Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng trước kỳ kinh nguyệt và cách xử trí
Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trước kỳ kinh nguyệt. Nó có thể gây ra những thay đổi cả về thể chất và tâm trạng như: chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón và đầy hơi.
1. Nguyên nhân nào gây ra đầy hơi, chướng bụng kỳ kinh nguyệt?
Đối với một số phụ nữ, sự dao động của hormone estrogen và progestencó thể gây ra đầy bụng và đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mức độ tăng của estrogen trong những ngày trước kỳ kinh ảnh hưởng đến các thụ thể estrogen trong dạ dày và ruột non. Mức độ estrogen cao hơn này có thể gây ra: đầy hơi, táo bón, tích tụ không khí và khí trong đường ruột.
Estrogen và progesterone cũng có thể ảnh hưởng đến việc giữ nước. Khi mức độ estrogen tăng lên và mức progesterone suy giảm, phụ nữ có xu hướng giữ nước nhiều hơn bình thường. Điều này thường dẫn đến đầy hơi.
2. Làm gì với đầy hơi, chướng bụng kỳ kinh nguyệt?
Có 4 cách có thể giúp phụ nữ giảm chướng bụng, đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt là kiểm soát sinh sản, tập thể dục, ăn uống và sử dụng thuốc không kê đơn (OTC).
2.1 Uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai dạng viên có thể cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Thuốc tránh thai có thể là một lựa chọn cho phụ nữ để giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt. Thuốc viên tránh thai có thể giúp cải thiện tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và cho sử dụng loại thuốc phù hợp.
Vận động hay tập thể dục thường xuyên cũng có thể làm giảm bớt một số cảm giác khó chịu do chướng bụng, đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt.
2.3 Chế độ ăn uống
Mặc dù chướng bụng, đầy hơi liên quan đến kỳ kinh của phụ nữ không hoàn toàn liên quan đến thực phẩm, nhưng một số loại thực phẩm được biết là gây ra khí và có thể làm tăng thêm cảm giác khó chịu.
Hạn chế ăn những thực phẩm này trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể hữu ích. Một số loại thực phẩm có thể góp phần gây ra khí thừa và đầy hơi, bao gồm: đậu, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, đậu lăng, nấm, hành, đậu Hà Lan, thực phẩm ngũ cốc, bia và đồ uống có ga khác cũng có thể làm tăng chướng hơi, đầy bụng.
2.4 Các biện pháp sử dụng các loại thuốc không kê đơn
Thực phẩm bổ sung lactase là các enzym tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa đường lactose làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Đối với nhiều người, có thể áp dụng biện pháp khắc phục bao gồm:
Than hoạt tính: Mặc dù không được hỗ trợ bởi nghiên cứu lâm sàng, than hoạt tính uống trước và sau bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này, vì than hoạt tính có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc.
Alpha-galactosidase: là một chất bổ sung dùng trước khi ăn. Nó hỗ trợ cơ thể bạn phân hủy carbohydrate trong đậu và rau.
Simethicone: Mặc dù có rất ít bằng chứng lâm sàng cho rằng nó làm giảm các triệu chứng đầy hơi, nhưng simethicone giúp phá vỡ các bong bóng khí và có thể giúp khí di chuyển qua hệ tiêu hóa.
Thực phẩm bổ sung lactase: Các chất bổ sung này là các enzym tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa đường lactose, đường trong các sản phẩm từ sữa. Nếu không dung nạp lactose, chúng có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi, tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần thảo luận trước với bác sĩ.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Chướng bụng và đầy hơi là các triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt. Phụ nữ có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của mình, chẳng hạn như hạn chế ăn các thực phẩm gây đầy hơi, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc không kê đơn.
Nếu phụ nữ thấy rằng đầy hơi đang làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, hãy thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng để tìm các giải pháp tốt nhất.
Ngay sau khi kết thúc kinh nguyệt, nữ giới nên tránh làm 3 việc dễ làm tổn thương tử cung
Cứ đều đặn hàng tháng, nữ giới đều sẽ phải trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, có một số việc mà nữ giới nên tránh làm để không gây tổn thương sức khỏe tử cung của mình.
Trong mỗi kỳ kinh nguyệt, nữ giới đều sẽ phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh hoặc một số nỗi đau ở những vùng cơ thể khác. Điều này là hoàn toàn bình thường và bất kỳ cô nàng nào cũng sẽ gặp phải ít nhất 1 - 2 lần trong cuộc sống.
Ngoài chú trọng tới những ngày "rớt dâu", nữ giới cũng nên để tâm tới cả khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Bởi sau khi kết thúc kỳ "đèn đỏ", nếu làm 1 trong 3 việc làm sau đây thì chắc chắn sức khỏe tử cung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày
Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em lại có thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày. Thế nhưng, trong những miếng băng vệ sinh hàng ngày lại chứa một lượng lớn chất hóa học để tạo mùi thơm. Các hóa chất này có thể làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn, gây hăm da, kích ứng, đỏ da vùng kín. Đặc biệt, nếu sử dụng sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt thì nó còn có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Đi khám phụ khoa
Việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm là điều mà nữ giới không nên bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn chọn thời điểm sau khi kết thúc kỳ "đèn đỏ" để đi khám phụ khoa thì đó là một việc rất sai lầm.
Cổ tử cung của nữ giới sau khi hết kinh nguyệt vẫn mở và môi trường axit, kiềm của tử cung chưa phục hồi hoàn toàn, từ đó làm khả năng kháng khuẩn của âm đạo bị ảnh hưởng. Nếu đi kiểm tra phụ khoa ngay lúc này có thể gây lây nhiễm chéo, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Do đó, nếu bạn muốn đi khám phụ khoa, tốt nhất hãy đợi từ 3 đến 7 ngày sau khi hết kinh nguyệt.
Quan hệ tình dục
Ngay sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, do chưa bước vào thời kỳ rụng trứng nên nhiều cặp đôi sẽ tận dụng khoảng thời gian này để giao hợp mà không cần tới biện pháp tránh thai. Vậy nhưng, môi trường axit và kiềm của âm đạo lúc này lại chưa về trạng thái bình thường. Thế nên, sức đề kháng ở vùng kín cũng rất kém. Việc giao hợp ngay lúc này có thể làm vi trùng xâm nhập vào tử cung và gây ra các bệnh phụ khoa.
Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt? Sau tiêm vaccine COVID-19, nhiều phụ nữ cho biết có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số nghiên cứu khoa học đã giải thích hiện tượng này. Sau tiêm vaccine COVID-19, những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như cơn đau bụng có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường, đến sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến....