Nguyên nhân nào gây ra polyp đại tràng?
Polyp đại tràng là những khối u, giống như những vết sưng nhỏ, hình thành ở lớp lót bên trong của đại tràng hoặc trực tràng.
Bình thường polyp vô hại nhưng một số loại có thể biến thành ung thư sau nhiều năm.
Polyp đại tràng là phổ biến và nhiều polyp là vô hại. Nhưng một số loại có thể phát triển thành ung thư nếu chúng không được loại bỏ. Mặc dù polyp không phải là ung thư nhưng hầu hết ung thư đại trực tràng đều bắt đầu từ polyp.
Hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn.
Polyp đại tràng có thể được phân thành 3 loại
- Polyp tăng sản chiếm khoảng 90%, thường xảy ra nhất ở vùng đại tràng sigma ở người trưởng thành và thường lành tính, không phát triển thành ung thư.
- Polyp u tuyến chia thành u tuyến ống, u tuyến ống nhung mao. Khả năng ung thư ở các polyp u tuyến là cao hơn so với nhóm polyp tăng sản.
- Polyp ác tính là polyp được ghi nhận tồn tại tế bào ung thư khi soi dưới kính hiển vi.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng
Có nhiều nguyên nhân gây ra polyp đại tràng. Người ta ghi nhận thấy đột biến ở một số gen có thể làm cho tế bào tiếp tục phân chia ngay cả không cần những tế bào mới. Sự tăng trưởng bất thường này ở đại trực tràng có thể hình thành polyp. Vì lẽ đó nên polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong đại tràng.
Những yếu tố góp phần vào sự hình thành polyp đại tràng thường thấy có sự liên quan đến lối sống, tuổi tác, yếu tố gia đình và di truyền.
Trong đó, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, hút thuốc lá, béo phì… dễ có polyp đại tràng.
Ung thư đại tràng rất hiếm gặp trước tuổi 40 và có khoảng 90% các trường hợp xảy ra sau tuổi 50, vì vậy, khuyến cáo được đưa ra là nên khám tầm soát ung thư đại tràng khi đến tuổi 50.
Một số quan điểm cho rằng, polyp và ung thư đại tràng có tính chất gia đình – là một trong những nguyên nhân quan trọng. Nhiều người mắc polyp đại tràng hoặc ung thư có tiền sử có cha mẹ, anh chị em hoặc con bị bệnh này, vì lẽ đó nên nhiều thành viên trong gia đình bị bệnh, nguy cơ sẽ có thể cao hơn rất nhiều.
Những bệnh rối loạn di truyền gây ra polyp tiến triển thành ung thư đại trực tràng sớm với tần suất cao. Một trong những bệnh này là đa polyp tuyến gia đình với rất nhiều polyp trong đại tràng.
Các yếu tố có thể gây ra polyp đại tràng gồm:
- Tuổi cao, đều từ 50 tuổi trở lên.
- Nam giới dường như có tỷ lệ mắc polyp đại tràng cao hơn so với nữ giới.
- Lịch sử gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị polyp hoặc ung thư đại tràng.
- Hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn.
- Béo phì, lười vận động và chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ.
Video đang HOT
Ppolyp đại tràng thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nên cần kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư
Chẩn đoán polyp đại tràng
Các xét nghiệm sàng lọc rất quan trọng trong việc tìm ra polyp trước khi chúng trở thành ung thư và có cơ hội phục hồi tốt. Các phương pháp chẩn đoán gồm:
- Nội soi đại tràng. Nếu tìm thấy polyp trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô sinh thiết để phân tích hoặc loại bỏ trực tiếp ngay lúc đó. Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng để phát hiện polyp đại tràng với độ nhạy với polyp khoảng 80 – 90%.
- Soi đại tràng sigma là phương pháp tương tự như nội soi nhưng chỉ được sử dụng để quan sát trực tràng và đại tràng dưới.
- Thủ thuật khám X-quang ở đại tràng, sử dụng tia X đặc biệt để chụp ảnh đại tràng dễ dàng được xác định polyp.
- Chụp CT scan đại tràng giúp tạo ra hình ảnh của đại tràng và trực tràng, hiển thị các mô sưng, khối, loét và polyp.
- Xét nghiệm phân giúp kiểm tra máu ẩn trong phân hoặc đánh giá DNA có trong phân để tìm bằng chứng về polyp hoặc ung thư đại tràng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu:
- Đau bụng.
- Máu trong phân.
- Mệt mỏi, uể oải kéo dài trên 2 tuần.
- Thói quen đại tiện bị thay đổi kéo dài hơn một tuần.
Đồng thời, chúng ta cũng nên thực hiện tầm soát và khám bệnh định kỳ khi ở độ tuổi từ 50 trở lên và có các yếu tố nguy cơ mắc polyp đại tràng đã kể trên.
Chính vì polyp đại tràng thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nên đối với người có nguy cơ cao và độ tuổi được khuyến cáo cần kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc xét nghiệm phát hiện khi có nghi ngờ mắc bệnh.
Về điều trị, tùy theo từng cá nhân mà các bác sĩ chỉ định cụ thể nhưng đa số các polyp đều có thể được cắt bỏ khi thực hiện nội soi đại tràng. Điều đáng lưu ý với người bệnh là polyp đại tràng có khả năng tái phát rất cao.
Theo nghiên cứu, kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu đến 3 năm sau đó, khả năng tái phát polyp là 25 – 30%. Chính vì vậy, sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 – 5 năm.
Tùy thuộc vào các yếu tố như: số lượng và kích thước polyp, đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp hoặc khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát, nhận diện được các polyp nhỏ thì các bác sĩ sẽ chỉ định tái khám sớm hơn các khuyến cáo trước đó.
Chế độ ăn giúp người bệnh ung thư đại tràng nâng cao thể trạng
Ngoài việc tuân thủ điều trị ung thư đại tràng thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là u xuất hiện ở phần ruột già có khả năng phát triển tại chỗ, xâm lấn ra các cơ quan xung quanh hoặc di căn đến các cơ quan ở xa khác.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy những nhóm đối tượng dễ mắc ung thư đại tràng bao gồm: Yếu tố di truyền; người tuổi trên 50; người bị viêm loét đại tràng mạn tính; người có polyp đại tràng...
Đặc biệt, lối sống thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: Béo phì, thừa cân; Ăn ít trái cây và rau xanh; Ăn ít chất xơ và nhiều chất béo; Ăn nhiều loại thịt đỏ; Uống rượu bia, hút thuốc lá... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Các chuyên gia y tế cũng nhận định, một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm hệ thống và kháng insulin đồng thời dễ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, do đó làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư ở đại tràng.
Chế độ ăn nhiều thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Việc chẩn đoán sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của điều trị. Khi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng, ngoài việc tuân thủ điều trị thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh.
Theo ThS.BS Trần Đức Cảnh, Bệnh viện K Trung ương, ung thư đại tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công của bệnh có thể lên đến hơn 90%. Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư đại tràng, chúng ta cần thay đổi lối sống khoa học hơn bằng cách: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn muối chua, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn...
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về một chế độ ăn cụ thể có thể giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư ở đại tràng hay không nhưng một số nghiên cứu cho thấy, những người sống sót sau ung thư đại trực tràng ăn chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà và cá có thể sống lâu hơn những người ăn chế độ ăn nhiều đường tinh chế, chất béo, thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh ung thư đại tràng
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể người bệnh ung thư có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật và phục hồi sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Ăn đủ chất cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch; giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất, những yếu tố có thể làm suy yếu sức khỏe và khiến bệnh nặng thêm.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư, Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh ung thư cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: protein (chất đạm), carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.
Chất đạm
Chất đạm cung cấp năng lượng và giúp cơ thể phục hồi. Các nguồn thực phẩm giàu đạm tốt và dễ hấp thu bao gồm: Thịt nạc, ức gà, cá, trứng, sữa chua, các loại đậu...
Chất xơ và chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ và phục hồi DNA bị tổn thương của cơ thể.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể và trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào nên có thể làm giảm nguy cơ tế bào đột biến do bị hư hại và trở thành ung thư.
Nhiều loại vitamin, khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào. Một số loại thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại ung thư, cụ thể như thực phẩm thực vật có chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc tăng lượng chất xơ sau khi chẩn đoán ung thư ruột kết mang lại cho bệnh nhân những lợi ích bao gồm cải thiện tỷ lệ sống sót. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ thêm 5g chất xơ mà một người nào đó ăn mỗi ngày, họ sẽ giảm 22% tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng và giảm 14% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Chất béo lành mạnh
Chất béo rất quan trọng vì chúng cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt cho người bệnh ung thư đại tràng bao gồm: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt chia...); Cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ...).
Vitamin và khoáng chất
Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống giúp người bệnh ung thư đại tràng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình điều trị. Một số loại thực phẩm giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư như vitamin C, E, D, canxi, kẽm, beta-carotene và selen...
Nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh ung thư đại tràng bao gồm: Các loại rau củ quả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau; Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi, vitamin D và protein; Thịt nạc cung cấp kẽm, sắt, vitamin B12.
Lưu ý: Để giảm những triệu chứng khó chịu trong ăn uống khi điều trị ung thư, người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo lượng thức ăn cộng lại cung cấp đủ lượng calo cơ thể cần. Nên uống đủ nước mỗi ngày. Nếu nước không ngon miệng, hãy bổ sung thêm chất lỏng vào thức ăn và đồ uống khác như ăn súp, uống trà, sữa, nước ép trái cây...
Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho người bị ung thư đại tràng.
3. Những thực phẩm không tốt cho người bệnh ung thư đại tràng
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Các loại thịt đỏ.
Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng...
Đồ ăn nhanh: thịt nướng, gà rán, khoai tây chiên, hamburger...
Bơ, kem, phô mai...
Thực phẩm chứa nhiều đường
Soda, nước ngọt có gas.
Bánh, kẹo, mứt, kem.
Nước trái cây đóng hộp.
Thực phẩm sinh hơi, khó tiêu
Đậu nành.
Rau bắp cải.
Măng.
Nội tạng động vật.
Rượu, bia, thuốc lá
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, rượu có ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng hay không thì vẫn chưa rõ ràng nhưng uống rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ở nam giới. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh không nên uống rượu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người sống sót sau ung thư đại trực tràng hút thuốc có nhiều khả năng tử vong vì ung thư (cũng như do các nguyên nhân khác). Để phòng ngừa bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ ung thư đại trực tràng, việc bỏ thuốc còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Rượu là thủ phạm gây 7 loại ung thư, khi uống rượu cần chú ý 3 điểm này Theo nghiên cứu cho thấy, rượu làm phát triển ung thư vú, gan và các loại ung thư khác. Ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có nguy cơ cao. Năm 2017, một bài báo đăng tải trên trang Guardian của Anh đưa tin nghiên cứu cho thấy rượu là thủ phạm của 7 loại ung thư. Các chuyên gia đưa ra...