Nguyên nhân khó ngờ khiến cô gái trẻ không thể cười, sụt 14 kg
Khi nhập viện chị T (31 tuổi) trong thể trạng sa sút, mệt lả, ăn uống kém, không nói, không cười được…
Chị B.T.T (Hải Phòng) bị sụt 14kg trong một năm do không ăn, uống được thời gian dài. Từ tháng 4 đến tháng 5/2019 chị T. nuốt đau và vướng hơn nên được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm khám, điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Việt Hưng, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, chị T nhập viện trong tình trạng thể trạng sa sút, mệt lả, ăn uống kém, không nói, không cười được. Qua nội soi, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối sùi loét thành sau họng bên phải, áp xe vùng hạ họng.
Kết quả CT xác định bệnh nhân bị viêm loét thành sau họng do nấm.
Sau hơn 3 tuần điều trị, toàn trạng bệnh nhân đã được cải thiện rõ rệt, nuốt không đau và có thể ăn uống bình thường qua đường miệng, nội soi thành sau họng không còn ổ viêm loét hoại tử. Bệnh nhân được ra viện với nụ cười rạng rỡ trên mặt.
Nấm họng cũng như các bệnh nấm nói chung là khó chữa do nấm có một lớp vỏ chitin rất khó ngấm thuốc. Vì vậy, khi đã điều trị, bệnh nhân cần được trao đổi cụ thể, phối hợp điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh nấm phát sinh. Tùy theo mức độ bệnh, sức đề kháng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị khác nhau cho phù hợp.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, để phòng chống bệnh nhiễm nấm họng – miệng, cần đánh răng và súc miệng sau khi ăn, đặc biệt sau khi dùng các loại thuốc xịt họng có corticoides.
Khám răng định kỳ, nhất là khi có mang răng giả thì phải làm sạch mỗi đêm trước khi ngủ.
Ăn nhiều sữa chua, rau xanh cùng với siêng năng vận động thể chất. Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường.
Hạn chế hoặc không hút thuốc lá.
Video đang HOT
Theo baophapluat
Cấp cứu 3 người hôn mê vì sốc nhiệt do nắng nóng, đã có 2 ca tử vong
Hai tuần qua, khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận 3 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng choáng ngất, hôn mê sâu, trụy tim mạch... do sốc nhiệt vì làm việc, đi lại ngoài trời nắng nóng.
Điều trị cho bệnh nhân hôn mê vì bị sốc nhiệt tại Bệnh viện 108
Chiều 26-6, thông tin đến báo chí, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) cho biết, nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40oC như hiện nay rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng... trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt (Heat Stroke).
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện 108 cho biết, chỉ trong 2 tuần vừa qua, khoa đã tiếp nhận 3 bệnh nhân vào với các triệu chứng: hôn mê sâu, sốt cao trên 40o, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng.
Các bệnh nhân trên đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ; khi có biểu hiện choáng ngất và hôn mê, được đưa vào viện đã trong tình trạng sốc nhiệt nặng, tổn thương nhiều cơ quan nghiêm trọng.
Mặc dù đã được cấp cứu điều trị tích cực bằng hạ thân nhiệt, lọc máu liên tục... tuy nhiên do tổn thương quá nặng nên đã có 2 ca tử vong. Bệnh nhân được cứu sống thì cũng để lại các di chứng nặng nề về thần kinh, hôn mê kéo dài.
Theo bác sĩ Nga, những đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư, những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao...
Trước thực trạng đó, Bệnh viện 108 đưa ra khuyến cáo các biện pháp dự phòng, nhận biết và xử trí ban đầu sốc nhiệt như sau:
Dấu hiệu nhận biết
Những người lao động, hoạt động trong thời tiết nắng nóng, có thể có các triệu chứng ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc ngất.
Nếu có biểu hiện sốt cao> 39-40oC, da khô, nóng, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê, là biểu hiện tiến triển đến sốc nhiệt. Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay, đồng thời gọi ngay tới đơn vị cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.
Xử trí ban đầu
Việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục.
Tại chỗ:
Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng vào nơi mát mẻ.
Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo
Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể đồng thời dùng quạt thồi vào để tăng cường hạ nhiệt
Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều.
Gọi ngay xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Trên đường vận chuyển:
Mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương.
Tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể.
Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể. Theo dõi sát nhiệt độ cơ thể
Phòng tránh
Mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời nắng
Bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu
Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời nóng
Tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt
Tăng cường giáo dục, cảnh báo về tác hại của gắng sức khi trời nóng
Huấn luyện, hướng dẫn cách xử trí khi gặp các vấn đề liên quan đến nắng nóng
Theo anninhthudo
Hội chứng phát bệnh kiệt sức nghề nghiệp Trong bản cập nhật danh sách các chứng bệnh, thương tật thế giới, WHO xác định kiệt sức nghề nghiệp là một hội chứng bệnh phát sinh từ tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc trong một thời gian dài. Trong bản cập nhật danh sách các chứng bệnh và thương tật trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới...