Nguyên nhân Honduras cảnh báo trục xuất binh sĩ Mỹ
Honduras cảnh báo sẽ yêu cầu binh sĩ Mỹ rời khỏi nước này để trả đũa nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump trục xuất hàng loạt người nhập cư không giấy tờ.
Người di cư chờ vượt qua khu vực biên giới Mexico – Mỹ ở Ciudad Juarez (Mexico), ngày 4/6/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Kế hoạch của Tổng thống đắc cử Trump có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người nhập cư Honduras. Trong khi đó, căn cứ quân sự của Mỹ tại Honduras lại vô cùng quan trọng với Washington.
Vậy việc cảnh cáo qua lại giữa Mỹ và quốc gia láng giềng Honduras thực sự có tác động như thế nào?
Lập luận của Honduras
Trong thông điệp mừng năm mới, Tổng thống Honduras Xiomara Castro cảnh cáo sẽ xem xét lại hợp tác quân sự của nước này với Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Trump thực hiện lệnh trục xuất hàng loạt người nhập cư không giấy tờ.
Bà Castro tuyên bố rằng các cơ sở quân sự của Mỹ tại Honduras, đặc biệt là căn cứ không quân Soto Cano, sẽ “mất hết lý do tồn tại” nếu việc trục xuất hàng loạt xảy ra.
Tổng thống Castro cũng nhân cơ hội này ch.ỉ tríc.h sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Honduras nói chung: “Chúng ta sẽ phải cân nhắc thay đổi chính sách hợp tác với Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Nhiều thập niên qua, họ duy trì các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của chúng ta mà không trả một xu nào”.
Căn cứ không quân Soto Cano của quân đội Mỹ tại Honduras đi vào hoạt động từ những năm 80 của thế kỷ trước. Có khoảng 1.000 quân nhân và nhân viên dân sự Mỹ đồn trú tại căn cứ Soto Cano. Đây cũng là một trong số ít địa điểm các máy bay lớn có thể hạ cánh, giữa Mỹ và Colombia. Căn cứ này đóng vai trò là điểm xuất phát chính để Mỹ triển khai quân nhanh chóng trong khu vực, bao gồm cả nhiệm vụ cứu trợ thiên tai và viện trợ, cũng như cho các hoạt động chống m.a tú.y.
Video đang HOT
Vị trí của căn cứ Soto Cano gần với các hành lang buôn bán m.a tú.y ở Trung và Nam Mỹ, đồng thời cũng là nơi tập trung quan trọng cho hoạt động giám sát và ngăn chặn.
Mỹ không trả tiề.n cho Honduras liên quan đến Soto Cano bởi căn cứ cũng mang lại lợi ích cho quốc gia Trung Mỹ này. Nhà nghiên cứu Eric Olson tại Trung tâm Wilson (Mỹ) cho biết: “Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Honduras nhìn chung được đồng tình, đóng góp vào nền kinh tế và mang lại những lợi ích cụ thể cho Honduras về phát triển cơ sở hạ tầng, tình báo và hỗ trợ khẩn cấp trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, vốn thường xuyên ảnh hưởng đến Honduras”.
Tác động đến đôi bên
Tổng thống Honduras, bà Xiomara Castro. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia cho biết lời cảnh báo từ Honduras đán.h dấu một thời điểm quan trọng trong địa chính trị Trung Mỹ. Giáo sư danh dự tại Đại học California – bà Dana Frank – cho rằng quân đội Mỹ có xu hướng tìm cách giữ lại Soto Cano trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia không có sự hiện diện quân sự ở Trung Mỹ.
Honduras cũng không muốn có rạ.n nứ.t trong quan hệ với Mỹ. Quốc gia này phụ thuộc vào kiều hối từ công dân ở nước ngoài. Năm 2022, 27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Honduras đến từ kiều hối. Cộng đồng người nhập cư lớn nhất của họ là ở Mỹ. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, khoảng 5% dân số Mỹ là người gốc Honduras – khoảng trên 500.000 người.
Người Honduras đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm dụng lao động.
Chính những yếu tố đó khiến Honduras khó có thể im lặng trước những lời cảnh báo trục xuất người nhập cư hàng loạt. Thứ trưởng Ngoại giao Honduras Tony Garcia nói rằng khoảng 250.000 người Honduras có thể bị trục xuất khỏi Mỹ vào năm 2025. Quốc gia Trung Mỹ này không đủ khả năng tiếp nhận đột ngột cùng một thời điểm số lượng lớn người bị trục xuất này.
Ngoài ra, nếu không có kiều hối từ công dân Honduras ở Mỹ, nền kinh tế của quốc gia này cũng có thể bị ảnh hưởng lớn.
Chiến thuật đàm phán?
Một số nhà phân tích coi lời cảnh báo trên là chiến thuật đàm phán và nhận xét Honduras thiếu đòn bẩy để tác động lớn đến các chính sách của Mỹ.
Bà Frank mô tả động thái này là “đòn tấ.n côn.g phủ đầu”, đồng thời nhằm khẳng định chủ quyền của Honduras và Trung Mỹ.
Ông Olson phân tích rằng, đối với Mỹ, rạ.n nứ.t tiềm tàng trong quan hệ quân sự với Honduras có thể coi là đáng thất vọng nhưng không quan trọng đối với hoạt động quân sự của nước này. Theo ông, căn cứ không quân Soto Cano không còn giữ được tầm quan trọng chiến lược như trong những năm 1980 và 1990.
“Quân đội Mỹ từng cân nhắc rút quân khỏi Soto Cano”, ông Olson cho biết, đồng thời bổ sung rằng các nhiệm vụ như chống m.a tú.y và ứng phó khẩn cấp có thể được tiến hành từ địa điểm khác.
Tổng thống đắc cử Trump cam kết trục xuất nhanh chóng những người nhập cư không có giấy tờ, nhưng nhóm của ông không đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào, khiến các chính phủ Mỹ Latinh vẫn mơ hồ khi họ chuẩn bị để đối phó.
Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ
Vừa qua, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh nước này sẵn sàng thảo luận về các cuộc đàm phán liên quan đến vũ khí hạt nhân nếu được phía Mỹ tiếp cận một cách tôn trọng.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Ảnh: IRNA/TTXVN
Nội dung trên được ông Abbas Araghchi chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Tasnim News của Iran, được công bố vào ngày 1/1/2025.
Ông Araghchi cảnh báo rằng nếu Mỹ quyết định sử dụng các chiến thuật trước đây để gây sức ép với Iran như đã từng thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump thì Mỹ sẽ gặp phải sự phản kháng tương tự.
Ngoại trưởng Iran nói thêm: "Nếu phía bên kia từ chối con đường (đàm phán công bằng), thì một lẽ tự nhiên là chúng tôi sẽ tiếp tục theo con đường riêng của mình như chúng tôi đã làm trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục làm bây giờ".
Tại buổi phỏng vấn với Tasnim News, Ngoại trưởng Iran cũng đề cập đến năng lực quân sự của nước này khi tuyên bố rằng nếu không có sức mạnh của lực lượng quân đội thì họ sẽ không quan tâm đến việc đàm phán.
Ông Araghchi nói rõ: "Năng lực tên lửa của chúng tôi là yếu tố quan trọng thúc đẩy các cuộc đàm phán. Nếu họ có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của chúng ta bằng các cuộc tấ.n côn.g quân sự, tại sao họ lại dành hơn 2 năm để đàm phán? Tại sao Ngoại trưởng Mỹ và các Ngoại trưởng của G5 1 lại dành 18 ngày để đạt được thỏa thuận?".
Theo tờ The Financial Times, vào tháng 11 vừa qua, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch tái áp dụng chiến lược "gây sức ép tối đa" đối với Iran khi nhắm vào nền kinh tế, quá trình phát triển hạt nhân của nước này cũng như khả năng hỗ trợ của Iran cho các lực lượng thân họ.
Chính quyền Trump 2.0 cũng tuyên bố kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran - vốn là nguồn thu quan trọng của nước này.
Vài ngày trước, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Iran cũng đã lên tiếng cảnh báo việc Chính quyền Trump 2.0 rằng việc lặp lại chính sách này sẽ dẫn đến thất bại, giống như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Ông nhấn mạnh rằng Tehran vẫn sẵn sàng đàm phán nhưng chỉ khi có những điều kiện công bằng.
Trong một diễn biến liên qua, dự kiến vào ngày 13/1 tới đây, Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân với 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Anh và Đức tại Geneva. Cuộc đàm phán này diễn ra chỉ một tuần trước khi ông Trump chính thức nhậm chức, trong bối cảnh căng thẳng leo thang về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi xác nhận rằng cuộc gặp gỡ là cơ hội quan trọng để tìm kiếm một giải pháp hòa bình giữa các bên.
Iran tiếp tục khẳng định quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc về việc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu đã nhiều lần ch.ỉ tríc.h Tehran vì tăng cường kho dự trữ urani làm giàu ở mức cao, đạt ngưỡng 60% - mức gần đạt cấp độ vũ khí. Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cảnh báo rằng Iran đang "đẩy nhanh" quá trình làm giàu urani, làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới? Năm 2025 có thể chứng kiến một trật tự thế giới hoàn toàn mới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong khi các quốc gia Nam toàn cầu đang nỗ lực thách thức sự thống trị của phương Tây thông qua các sáng kiến đa phương và công cụ pháp lý quốc tế. Tay sún.g Hezbollah tấn...