Nguyên nhân gây nổi mụn vùng ngực và cách khắc phục
Nổi mụn vùng ngực là vấn đề nhiều người gặp phải. Một số nốt mụn có thể tự biến mất nhưng hầu hết các trường hợp mụn sẽ phát triển ngày càng nhiều.
Vậy đâu là nguyên nhân làm nổi mụn vùng ngực? Làm thế nào để khắc phục?
1. Nổi mụn vùng ngực nguyên nhân do đâu?
Nếu bị nổi mụn vùng ngực, bạn có thể thấy một số nốt mụn đỏ, sưng, có thể có nhân trắng hoặc mủ tùy vào mức độ trên vùng da từ xương quai xanh trở xuống. Một số nốt mụn có thể biến mất theo thời gian nhưng hầu hết các trường hợp sẽ mụn mọc lên ngày một nhiều hơn.
Theo ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, mụn trên ngực là biểu hiện của viêm nang lông do các vi khuẩn sâu trong lỗ chân lông tạo thành ổ viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của các bệnh lý về da, chẳng hạn như:
Mụn trứng cá: Loại mụn xuất hiện dưới da chủ yếu do tắc nghẽn tuyến bã nhờn, không chỉ có ở vùng da ngực mà còn có ở bất cứ vị trí nào trên da.
Mụn viêm: Loại mụn có mủ sau một thời gian viêm sưng khiến da mẩn đỏ, xuất hiện mụn…
Nổi mụn vùng ngực là biểu hiện của viêm nang lông do các vi khuẩn sâu trong lỗ chân lông tạo thành ổ viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của các bệnh lý về da.
Theo đó, nổi mụn vùng ngực có thể do các nguyên nhân như:
- Không làm sạch da đúng cách : Cũng tương tự như da mặt, bất kể vùng da nào trên cơ thể không được làm sạch đúng cách cũng có thể dẫn đến hình thành mụn. Da cơ thể cũng tiết mồ hôi, dầu thừa và tiếp xúc với hàng loạt các yếu tố ngoại cảnh khác nhau nên không thể chủ quan trong khâu làm sạch da, đặc biệt là người đổ nhiều mồ hôi.
Thói quen vệ sinh da không đúng cách khiến tế bào sừng, dầu thừa trên bề mặt da tích tụ vào các nang lông, trở nên bít tắc và thúc đẩy nổi mụn vùng ngực hoặc bất kỳ vùng da nào khác.
Bên cạnh đó, một số loại xà phòng, sữa tắm có thể gây khô ra, khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu. Do vậy mà da trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường như ánh nắng, ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn hình thành.
- Rối loạn nội tiết : Rối loạn nội tiết có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, giai đoạn mang thai… Ngoài ra, thiếu ngủ, tress, ăn uống thiếu dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây rối loạn nội tiết và nổi mụn vùng ngực.
Một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết và tạo điều kiện để mụn hình thành…
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh:Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn… sẽ làm tăng khả năng tiết bã nhờn trong cơ thể, từ đó gây ra mụn và lão hóa sớm. Việc duy trì chế độ ăn thiếu khoa học không chỉ gây nên mụn ngực mà còn mụn ở mặt, lưng hay nhiều vị trí khác trên cơ thể.
- Thường xuyên mặc áo bó sát với chất liệu không thấm hút: Ma sát thường xuyên từ các loại áo bó, áo lót hay dây chuyền… có thể kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra tình trạng dầu thừa và khiến bụi bẩn, bã nhờn tích tụ, từ đó dẫn đến nổi mụn vùng ngực.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, dầu thừa chỉ xuất hiện khi thời tiết mùa hè, oi nóng. Thế nhưng, kể cả vào mùa đông, nếu da không được dưỡng ẩm đúng cách, kèm theo tác động của các yếu tố quần áo kể trên, tình trạng da khô, bong tróc và tiết dầu dưới da vẫn có thể xảy ra.
Việc duy trì chế độ ăn thiếu khoa học không chỉ gây mụn ngực mà còn mụn ở mặt, lưng hay nhiều vị trí khác trên cơ thể.
2. Cách khắc phục tình trạng nổi mụn vùng ngực
Để chăm sóc da vùng ngực, hạn chế mụn xuất hiện, bạn nên:
- Lựa chọn sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như dầu tràm, trà xanh, giấm táo, chanh tươi… để trị mụn.
- Có thể dùng sản phẩm tẩy da chết có chứa BHA để làm sạch lỗ chân lông, giảm mụn và tình trạng viêm nang lông.
- Thoa kem dưỡng thể sau khi tắm, làm sạch để da luôn đủ ẩm. Tùy vào tình trạng cũng như nhu cầu ẩm của da, bạn có thể tìm các sản phẩm dưỡng thể phù hợp, giúp da săn chắc và đẩy lùi lão hóa.
- Sử dụng các loại nước xả vải, mỹ phẩm, sữa tắm phù hợp với làn da. Ưu tiên lựa chọn các trang phục có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, kiểu dáng thoải mái, không gây khó chịu khi mặc.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi tập luyện điều độ, khoa học…
Trường hợp bị nổi mụn quá nhiều với tình trạng nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân gây mụn. Không dùng tay sờ, cậy nặn, đụng chạm vào vùng da đang bị mụn.
Bí quyết chăm sóc da khi mang thai
Khi mang thai, chị em thường gặp các vấn đề về da như nám sạm, trứng cá, rạn da... Do đó bước chăm sóc da là rất quan trọng để hạn chế các tình trạng này.
Tuy nhiên, quy trình và các thành phần chăm sóc da cần phải chú ý để không ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Chăm sóc da mụn khi mang thai
Khi mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên do thay đổi nội tiết tố đột ngột nên nhiều chị em thường nổi mụn nhiều hơn. Tuy nhiên các loại mỹ phẩm hoặc thuốc điều trị giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên dễ tìm như mật ong. Mật ong không chỉ chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe mà còn có tính kháng khuẩn cao nên cũng là nguyên liệu điều trị mụn trứng cá rất tốt.
Khi mang thai thường dễ bị nổi mụn.
Cách làm: Sau khi rửa sạch mặt, lấy mật ong nguyên chất chấm trực tiếp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch.
Ngoài ra, cần hạn chế trang điểm để tránh da bị bít tắc lỗ chân lông, giúp da thông thoáng; vệ sinh da sạch sẽ thường xuyên và dưỡng ẩm đầy đủ để da được mịn màng. Khi đi ra ngoài trời cần thoa kem chống nắng đầy đủ.
Hằng ngày cần uống nước đầy đủ, ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngủ đầy đủ và hạn chế căng thẳng.
2. Chăm sóc rạn da khi mang thai
Những vùng da thường bị rạn khi mang thai là bụng, đùi, ngực... Để hạn chế rạn da hoặc làm cho các vết rạn đã có mờ đi, nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, các loại sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu... và nên massage nhẹ nhàng mỗi ngày lên các vùng da đó.
Ngoài ra, chế độ ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, omega 3, omega 6... Nếu cần bổ sung dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản.
Trên thị trường cũng có rất nhiều loại kem ngừa rạn da bụng, da đùi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các thành phần có trong kem có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
3. Chăm sóc da nám khi mang thai
Nám da thành đám trên mặt, cổ... hoặc các mảng to trên cơ thể, hoặc thâm da toàn thân là hiện tượng khá thường gặp khi mang thai.
Có thể khắc phục tình trạng nám da này bằng cách lấy lòng đỏ trứng gà trộn đều với mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Rửa sạch mặt hoặc tắm sạch toàn thân rồi thoa đều hỗn hợp lên da mặt, da vùng bị nám. Để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch mỗi tuần 1-2 lần.
Hoặc dùng tinh bột nghệ trộn sữa chua không đường; tinh bột nghệ cùng với mật ong và cách sử dụng như trên cũng là cách ngừa nám an toàn.
Ngoài ra, chế độ ăn nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B6 giúp hạn chế sự hình thành của sắc tố melanin.
Nên chọn các sản phẩm từ thiên nhiên để chăm sóc da.
4. Chăm sóc da từ mỹ phẩm
Khi mang thai vẫn cần các bước chăm sóc da như lúc bình thường.
Các quy trình bao gồm:
Buổi tối: Tẩy trang - sữa rửa mặt - toner - kem dưỡng
Buổi sáng: Sữa rửa mặt - kem dưỡng - kem chống nắng.
Tuy nhiên, sản phẩm chăm sóc da cần có chiết xuất thiên nhiên lành tính, sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu.
Theo đó, cần tránh các thành phần như sau:
- Benzoyl peroxide: Không nên sử dụng, nếu cần phải dùng thì không dùng với nồng độ cao. Với nồng độ 2,5% có thể dùng chấm mụn.
- Retinoids: Chống chỉ định tuyệt đối với isotretinoin (là một retinoids) đường uống, không khuyến cáo sử dụng đường bôi.
- Hydroquinone: Hoạt chất này có khả năng thấm vào da rất cao, không sử dụng khi mang thai.
- Salicylic acid (BHA): Có thể sử dụng salicylic acid với nồng độ dưới 2% với tần suất ít.
- Không sử dụng kem chống nắng chứa thành phần như: avobenzone, oxybenzone, homosalate, methyl anthranilate...
- Paraben không dùng vì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.
- Aluminum chloride hexahydrate (muối nhôm) thường có trong các loại lăn khử mùi, khi mang thai cần lưu ý không nên dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa muối nhôm.
- Tinh dầu: Không phải loại tinh dầu nào cũng tốt cho bà bầu chẳng hạn như tinh dầu hoa nhài sẽ làm co thắt tử cung, tinh dầu cây xô thơm và tinh dầu hương thảo có thể gây chảy máu và tăng huyết áp.
Nổi mụn ẩn trên trán phải làm sao? Mụn ẩn trên trán thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, khiến da trở nên sần sùi. Việc tự ý nặn hoặc cậy mụn có thể khiến tình trạng nặng hơn, khả năng để lại sẹo cao. Vậy cần làm gì để trị mụn ẩn trên trán? 1. Nhận biết mụn ẩn trên trán Theo BSCKI. Lưu Thị Quỳnh, Khoa...