Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Vô sinh là tình trạng vợ chồng không thể có con sau một năm chung sống, dù khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
Có khoảng 40% trường hợp vô sinh có nguyên nhân là do người chồng, 40% có nguyên nhân ở người vợ và 20% là do cả hai. Vậy nguyên nhân vô sinh ở nam giới do những ảnh hưởng nào gây ra?
Vô sinh ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc gia đình, do tư tưởng có từ thời phong kiến: sinh con để có người “nối dõi tông đường”, nếu không có con thì sẽ bị xem là một tội bất hiếu đối với dòng họ. Thêm vào đó, vợ chồng sau một vài năm hiếm muộn dễ sinh ra lo lắng, bất hòa, cãi cọ… Do vậy, các cặp đôi cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây vô sinh để sớm tìm được phương pháp điều trị.
Phân loại
Vô sinh được chia thành 2 loại:
Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng chưa từng có con;Vô sinh thứ phát: Đã từng có con nhưng hơn 1 năm rồi chưa có thai lại.Nguyên nhân vô sinh ở nam giới
Có rất nhiều nguyên nhân, tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau:
Di truyền
Vô sinh do di truyền có thể xảy ra ở nam và nữ. Đối với nam giới, nguyên nhân là do di truyền nhiễm sắc thể, những bất thường về số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể,… gây nên tình trạng nội tiết tố nam bị rối loạn.
Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, ma túy… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở nam giới. Các chất kích thích góp phần làm suy giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng, làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng và trứng.
Những đấng mày râu làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại thì rất dễ mắc phải chứng vô sinh. Các hóa chất này khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hoặc giết chết tinh trùng. Nguy hiểm hơn, các hóa chất độc hại còn khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Ăn uống không đủ chất
Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tăng cường sinh lý nam giới như vitamin, kẽm,… khiến tinh trùng thiếu chất dinh dưỡng nên hoạt động kém cỏi hơn và khiến khả năng thụ thai giảm dần, từ đó dẫn đến vô sinh.
Bệnh lý tinh hoàn
Các bệnh lý ở tinh hoàn như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư tinh hoàn,… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng.
Bệnh lý về tuyến tiền liệt
Các bệnh về tuyến tiền liệt cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng như u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, các đấng mày râu cần tiến hành điều trị bệnh sớm nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản trong tương lai.
Bệnh lý về dương vật
Một số bệnh như hẹp bao quy đầu, dây thần kinh dương vật quá nhạy cảm, ung thư dương vật,… có thể gây vô sinh ở nam giới. Các bệnh này cũng ảnh hưởng đến tinh trùng và ham muốn tình dục của nam giới.
Tinh trùng ít hoặc kém chất lượng
Việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hormone, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng… đều làm suy giảm chất lượng và số lượng “tinh binh”.
Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế
Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.
Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn
Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục;Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật mà bị lệch ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng khó đi vào cổ tử cung.Một số phương pháp điều trị vô sinh nam giới
Việc chẩn đoán nguyên nhân rất phức tạp và quan trọng, nhưng từ đó mới có thể đề ra một phương pháp điều trị đúng và có kết quả tốt.
Thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của chồng trong trường hợp rối loạn cương dương hoặc quá ít tinh trùng: khi đó tinh dịch được tích lũy và bảo quản trong các ngân hàng tinh trùng. Hàng tháng, vào đúng ngày trứng rụng, sau khi sàng lọc tinh dịch và loại bỏ các tinh trùng không có khả năng thụ thai, còn lại các tinh trùng khỏe mạnh được bơm vào cổ tử cung của người vợ trong trường hợp người chồng hoàn toàn không có tinh trùng.
Thụ thai trong ống nghiệm bằng tinh trùng và trứng của chính cặp vợ chồng.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều phương pháp giúp giải quyết vấn đề vô sinh. Vì thế, các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng đừng quá lo lắng. Hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương hướng điều trị, bạn nhé!
Theo Hellobacsi.
Liệu bệnh vô sinh ở nam giới có thể điều trị không?
Vô sinh ở nam giới là nỗi ám ảnh lớn nhất của nhiều gia đình và bệnh cũng đang có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây.
Nhằm hạn chế tình trạng này, việc kiểm tra sức khỏe trước và trong hôn nhân là điều rất cần thiết để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
Nam giới cần cung cấp cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân như gia đình có ai mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn không, thói quen sinh hoạt ăn uống hằng ngày, có tiếp xúc với các hóa chất độc hại, có mắc bệnh lây qua đường tình dục... hay không để tìm ra những phương pháp tối cao cải thiện bệnh tình.
Phương pháp nội khoa
Phương pháp này dành để điều trị cho các trường hợp có tinh trùng yếu. Chi phí điều trị thấp, hầu như vô hại nhưng hiệu quả không cao và không thuyết phục;Có thể chia làm 2 nhóm: dùng thuốc và không dùng thuốc.1. Không dùng thuốc
Áp dụng cho những bệnh nhân không có bệnh lý rõ ràng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân mặc quần lót rộng, tắm rửa thường xuyên để hạ nhiệt ở bìu giúp chất lượng tinh trùng được cải thiện. Bỏ thuốc lá cũng là một biện pháp tốt giúp nâng cao chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, hai vợ chồng cần giao hợp thường xuyên, khoảng 2-4 lần mỗi tuần, để giúp kích thích tinh hoàn sản xuất tinh binh.
2. Điều trị bằng thuốc
Các thuốc chống oxy hóa như vitamin E và C hay clomiphene thường được sử dụng khi điều trị vô sinh. Nhìn chung, chưa có loại thuốc nào chứng minh được tính hiệu quả rõ ràng trong quá trình điều trị bệnh.
Nếu tinh dịch của bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng kháng sinh để giúp tinh dịch cải thiện nhanh hơn. Nếu bệnh nhân không có tinh trùng do não không tiết ra các nội tiết tố hướng sinh dục để kích thích sinh tinh (FSH và LH), thì việc tiêm bổ sung các chất này mang lại hiệu quả khá cao (90%) nhưng cũng rất tốn kém vì phải tiêm liên tục 3 mũi/tuần trong vòng 6 tháng.
Phương pháp phẫu thuật
Dành cho các bệnh nhân mắc phải các bệnh lý sinh dục. Đối với bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, vi phẫu thuật cho cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn và bìu giúp tỷ lệ tinh trùng cải thiện trong 60-70% trường hợp và tăng tỷ lệ có con 40% trong 1 năm;
Đối với trường hợp tắc ống dẫn tinh, vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh có kết quả từ 70-90% trường hợp thành công và tỷ lệ có thai tự nhiên là 30-55% mỗi trường hợp;Riêng trường hợp tinh hoàn ẩn, độ thành công rất thấp (10-15%) nên bệnh nhân điều trị quá trễ thì không còn hy vọng;Phẫu thuật nội soi cắt ống phóng tinh để điều trị vô sinh có khoảng 60% trường hợp thành công với tỉ lệ có thai tự nhiên là 30-40% mỗi trường hợp;Thành công của ca phẫu thuật còn phụ thuộc vào phương pháp mổ và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật;
Thời gian cải thiện tinh trùng tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ, giãn tĩnh mạch tinh hoàn từ 6 tháng đến 1 năm; tắc ống tinh cần 3-6 tháng. Không ít trường hợp sau phẫu thuật 1-2 năm người vợ mới có thể có thai như bình thường;Thời gian mổ trung bình là 60 phút. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện một đêm và hôm sau có thể về. Chỉ của vết mổ được cắt sau 7 ngày. Bệnh nhân sinh hoạt trở lại bình thường sau khi mổ từ 3-7 ngày. Sinh hoạt tình dục sau mổ được khuyến khích để giúp chất lượng tinh dịch được cải thiện và tăng tỷ lệ có thai tự nhiên.Phương pháp thụ tinh nhân tạo
1. Bơm tinh trùng đã được chọn lọc vào tử cung
Kỹ thuật này dành cho các trường hợp người vợ lâu quá không có thai hoặc tinh trùng người chồng yếu nhẹ hay vừa. Tỷ lệ thành công của phương pháp trên khoảng 12-20%. Chi phí khoảng từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng.
2. Thụ tinh trong ống nghiệm
Phương pháp dành cho các trường hợp tinh dịch kém chất lượng hay tắc ống dẫn tinh mà không thể mổ nối được. Người vợ phải dùng thuốc kích trứng để tiến hành thụ thai và đây cũng chính là khâu gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như xuất huyết trong ổ bụng, trầm cảm...
Bên cạnh đó, chi phí cũng rất cao cho một lần làm thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này có tỷ lệ thành công chỉ khoảng 15%.
3. Thụ tinh trong ống nghiệm với sự hỗ trợ của vi thao tác tiêm tinh trùng vào trứng
Để thụ tinh trong ống nghiệm tăng tỷ lệ thành công, tinh trùng không cần phải bơi đến chỗ trứng mà sẽ được "bắt" và tiêm thẳng vào trứng. Vì thế, nếu các tinh trùng có "lười" di chuyển thì chỉ cần tinh trùng còn sống vẫn có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Chính vì tinh trùng bị "ép" phải thụ tinh với trứng, các chuyên gia lo rằng thụ tinh nhân tạo sẽ dẫn đến dị dạng bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Song với phương pháp này, tỷ lệ có thai lên đến 30-40% và chỉ có khoảng 5-10% trường hợp không thành công. Ngoài ra, trẻ sinh ra từ thụ tinh nhân tạo có khả năng mắc các chứng bệnh bẩm sinh cao hơn các bé sinh tự nhiên, giống như những đứa bé sinh non. Nhưng y học đang ngày càng tiến bộ và sẽ sớm khắc phục tình trạng này nên bạn đừng lo.
Vô sinh ở nam giới không phải là một loại bệnh hiếm nữa nên bạn đừng lo lắng nhé. Hãy áp dụng các biện pháp trên và đừng nản chí bạn nhé.
Theo Hellobacsi.
8 dấu hiệu của người ích kỷ khi quan hệ Người ích kỷ khi chuyện ấy giống như một mảnh ghép trái tim không thể vừa khít với nửa còn lại. Bạn có thể biến trái tim đầy vết hổng trở nên trọn vẹn hơn nếu như biết cách cảm nhận những mong muốn của người ấy khi yêu. Nếu bạn và cả người yêu đều biết cách chiều chuộng nửa kia khi...