Nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang và cách phòng ngừa
Thông thường cảm lạnh có thể biến thành nhiễm trùng xoang. Nếu tình trạng viêm không được khắc phục sau vài ngày và chất nhầy tích tụ trong xoang mũi, nó sẽ gây nhiễm trùng.
Ảnh minh họa.
Khí hậu, thời tiết thay đổi cộng với tình trạng ô nhiễm không khí nặng khiến các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh hơn chính là những nguyên nhân khiến cho nguy cơ nhiễm trùng xoang tăng cao. Đặc biệt, viêm xoang được coi là căn bệnh phổ biến có thể lây lan từ người này sang người khác một cách dễ dàng nhưng lại khó điều trị hoàn toàn.
Viêm xoang nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể gây ra một số biến chứng không thể xem thường như: Viêm não, nhiễm trùng huyết; Biến chứng nhiễm trùng lan tỏa do ổ vi khuẩn nhanh chóng di chuyển
Đối với trẻ em hoặc những người thiếu sức đề kháng, viêm xoang có thể dẫn đến biến chứng trong ổ mắt, gây áp- xe hậu nhãn cầu, có thể tử vong. Biến chứng này thường xảy ra hơn là viêm não hoặc nhiễm trùng huyết.
Viêm xoang không điều trị đúng trong giai đoạn cấp sẽ chuyển sang tình trạng mãn mà dấu hiệu dễ nhận thấy là người bệnh “khụt khịt” suốt ngày. Biến chứng viêm thận (khởi phát từ viêm amidan), nhưng tỉ lệ không nhiều.
Nhiễm trùng xoang là gì?
Nhiễm trùng xoang là tình trạng viêm xảy ra trong xoang mũi. Khi lớp lót của xoang bị viêm, nó sẽ bít chặt đường dịch mũi, vì vậy, chất nhầy cơ thể sản sinh ra mỗi ngày sẽ vẫn nằm lại xoang. Điều này gây nhiễm trùng.
Triệu chứng của nhiễm trùng xoang?
Các triệu chứng chính của nhiễm trùng xoang là nghẹt mũi, dịch mũi màu vàng hoặc màu xanh, đau mặt. Một số người cũng có thể bị đau răng vì răng cắm vào phía trên của xoang hàm. Bạn cũng có thể cảm thấy rất nặng mặt và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang và cách phòng ngừa?
Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng xoang là do virus. Thông thường cảm lạnh có thể biến thành nhiễm trùng xoang. Nếu tình trạng viêm không được khắc phục sau vài ngày và chất nhầy tích tụ trong xoang mũi, nó sẽ gây nhiễm trùng.
Sự khác biệt giữa nhiễm trùng xoang và cảm lạnh?
Mặc dù ban đầu các triệu chứng của 2 tình trạng này rất giống nhau, cảm lạnh thường kéo dài từ 5-7 ngày và sau đó các triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện. Nhưng nhiễm trùng xoang sẽ không biến mất nhanh chóng. Theo BS Schaberg, nhiễm trùng xoang sẽ kéo dài ít nhất 10 ngày và thường bắt đầu trở nên tồi tệ từ ngày thứ 10 và kéo dài khoảng 1 tuần sau đó.
Nhiễm trùng xoang có lây không?
Với phần lớn các trường hợp là không. Trong hai ngày đầu trước khi bạn có thể biết là bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, bạn có thể lây nhiễm. Thời gian đầu khi bị ốm bạn có thể phát tán nhiều virus trong các chất bài tiết từ mũi ở khắp mọi nơi. Nhưng vào thời điểm virus biến thành nhiễm trùng xoang, bạn không còn lây nhiễm nữa.
Video đang HOT
Điều trị nhiễm trùng xoang như thế nào?
Một số bác sĩ có thể kê steroid để giúp loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể và các loại thuốc giảm đau mạnh có thể giúp thông mũi trong những ngày đầu khi bị nghẹt mũi.
Đối với viêm xoang mạn tính, phẫu thuật nội soi xoang rất phổ biến. Điều này phụ thuộc vào mức độ viêm mạn tính nhưng phẫu thuật rất hiệu quả khi mở đường dẫn lưu và tái tạo sinh lý bình thường của xoang.
Phòng ngừa nhiễm trùng xoang như thế nào?
Tiêm phòng cúm, rửa tay đúng cách và làm bất cứ điều gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc khi đến nơi có nhiều bụi. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá… Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang. Bảo vệ đường thở cẩn thận bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.
Những người bị nhiễm trùng xoang nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Những việc nên làm khi bị nhiễm trùng xoang
1. Lựa chọn sử dụng thuốc không kê đơn cẩn thận
Nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu và mặt, các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen có thể giảm bớt những triệu chứng này hiệu quả.
Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc xịt giúp thông mũi để giúp đường hô hấp thông thoáng, từ đó cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng kéo dài hơn 3 ngày vì chúng có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng viêm xoang trở nên tồi tệ hơn.
2. Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể nhiễm trùng xoang nên uống nhiều nước
Hãy nhớ uống nhiều nước khi bị viêm xoang. Bạn có thể uống trà thảo mộc ấm, nóng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Các nghiên cứu cho thấy một cốc nước ấm không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà hơi nước bốc lên còn giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.
3. Sử dụng khăn ấm chườm lên vùng xoang
Nhiệt độ ấm có thể làm giảm bớt áp lực bên trong xoang và giúp đường thở mở rộng, từ đó giảm đau ở các khoang xoang mặt.
Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm chườm lên mặt hoặc hít thở qua một lớp khăn mỏng. Tắm nước nóng với nhiều hơi nước bốc lên cũng giúp làm loãng các chất nhầy gây tắc nghẽn ở mũi.
4. Sử dụng máy tạo độ ẩm sử dụng máy tạo độ ẩm khi nhiễm trùng xoang
Không khí ẩm được phun sương từ máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ ngột ngạt hơn nhưng hãy đảm bảo vệ sinh máy thường xuyên.
Đừng quên làm sạch bộ phận đựng nước và thay nước sạch, mới mỗi ngày. Sau đó, mỗi tuần bạn nên vệ sinh máy bằng dung dịch tẩy rửa hoặc nước giấm pha loãng để ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
5. Rửa xoang mũi thường xuyên
Bạn nên làm vệ sinh bên trong mũi bằng các dung dịch vô trùng. Hầu hết nhà thuốc đều có bán các bình xịt rửa mũi và dễ dàng sử dụng tại nhà.
Vệ sinh mũi mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy trong đường mũi và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Việc này sẽ giúp đường thở thông thoáng, sạch sẽ, giảm bớt cảm giác khó chịu.
6. Tập thể dục vừa phải
Nếu đã cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể luyện tập các động tác thể dục vừa sức. Tuy nhiên, tình trạng viêm xoang có khả năng khiến bạn bị chóng mặt và gặp nhiều triệu chứng khác. Do đó, đừng cố gắng quá mức nếu bệnh tình vẫn chưa được cải thiện tốt hơn.
Khi cảm thấy tức ngực, khó thở, bạn không nên tham gia thêm bất cứ hoạt động nào. Nếu gắng sức, bạn có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến tim.
Người bệnh nhiễm trùng xoang không nên làm gì?
1. Tránh đi máy bay nếu có thể
Khi đang bị nhiễm trùng xoang, những thay đổi lúc máy bay cất cánh sẽ khiến bạn dễ đau tai và gặp phải nhiều biến chứng khác.
Nếu bạn nhất định phải di chuyển bằng máy bay, hãy ngáp và nuốt nước bọt khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh hoặc hạ cánh. Việc này giúp giữ cho hệ thống hô hấp được thông với nhau, không bị nghẽn lại. Bạn cũng có thể thử bịt lỗ mũi, ngậm miệng và nhẹ nhàng làm động tác xì mũi.
2. Không uống rượu, bia, thức uống có cồn
Cơ thể cần được bổ sung nhiều nước nhưng không phải là cocktail, rượu hay bia. Ngoài ra, thức uống có cồn sẽ càng khiến bạn mất nhiều nước hơn. Chúng cũng khiến cho xoang và các niêm mạc mũi sưng lên, làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn nữa.
3. Không nên đi bơi dùng kẹp mũi khi bơi
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trong vấn đề này nhưng dường như hóa chất tiệt trùng hồ bơi chứa clo có khả năng gây kích ứng đường mũi. Do đó, bạn không nên đi bơi khi các triệu chứng bệnh chưa khỏi hẳn.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể đã hồi phục và muốn “tung hoành” trong hồ bơi, hãy sử dụng dụng cụ kẹp mũi khi bơi.
4. Tránh hít phải những tác nhân gây kích thích
Khi xoang bị nhiễm trùng, điều quan trọng nhất là bạn phải bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây kích thích để không làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm trong hệ hô hấp. Vậy nên, bạn cần tránh đến những nơi có khói thuốc lá hay khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí nặng.
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ chúng càng sớm càng tốt. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị viêm xoang và nhiều căn bệnh hô hấp khác.
Viêm da mủ là bệnh gì?
Viêm da mủ là tình trạng trên da xuất hiện những mụn mủ, tập trung nhiều ở những vùng da nhiều lông và nhiều mồ hôi, ở các nếp kẽ, lỗ chân lông.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, bệnh viện đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm da mủ hay còn gọi là nhiễm trùng da. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường gặp nhất vào mùa hè, thường không nguy hiểm tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, phổ biến nhất là do hai loại vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh sẽ xuất hiện ở những nhóm người khác nhau, trong đó thường gặp hơn ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, người suy giảm miễn dịch và nhóm người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh.
Theo bác sĩ, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện hiện có thể khác nhau. Đối với nguyên nhân do tụ cầu vàng, thường gây tổn thương ở nang lông, khiến lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau đó thành mụn mủ nhỏ. Bệnh gây nhọt, nếu số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau thường gặp ở người suy nhược, giảm sức đề kháng; viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách...
Đối với nhóm nguyên nhân do liên cầu khuẩn, người bệnh dễ bị chốc lây tạo thành từng đám vẩy vàng sâu dính bết tóc, da trợt đỏ, rớm dịch hay chốc loét thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng có bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc chốc mép, hăm, viêm quầng...
Nếu người mắc bệnh viêm da mủ được chẩn đoán, điều trị sớm và đúng cách thì chỉ sau 5-7 ngày, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô bề mặt, bong vẩy da và bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh là trẻ sơ sinh, người già hoặc bệnh nhân có kèm bệnh khác cần cẩn trọng. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong 50% nếu có biến chứng.
Bác sĩ cho biết, tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Bệnh nhân không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ... dễ dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Để phòng bệnh viêm da mủ, phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao. Tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với trẻ em nên tắm nước chè tươi, sài đất, mướp đắng... có tác dụng phòng viêm da mủ rất hiệu quả.
Khi có những triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, viêm não...
Nguy cơ khi chọc dò tủy sống Cháu ngoại tôi mới được 2 tuần tuổi đã bị sốt, phải vào bệnh viện và phải chọc dò tủy sống để xét nghiệm. Cháu may mắn đã khỏi sốt và về nhà. Nhưng chúng tôi vẫn muốn hỏi chọc dò tủy sống có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không? Nguyễn Minh Lý (Hà Nội) Ảnh minh họa Chọc...