Nguyên nhân gây chuột rút sau khi quan hệ
Nam giới bị căng cơ, viêm ruột, đường tiết niệu hoặc bệnh tình dục; nữ do u xơ, u năng, viêm âm đạo hoặc tử cung nghiêng.
Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể bị chuột rút sau khi quan hệ tình dục, theo Medical New Today. Song, nguyên nhân khác nhau ở hai giới.
Nam giới
Sự căng cơ
Tương tự như khi tập thể dục, căng cơ xương chậu và cơ bụng khi quan hệ có thể dẫn đến chuột rút. Cơ bắp căng cứng, mất nước hoặc để cơ bắp hoạt động ở tư thế không thoải mái thường tiêu tan sau vài giây hoặc vài phút.
Cơn cực khoái
Cực khoái khi quan hệ dẫn đến co thắt các cơ ở xương chậu và cơ ở sàn chậu. Khi cơ bị co bóp mạnh, chúng có thể gây ra chuột rút tạm thời sau khi quan hệ.
Vấn đề về đường ruột
Các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, hội chứng ruột nhạy cảm cũng có thể gây ra chuột rút.
Vấn đề về đường tiết niệu
Bàng quang nằm trước tử cung nên có thể bị kích thích khi quan hệ. Những người bị nhiễm trùng hoặc viêm bàng quang sẽ gây đau hoặc áp lực trong khung chậu và hệ thống tiết niệu.
Bệnh lây truyền đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng chlamydia và bệnh lậu, có thể gây ra chuột rút ở bụng. Một số loại bệnh cũng có thể khiến dịch tiết từ dương vật hoặc âm đạo hay đau khi đi tiểu.
Chấn thương về mặt cảm xúc
Video đang HOT
Đôi khi, chấn thương trong quá khứ hoặc một vấn đề cảm xúc tình dục có thể biểu hiện qua sự khó chịu hoặc đau đớn về thể chất sau khi giao hợp. Những căng thẳng và lo lắng hàng ngày cũng có thể gây căng cơ hoặc chuột rút.
Ảnh: Health
Đối với phụ nữ
Thâm nhập quá sâu
Thâm nhập sâu, nhất là cổ tử cung có thể gây kích ứng và chuột rút. Chấn thương hoặc nhiễm trùng cổ tử cung có thể khiến cơ thể dễ bị chuột rút hoặc một số bệnh lý khác.
Rụng trứng
Khoảng 2 tuần trước thời kỳ của phụ nữ, nang trứng bị vỡ, giải phóng trứng cho quá trình thụ tinh và thụ thai tiềm năng. Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có thể gây ra chuột rút ở bụng.
Bệnh lý
Buồng trứng là hai cơ quan nhỏ nằm ở hai bên tử cung. U nang có thể phát triển trên hoặc trong buồng trứng. Mặc dù các u nang này thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây đau hoặc khó chịu sau khi quan hệ.
U xơ là sự tăng trưởng xảy ra trong thành tử cung. Chúng thường lành tính hoặc không thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các triệu chứng như ra máu kinh nguyệt nặng và đau bụng, cũng như chuột rút sau khi quan hệ.
Viêm âm đạo xảy ra khi các cơ âm đạo vô tình co thắt khi một người cố gắng chèn vào một cái gì đó. Bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa về tình dục để điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng trong những bộ phận sinh sản nữ. Bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu… Do đó, quan hệ tình dục không lành mạnh cũng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Lạc nội mạc tử cung là sự phát triển của các mô tương tự như những mô phát triển trong tử cung và bên ngoài tử cung. Nó có thể gây ra chuột rút nghiêm trọng và đau bụng cả trong và sau khi quan hệ. Các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt và đau đớn bất thường.
Tử cung nghiêng
Ở một số phụ nữ, tử cung nghiêng về phía sau thay vì nghiêng về phía trước. Khi quan hệ, dương vật có thể gây áp lực lên tử cung và gây ra chuột rút.
Chữa trị và ngăn ngừa
Điều trị hoặc ngăn ngừa chuột rút sau khi quan hệ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Hầu hết các trường hợp, chuột rút nhẹ sau khi quan hệ chỉ là tạm thời và sẽ biến mất mà không cần điều trị.
Nếu chuột rút là do tư thế hoặc hành động cụ thể thì cần phải dừng hoặc thay đổi tư thế để được thoải mái hơn.
Còn nguyên nhân do thể chất hoặc cảm xúc nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, trị liệu hoặc tư vấn về nỗi lo lắng. Phụ nữ có thể phẫu thuật để loại bỏ u, dùng thuốc nội tiết để ngăn ngừa rụng trứng hoặc điều trị u nang buồng trứng
Ngoài ra, nếu bạn bị sốt, ra máu âm đạo, dịch trong dịch âm đạovà dương vật bất thường hoặc đau dữ dội thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm.
Thùy An
Theo VNE
Đi vệ sinh đúng cách như thế nào
Đừng ngồi quá 2 phút khi đi vệ sinh, không nên nhịn tiểu và cần rửa bằng nước muối pha loãng sau khi đại tiện.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đi vệ sinh là nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Tuy nhiên đi vệ sinh sai cách khiến vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho sức khỏe.
Rửa nước muối loãng sau khi đi vệ sinh
Trong số vi khuẩn trú ngụ ở khu vực hậu môn, có nhiều loại có ích còn gọi là lợi khuẩn. Cần vệ sinh đúng cách để không làm mất cân bằng vi khuẩn.
Theo bác sĩ Liên, sau khi đi đại tiện, bạn nên rửa với nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng. Nên để một lọ muối trong nhà vệ sinh, mỗi lần đi xong pha nước muối và vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, đi đại tiện sau khi quan hệ tình dục cũng là cách để đẩy vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh mắc các bệnh về đường tình dục.
Lưu ý: Dụng cụ vệ sinh hậu môn nên sạch sẽ trước khi sử dụng.
Không ngồi quá 2 phút trên bồn cầu
Nếu kiểm soát thời gian đi đại tiện trong vòng 2 phút, bạn có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ít nhất 70%. Ngồi quá lâu trên bồn cầu còn khiến cơ thể bị mỏi, dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Không nên sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
Cũng không nên sử dụng điện thoại, đọc báo hay hút thuốc khi đi vệ sinh bởi sẽ phân tâm, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Không gian trong nhà vệ sinh chật hẹp nên không khí tuần hoàn kém, nguy cơ thiếu hụt oxy lên não nếu ngồi lâu. Tháng 6 vừa qua, một chàng trai 24 tuổi ở Trung Quốc đã bị liệt hoàn toàn sau khi ngồi 30 phút vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, theo World Of Buzz.
Không nên nhịn tiểu
Trung bình bàng quang chứa tối đa 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang.
Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không được nín tiểu. Tiêu tiểu đúng cách giúp đường tiêu hóa thông thoáng, khỏe mạnh, cơ thể tránh nhiều bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ: Nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, thải độc cơ thể. Nếu cơ thể có vấn đề bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời.
Thùy An
Theo VNE
Trận đấu Việt Nam - Hàn Quốc: Bác sĩ chỉ cách giúp cầu thủ hạn chế bị chuột rút Trong trận đấu gặp đội tuyển Syria vừa rồi, nhiều cầu thủ Olympic Việt Nam bị chuột rút sau 120 phút thi đấu kiên cường. Trong trận bán kết gặp Hàn Quốc, các cầu thủ cần làm gì để hạn chế chuột rút? Trong trận đối đầu với tuyển Syria tối 27/8, tiền vệ Quang Hải do căng sức đã bị chuột rút....