở VH-TT&DL đã ban hành 83 quyết định thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về văn hóa – xã hội TP, đề nghị UBND TP. ban hành 30 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông qua các quyết định xử phạt nêu trên, đã tước quyền sử dụng giấy phép karaoke 3 cơ sở, buộc 8 cơ sở ngưng hoạt động các phòng karaoke dư so với giấy phép.
Tổng cộng từ năm 2006 đến nay, hội đồng xử lý vi phạm hành chính TP. và quận, huyện đã tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh karaoke 67 cơ sở. Ngoài những cơ sở vi phạm nghiêm trọng về tệ nạn xã hội đã được cơ quan chức năng kiên quyết xử lý thì những vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực karaoke là không ký kết hợp đồng lao động với nhân viên, sử dụng nhân viên chưa đủ tuổi lao động, nhân viên nữ ngồi hát chung với khách, sử dụng vượt quá số nhân viên phục vụ cho phép trong một phòng karaoke.
Video đang HOT
Giành lại môi trường văn hóa lành mạnh từ hoạt động karaoke xem ra còn nhiều khó khăn (ảnh minh họa).
Bên cạnh đó còn có các lỗi như hoạt động quá thời gian cho phép, kinh doanh rượu trong phòng karaoke, đặt chuông báo động để đối phó với đoàn kiểm tra. Cá biệt có một số trường hợp có dấu hiệu chứa chấp mại dâm và cũng có một số trường hợp bị bắt quả tang (đa số trường hợp vi phạm là kinh doanh karaoke không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh)… Dù vậy, việc xử phạt này cũng chỉ mang tính “gãi ngứa” cho các cơ sở là chính vì các hình thức xử phạt hiện nay còn có nhẹ.
Chờ hướng dẫn mới xử được
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết, căn cứ vào các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, các hành vi vi phạm nêu trên không có hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường nữa.
Trước đây, quy định (Nghị định 75/2010/NĐ – CP ngày 12/7/2010) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực karaoke, vũ trường vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường.
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc sở VH-TT&DL TP.HCM.
Về vấn đề này, chúng tôi cũng đã kiến nghị sửa quy định này theo hướng có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường. Mặt khác, đối với hành vi “kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép”, thì theo Nghị định số 158/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ cũng đã bỏ hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều này đã làm giảm sức răn đe đối với các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm các quy định quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh karaoke, làm hạn chế công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. Chúng tôi cũng đã kiến nghị sửa đổi điều này theo hướng có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Nói về các trường hợp hoạt động dịch vụ karaoke núp dưới vỏ bọc là các phòng thu âm trên nền nhạc karaoke, ông Nam cho biết, hiện nay, tại TP.HCM đang phát sinh trường hợp các cơ sở đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ công nghệ thu âm nhưng thực chất là hoạt động karaoke. Đây là các cơ sở do phòng Kinh tế quận, huyện hoặc sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo số liệu báo cáo của 17/24 quận, huyện thì hiện có 295 cơ sở đang hoạt động kinh doanh karaoke dưới hình thức này. Lợi dụng việc Nhà nước quy định hoạt động thu âm không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng chưa có quy chế hoạt động thu âm nên hầu như các cơ sở đăng ký kinh doanh ngành nghề “thu âm” hiện nay hoạt động chủ yếu là kinh doanh karaoke không phép.
Các cơ sở này xây dựng phòng ốc rất quy mô, hoạt động như một cơ sở karaoke, phần thu âm được thu vào ổ ghi trên máy vi tính và chủ kinh doanh thu tiền khách theo giờ hát để thu âm. Thực chất đây là các cơ sở kinh doanh karaoke không phép, được tổ chức trá hình nhằm đối phó với cơ quan quản lý.
“Chúng tôi cũng đã đề xuất các điều kiện cần thiết để hoạt động phòng thu âm, ghi âm từ giữa năm 2012 lên bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Nay đề nghị, Bộ quan tâm đến hoạt động biến tướng này và sớm có hướng dẫn xử lý”, ông Nam nói.
Về hoạt động karaoke trong cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, theo Luật Du lịch và quy định của bộ VH-TT&DL thì chỉ quy định cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3, Điều 66 của Luật Du lịch. Lợi dụng các quy định này, nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn để được xếp hạng sao, sau đó đã đưa vào hoạt động kinh doanh phòng karaoke với số phòng karaoke nhiều hơn số phòng lưu trú của khách sạn.
Thực chất các khách sạn này chỉ kinh doanh dịch vụ karaoke là chính, không đảm bảo các điều kiện kinh doanh karaoke và không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. “Chúng tôi cũng đã đề xuất bộ VH-TT&DL nghiên cứu về quy định số phòng karaoke bằng hoặc ít hơn số lượng phòng khách sạn tương ứng với hạng sao được công nhận. Do hoạt động karaoke trong các khách sạn chỉ là một trong các dịch vụ kèm theo mà thôi”, ông Nam nói thêm.
Không phải lỗi của karaoke
Ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên MTTQVN, nguyên Đại biểu HĐND TP.HCM cũng cho rằng, nên phát triển loại hình karaoke và kèm theo những quy định chặt chẽ để quản lý. Nếu có những vấn đề liên quan (mại dâm, hút chích ma túy, rượu mạnh…) thì đó không phải lỗi của hoạt động karaoke mà đó chính là lỗi của đơn vị kinh doanh cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động này.
Sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết, thực hiện việc lấy “chống” để đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, công tác tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đấu tranh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng để phát triển văn hóa lành mạnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy, UBND TP.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Kẻ sát hại dã man người yêu tại quán karaoke nhận án tử hình
Ngày 15.1, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử và tuyên phạt mức án tử hình đối với Lê Văn Hảo (23 tuổi, ngụ tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) về tội giết người, buộc bị cáo phải đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân số tiền 100 triệu đồng.
Lê Văn Hảo tại phiên tòa ngày 15.1
Theo cáo trạng, sau thời gian quen biết, yêu nhau, chiều 22.9.2014, Hảo hẹn chị Dương Thị Hồng Ngọc (21 tuổi, là sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa; ngụ tại Phường Phú Sơn, TP.Thanh Hóa) đến hát kararoke tại quán Hải Quỳnh (45 Phạm Ngũ Lão, phường Quảng Hưng, TP.Thanh Hóa).
Trong lúc đang hát, chị Ngọc nhận được một cuộc điện thoại nhưng không nghe máy và sau đó chào Hảo ra về. Nghi ngờ cuộc gọi đó là do bạn trai mới của chị Ngọc gọi rủ đi chơi nên Hảo đã nổi cơn ghen, đi theo chị Ngọc xuống tầng một của quán karaoke rồi rút dao chém liên tiếp 3 nhát vào đầu, mặt chị Ngọc. Không dừng lại ở đó, Hảo rút con dao khác tiếp tục đâm vào lưng, ngực chị Ngọc, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Trước khi xảy ra án mạng ít ngày, khi đến dự sinh nhật của chị Ngọc tại một quán karaoke, thấy chị Ngọc đang cầm bánh sinh nhật chụp ảnh cùng một người bạn trai, Hảo tức giận và rắp tâm sát hại chị Ngọc. Ngày 22.9.2014, Hảo thủ sẵn 2 con dao trong người, sau đó rủ chị Ngọc đi hát để sát hại.
Tin, ảnh: Ái Châu
Theo Thanhnien
Nghi can chém chết chủ quán karaoke bị phạt tù chung thân Dù trưng giấy chứng nhận "bị hạn chế năng lực hành vi", không thể trả lời thẩm vấn, nghi can chủ mưu vụ tấn công đâm chết chủ quán karaoke vẫn không thoát án tù chung thân. Bản án chiều 10/11 của TAND tỉnh Nghệ An xác định, Nguyễn Văn Linh (25 tuổi, trú tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh) có mâu...