Nguyên nhân khiến miệng có vị mặn và cách xử lý
Hiện tượng miệng có vị mặn đột ngột hoặc trong thời gian dài có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý như bị mất nước, khô miệng,… hay các bệnh đa xơ cứng, liệt Bell hay u não…
Một người bình thường có thể cảm thấy miệng có vị mặn khi ăn các thực phẩm có chứa muối hoặc đi bơi nuốt phải nước biển,… Tuy nhiên, nếu như lưỡi của bạn không tiếp xúc với những lý do kể trên mà vẫn có vị mặn thì cần phải xem xét một số dấu hiệu liên quan để xác định các nguy cơ sức khoẻ mà bạn có thể đang gặp phải.
1. Những nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị mặn
Cơ thể đang bị mất nước
Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là khi ở ngoài trời nóng hay hoạt động thể chất nhiều có thể dẫn tới tình trạng mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, nồng độ muối – nước sẽ bị mất cân bằng. Điều này dẫn tới nước bọt phát sinh nhiều khoáng chất có vị mặn hơn.
Luyện tập thể thao quá sức gây mất nước khiến miệng có vị mặn (Ảnh: Internet)
Khô miệng
Khô miệng cũng là một trong những dấu hiệu mất nước của cơ thể. Ngoài ra thì khô miệng cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý khác. Người bị khô miệng không chỉ cảm thấy miệng bị khô mà còn cảm thấy các vị khác như mặn hay đắng.
Chảy máu trong miệng
Nếu cảm thấy miệng có vị mặn xen lẫn với vị kim loại thì có thể bạn đang bị chảy máu trong miệng. Có nhiều lý do dẫn tới việc bị chảy máu trong miệng như ăn phải thức ăn sắc nhọn (gai, xương cá,…) hay gặp các tổn thương về nướu khác như chảy máu lợi, xây xát do dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng, bị viêm lợi,…
Nếu cảm thấy miệng có vị mặn xen lẫn với vị kim loại thì có thể bạn đang bị chảy máu trong miệng (Ảnh: Internet)
Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể khiến miệng có vị mặn. Với những trường hợp nghi ngờ miệng có vị mặn do thiếu dinh dưỡng sẽ thường được chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem cơ thể bạn đang thiếu hụt nhóm chất nào.
Video đang HOT
Chất nhầy chảy xuống cổ họng
Với những người bị hội chứng chảy dịch mũi sau hay cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,.. thường gặp phải tình trạng chất nhầy chảy xuống cổ họng. Những chất nhầy này thường có vị mặn khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Chất nhầy do cảm lạnh chảy xuống họng có vị mặn (Ảnh: Internet)
Bị trào ngược dạ dày thực quản
Biểu hiện phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản chính là miệng có vị mặn trong thời gian dài. Cơ chế gây ra hiện tượng này là do cơ thắt thực quản bị suy yếu làm cho mật hay acid từ trong dạ dày bị trào lên thông qua ống dẫn thức ăn. Lúc này bạn sẽ cảm thấy nóng rát lồng ngực và miệng có vị chua, vị mặn hoặc vị đắng.
Bị các tổn thương dạng nhiễm trùng trong miệng
Những bệnh nhiễm trùng miệng phổ biến như viêm nướu, viêm nha chu có thể khiến miệng có vị mặn và vị kim loại. Bạn có thể quan sát dựa trên các dấu hiệu như nướu bị đau, răng bị lung lay, hơi thở có mùi hôi khó chịu, chân răng có mủ, nướu bị lở loét,…
Ngoài nhiễm trùng nướu thì nhiễm trùng nấm men trong miệng cũng có thể khiến miệng có vị mặn. Người bị nhiễm trùng nấm men trong miệng hay xuất hiện những đốm trắng và cảm giác bị nóng rát. Bên cạnh vị mặn, bệnh nhân cũng có thể nếm thấy mùi kim loại hay vị đắng.
Người bị nhiễm virus HPV cũng có thể có cảm giác miệng có vị mặn. Nguyên nhân là do bệnh không được điều trị kịp thời, gây ho ra máu, khiến bạn nếm được vị mặn và vị kim loại.
Cơ thể bị mất cân bằng hormone
Nếu cơ thể bị mất cân bằng hormone sẽ có tác động tiêu cực tới vị giác của bạn. Đặc biệt là người đang ở giai đoạn mãn kinh hay đang mang thai.
Do tác dụng phụ của thuốc
Người đang điều trị ung thư rất hay gặp phải trạng thái miệng có vị lạ, trong đó có vị mặn do bị khô miệng. Ngoài ra cũng có một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến vị của nước bọt khiến miệng có vị mặn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây khô miệng (Ảnh: Internet)
Tốt nhất, khi được chỉ định dùng loại thuốc nào bạn nên hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp, tránh hoang mang và có phương pháp can thiệp khi cần thiết.
Các vấn đề sức khỏe khác
Một vài vấn đề sức khoẻ có ảnh hưởng tới não hay dây thần kinh cũng có thể khiến miệng có vị mặn. Chẳng hạn như các chấn thương vùng đầu, chấn thương vùng cổ, tổn thương thần kinh, đa xơ cứng, liệt Bell hay u não,…
2. Cách xử lý miệng có vị mặn
Tuỳ vào nguyên nhân khiến miệng có vị mặn mà sẽ có các cách xử lý khác nhau. Nếu liên quan tới bệnh lý, tới loại thuốc đang được chỉ định sử dụng bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn sớm.
Ngoài ra, một số phương pháp giúp giảm vị mặn trong miệng mà bạn có thể tham khảo như:
- Uống đủ nước
- Khám nha khoa định kì
- Sinh hoạt và có chế độ ăn lành mạnh, giảm bớt đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ,…
Bệnh tiêu chảy nên ăn uống gì để nhanh lại sức?
Tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy khi bị tiêu chảy, người bệnh cần ăn uống như thế nào để cơ thể nhanh lại sức?
Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước
Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp là biểu hiện của viêm dạ dày, ruột do các loại vi rút, siêu vi hay ký sinh trùng gây ra đối với cơ thể. Bệnh tiêu chảy không chỉ gây ra những biểu hiện, rối loạn khó chịu đối với người mắc phải mà còn khiến cơ thể bị mất rất nhiều nước.
Sở dĩ gọi căn bệnh này là tiêu chảy là bởi người mắc đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong một ngày và phân ở dạng lỏng. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 - 3 ngày, cũng có khi kéo dài tới 10 - 12 ngày.
Bởi việc đi ngoài thường xuyên với phân ở dạng lỏng, cộng thêm với nhiều biểu hiện phản ứng khác của cơ thể như sốt, toát mồ hôi liên tục, do vậy người bị tiêu chảy sẽ mất một lượng nước khá lớn. Không những vậy, hàm lượng muối khoáng trong cơ thể cũng sẽ theo chất thải, hệ bài tiết để đi ra ngoài dẫn đến việc cơ thể đã mệt mỏi lại càng mệt mỏi hơn.
Bên cạnh đó khi bị tiêu chảy, người bệnh rất dễ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, uể oải, từ đó kéo theo việc không muốn ăn hay uống bất cứ thứ gì. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể đã mất nước lại còn thiếu nước trầm trọng hơn.
Cần làm gì khi bị tiêu chảy
Khi có các biểu hiện hoặc đang bị bệnh thì người bệnh cần chú ý tới các vấn đề sau:
Bổ sung nước, bù nước đầy đủ cho cơ thể
Đây là điều quan trọng nhất cần được áp dụng cho mọi trường hợp (dù là tiêu chảy ở dạng nào). Bạn có thể bù nước cho cơ thể bằng rất nhiều cách, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong những trường hợp cấp bách không kịp chuẩn bị, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc theo tần suất cố định. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể sử dụng các chất điện giải khác trong y tế để bù nước như o - re - sol hoặc một chút kẽm hay vali vào nước để uống.
Trường hợp cấp bách, việc bổ sung nước cho cơ thể sẽ được thực hiện thông qua đường tĩnh mạch. Đối với cách làm này, bạn cần tới gặp các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về y tế để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng
Ngoài bổ sung nước thì việc đảm bảo dinh dưỡng cũng là điều cần được lưu ý đối với những ai đang bị tiêu chảy. Đôi khi, việc cơ thể quá mệt mỏi do thường xuyên phải vào nhà vệ sinh, đau bụng... khiến bạn cảm thấy không muốn ăn uống bất cứ thứ gì hoặc lo ngại nếu ăn thì sẽ tiếp tục bị nặng hơn.
Tuy nhiên thực tế, việc ăn uống là điều cần thiết để đảm bảo sự hoạt động bình thường trở lại của đường ruột. Bạn nên tiếp tục ăn uống bình thường theo những thực đơn đảm bảo vệ sinh để giữ cho hệ tiêu hoá được ổn định cũng như tạo thêm năng lượng để chống lại bệnh tật.
Các biện pháp khác
Ngoài những cách trên, một số cách điều trị khác cũng được áp dụng khi bạn mắc tiêu chảy đó là việc dùng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ khác. Tuỳ từng điều kiện cũng như thực tế mắc phải, bạn có thể lựa chọn việc ngăn chặn căn bệnh này nhờ men vi sinh, than hoạt tính, cao dán, thảo dược...
Chúc các bạn luôn luôn có một sức khoẻ tốt và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
5 lý do phổ biến khiến mọi người đột ngột tăng cân Cân nặng dao động nhẹ hằng ngày là điều khá bình thường. Trọng lượng trung bình của người lớn dao động lên đến 500 gram đến 1 kg mỗi ngày. Cái cân là nỗi ám ảnh của nhiều người - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nó có thể xảy ra do các lý do khác nhau như lượng natri cao, mất nước hoặc giờ...