Nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị
Đau lưng là bệnh thường hay gặp. Nghiên cứu chỉ ra hầu như mỗi người đều bị đau lưng ít nhất một lần trong đời.
Bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD, cho biết đau lưng có thể do nhiều lý do, cấu trúc vùng lưng là cấu trúc phức tạp, không đối xứng, là nơi có nhiều khớp xương, cơ bắp, dây thần kinh cột sống, dây chằng. Vùng lưng cũng là nơi chứa các dây thần kinh nhánh, các mạch máu quan trọng kiểm soát toàn bộ hoạt động của phần dưới cơ thể. Tổn thương đến một trong những vùng này đều có thể gây ra đau lưng.
Ngoài ra, đau lưng cũng do cân nặng đang trở thành nguyên nhân phổ biến, do áp lực ép trực tiếp lên cột sống lưng từ thân trên. Mỹ là nước có đến 70% bệnh nhân thừa cân và 42% béo phì, đều dễ dẫn đến đau lưng.
Giãn hay tổn thương dây chằng hay cơ bắp là một trong lý do thường gặp của đau lưng. Tư thế sai, khiêng đồ nặng, kéo vật nặng, có thể khiến vùng dây chằng và cơ bắp bị giãn. Đau lưng kiểu này có triệu chứng đau nhức buốt, thường phục hồi nhanh với nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, giảm viêm và tập thể dục nhẹ.
Thoát vị đĩa đệm là lý do khác thường gây đau lưng ở người lớn tuổi. Giữa những đốt sống lưng, chúng ta có các “đĩa đệm” làm từ sụn cứng, bên trong có chứa chất dịch đặc, có tác dụng giảm sóc và hấp thụ lực. Khi chúng ta lớn tuổi và do áp lực của trọng lượng cơ thể ép lên theo thời gian, phần đĩa này bị xẹp xuống, khô đi, khiến cho phần đĩa này có thể bị lệch ra ngoài, ép vào dây thần kinh cột sống hay các nhánh thần kinh khiến cho đau lưng kèm theo cảm giác tê tê, và thỉnh thoảng yếu vùng chân bên dưới.
Video đang HOT
Rất nhiều người bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Ảnh minh họa
Gai cột sống tạo ra từ sự hình thành của các xương thừa xung quanh đốt xương sống, các “gai” này có thể ép vào dây thần kinh khiến bệnh nhân bị đau lưng kèm theo cảm giác tê nhức hay yếu vùng chân. Cả gai cột sống và thoát vị đĩa đệm đều có điểm chung là có phần thừa nhô ra từ cột sống ép vào dây thần kinh. Vì vậy, t ập vật lý trị liệu là một trong những cách tốt nhất để chữa đau loại này vì tập trị liệu giúp cho cơ thể và dây thần kinh quen với vùng bị ép, tăng khả năng vận động, và làm mạnh các cơ bắp. Gai cột sống và thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do thoái hóa khớp xương cột sống.
Thoái hóa khớp sống lưng là một lý do khác dẫn đến đau lưng. Thoái hóa khớp do phần sụn chèn giữa các đốt sống lưng bị mòn, dẫn đến xương bị ép trực tiếp gây ra cơn đau. Thường đau loại này sẽ giảm khi bệnh nhân nằm xuống, do giảm áp lực trực tiếp lên đốt sống lưng.
Loãng xương và yếu xương cũng là một lý do khiến lưng bị đau do phần xương yếu có thể giòn và mỏng dẫn đến dễ vỡ do lực ép. Đa số các gãy xương cột sống ép (vertebral compression fracture) đều liên quan đến loãng xương. Vì vậy, chữa loãng xương là điều quan trọng để chữa đau lưng trong trường hợp này.
Các lý do khác dẫn đến đau lưng như nhiễm trùng vùng cột sống hay vùng chậu, chấn thương, tai nạn, hay ung thư di căn đến xương. Chữa trị đau lưng loại này cần tìm ra lý do chính và chữa tận gốc.
Chữa đau lưng
Theo bác sĩ Wynn, phần lớn đau lưng sẽ tự khỏi khi bệnh nhân nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Đa số bệnh nhân sẽ bớt đau với các thuốc giảm đau mua ở hiệu thuốc không cần toa như Ibuprofen, Naproxen (NSAID), hay Tylenol. Tuy nhiên, thuốc NSAID thường có tác dụng phư như đau bao tử hay tổn thương thận.
Tập vật lý trị liệu là một trong những cách hiệu quả nhất để chữa đau lưng. Bệnh nhân nên bắt đầu tập nhẹ trong khả năng của mình, ngưng ngay khi đau, sau đó tập tiếp. Bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau trước khi tập để bớt đau khi tập. Ngay khi đã bớt đau lưng hay hết hẳn, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục tập ở nhà để tăng cường các cơ bắp vùng lưng.
Phẫu thuật là cách cuối cùng chữa đau lưng nếu thuốc, thay đổi lối sống, tập vật lý trị liệu vẫn không làm bớt đau. Phẫu thuật sẽ hiệu quả nếu có lý do khiến đau lưng rõ ràng trên hình ảnh, ví dụ như bệnh nhân bị chèn ép rễ dây thần kinh ở L4-L5 thì việc phẫu thuật giảm áp lực ở vùng này có thể chữa đau lưng.
BS Wynn nhấn mạnh, việc chữa đau lưng tốt nhất là tìm ra lý do chính để chữa như sửa tư thế, giảm cân, hay các bệnh lý gây đau lưng. Tập thể dục và ăn uống cân bằng là cách tốt để ngăn ngừa đau lưng.
Ứng dụng laser trị liệu viêm cơ xương khớp: Giải pháp an toàn, hiệu quả cao
Từ đầu năm 2020, Khoa Y dược cổ truyền Bệnh viện Lê Lợi đã ứng dụng thiết bị laser quang trị liệu, trị liệu các bệnh về viêm cơ xương khớp. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, được đánh giá cao khi đem lại hiệu quả thấy rõ cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế chiếu laser cho bệnh nhân Nguyễn Văn Châm.
Ông Mai Văn Thẩm (52 tuổi, 456/8 đường 3/2, TP.Vũng Tàu) bị đau lưng, đã điều trị nội trú tại Khoa Y dược cổ truyền, BV Lê Lợi 7 ngày nay. Trước đây, ông bị thoát vị đĩa đệm và đã được điều trị khỏi. Thời gian gần đây, triệu chứng đau lưng xuất hiện trở lại và ngày càng nặng hơn. Khi ông không còn cúi xuống và đi lại được nữa, người nhà đưa ông vào BV Lê Lợi cấp cứu.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán, ông bị tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm và chỉ định chuyển về Khoa Y dược cổ truyền điều trị. Hằng ngày, ông uống thuốc đông y và chiếu laser ở phần thắt lưng. "Bệnh của tôi giờ đã đỡ rất nhiều, có thể cúi xuống và đi lại dễ dàng hơn", ông Thẩm vui vẻ nói.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Văn Châm (61 tuổi, ở 86, Trương Công Định, TP. Vũng Tàu) cho biết, cách đây hơn một tháng, ông bị tai nạn khiến bả vai trái bị cứng khớp, không cử động và giơ tay lên được. Ông đến Khoa Y dược cổ truyền để điều trị, kết hợp tập vật lý trị liệu và chiếu bức xạ laser lên vùng phản xạ ở phía trên khu vực tổn thương. Mỗi lần chiếu khoảng 15 - 20 phút và chiếu liên tục 6 - 20 ngày. Ông Châm nhận xét: "Phương pháp điều trị này nhẹ nhàng, không đau nhưng tôi cảm nhận được khớp vai tôi bớt cứng hơn".
Theo bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Khoa Y dược cổ truyền, bệnh viêm cơ xương khớp xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến từ 40 tuổi trở lên. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, trong đó có các yếu tố liên quan đến tính chất nghề nghiệp, môi trường làm việc, di truyền bẩm sinh, thừa cân béo phì, lười vận động hoặc luyện tập thể thao không đúng cách...
Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh này có nhiều cách điều trị, trong đó, điều trị bằng phương pháp chiếu laser có hiệu quả cao, giúp người bệnh giảm cơn đau, cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần. Các đầu chiếu laser tác động vào các huyệt, giúp bệnh nhân giảm đau, kháng viêm. Chiếu laser phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu, sợ đau, sợ mũi kim, đặc biệt, an toàn với những trường hợp có vết thương ngoài da, không gây nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn khẳng định, chiếu laser là phương pháp điều trị mới và hiện đại trong đông y nhưng không thể thay thế các biện pháp chữa trị truyền thống như châm cứu. Bởi, tùy thuộc vào từng bệnh nhân để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
Thông thường người bị bệnh cơ xương khớp có bệnh lý mãn tính, kèm theo nhiều bệnh nền nên việc chữa trị mất nhiều thời gian và phải kết hợp nhiều biện pháp. Do vậy, Khoa Y dược học cổ truyền đưa phương pháp chiếu laser vào điều trị cho bệnh nhân nhằm đa dạng các biện pháp chữa trị và tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
"Bệnh nhân không tự ý mua máy laser để sử dụng tại nhà. Khi bị bệnh hoặc có nhu cầu chiếu laser, bệnh nhân nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa đã được cấp phép sử dụng phương pháp này để tránh rủi ro có thể xảy ra", bác sĩ Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo.
Đắp thuốc trôi nổi trị đau lưng, cụ bà bị liệt chi Có dấu hiệu đau lưng, nhức mỏi, nhiều người tự mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để đắp khiến bệnh không hết mà còn có dấu hiệu nặng thêm. BS tập vật liệu trị liệu cho người thị thoái hóa cột sống Ngày 4/11, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết,...