Nguyên nhân của các vụ phun trào núi lửa cổ đại kéo dài hàng chục triệu năm
Khám phá mới của các nhà nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp thiết lập những yếu tố có thể kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc của hoạt động núi lửa.
Một loạt vụ phun trào siêu núi lửa kéo dài xảy ra trong quá khứ cổ đại, kéo dài từ khoảng 122 triệu năm trước đến 90 triệu năm trước. Đó là kết quả của một băng chuyền magma dưới lòng đất, đẩy lên bề mặt Trái đất trong hàng triệu năm, nghiên cứu quốc tế mới do các nhà khoa học từ Đại học Curtin ở Úc dẫn đầu cho hay.
Quá trình này diễn ra trên cao nguyên Kerguelen, hiện nằm dưới những con sóng của Ấn Độ Dương. Với các nhà nghiên cứu, kết quả tích tụ magma và dung nham tạo cơ hội để theo dõi hoạt động núi lửa ngược thời gian.
Qiang Jiang, một nhà địa chất từ Đại học Curtin và là một trong những các tác giả của nghiên cứu cho biết, nghiên cứu cho thấy hoạt động núi lửa kéo dài này được thực hiện nhờ cấu hình độc đáo của cao nguyên Kerguelen.
“Núi lửa tồn tại quá lâu vì magma do lớp phủ tạo ra liên tục chảy ra qua các rặng núi giữa đại dương, liên tiếp hoạt động như một kênh, hay một băng tải magma trong hơn 30 triệu năm”, nhà địa chất Hugo Olierook, từ Đại học Curtin và là đồng tác giả nghiên cứu, giải thích.
Nhà địa chất học Fred Jourdan của Đại học Curtin, đồng tác giả nghiên cứu nói việc phát hiện ra hoạt động phun trào liên tục, kéo dài này giúp hiểu được những yếu tố nào có thể kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc của hoạt động núi lửa.
“Điều này có ý nghĩa đối với cách chúng ta hiểu về magma trên Trái đất và trên các hành tinh khác”, nhà địa chất học Fred Jourdan giải thích thêm.
Đào vàng phát hiện hố va chạm vẫn thạch 100 triệu năm tuổi
Những người đào vàng ở Úc mới đây đã tìm thấy một hố va chạm vẫn thạch khổng lồ có niên đại khoảng 100 triệu năm, vào thời mà khủng long ngự trị trên Trái Đất.
Vẫn thạch là thiên thạch va chạm với Trái Đất và nằm lại hoặc để lại nhiều mảnh vụn trên Trái Đất.
Bức ảnh trọng lực mã hóa theo màu của khu vực có hố va chạm Ora Banda. Hố va chạm này (màu xanh thẫm) nằm ở giữa bức ảnh.
Hố va chạm này được phát hiện ở gần thành phố Ora Banda, phía Tây nước Úc. Hố rộng khoảng 5 km, rất có thể được tạo ra do một thiên thạch to đến 200 mét lao xuống mặt đất.
Khi các nhà địa chất học của công ty khai thác vàng Evolution Mining của Úc gặp phải một số lõi đá bất thường ở Ora Banda, họ đã báo cho nhà vật lý địa chất phụ trách nhóm, ông Jayson Meyers. Ông Meyers đã kiểm tra các mẫu vật và ngay lập tức chú ý đến những mẩu đá hình nón cụt bởi đây chính là dấu hiệu cho biết một vụ va chạm vẫn thạch.
Theo Viện Khoa học Hành tinh, Mỹ, đá hình nón cụt được tạo ra khi có các đợt sóng áp suất cao, vận tốc cao đột ngột xảy ra do một vật thể rất lớn, như là một vẫn thạch hoặc một vụ nổ thử nghiệm hạt nhân, đập vào một khu vực. Những đợt sóng đột ngột này đập vỡ đá thành những hình nón cụt đặc trưng, giống như một dấu vết tạo ra do một vật cứng đập vào kính trước của ô tô. Ông Meyers nói vì không ai tiến hành thử nghiệm phản ứng hạt nhân ở Ora Banda nên đây là bằng chứng của một hố va chạm vẫn thạch thời cổ đại.
Bên trái là bản đồ dị thường trọng lực của hố va chạm với tìm thấy, nó cho thấy đường gấp nổi lên ở giữa hố va chạm; bên phải là bản đồ tổng thể có đánh dấu hố va chạm Ora Banda.
Để tìm hiểu kỹ hơn, ông Meyers đã kiểm tra địa hình và xem xét bản đồ bất thường trọng lực của khu vực này để tìm ra nơi có sự khác biệt về trường hấp dẫn so với các nơi khác. Ví dụ: một dãy núi có lực hấp dẫn lớn hơn một bề mặt bằng phẳng, hay một đại dương hoặc hố va chạm sẽ có những dị thường trọng lực âm. Ông phát hiện ra một hố va chạm bị che lấp, có một đường gấp ở giữa. Đường gấp này chính là chỗ đá bị đập vỡ bật lên trở lại mặt đất sau khi sao chổi đâm xuống, giống như một sợi dây chun bật lại khi bị kéo căng. Khi các nhà địa chất học đến gần đường gấp này, họ đã phát hiện ra những viên đá hình chóp cụt.
Hiện nay các nhà khoa học ở Trường đại học Curtin, Úc, đang tiến hành điều tra quy mô nhỏ ở Ora Banda. Cụ thể là họ sẽ kiểm tra xem các khoáng chất ở khu vực mỏ khai thác có bị bay hơi và rồi tinh thể hóa trở lại dưới áp suất cao hay không. Ông Meyer cho biết năng lượng giải phóng ra khi vẫn thạch tác động lớn hơn bất kỳ năng lượng kết hợp nào của các vụ thử hạt nhân mà con người từng tiến hành.
Nghiên cứu về đá zicron và các khoáng vật khác sinh ra từ vụ va chạm sẽ cho biết thời điểm thiên thạch đó lao vào Trái Đất. Hiện tại, ông Meyers nhận định thời điểm đó xảy ra vào khoảng 250 triệu đến 40 triệu năm trước. Nếu nó va chạm với Trái Đất sau Kỷ Phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước, thì nó không liên quan đến sự tuyệt chủng của các loài khủng long không biết bay, bởi vì chúng đã chết từ trước đó rồi.
Kinh ngạc trước những sinh vật kỳ lạ sống dưới nơi sâu nhất của Nam Cực Nam Cực hiện có khoảng 1.000 nhà khoa học nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác động của biến đổi khí hậu và lịch sử Trái đất. Mới đây, trong một dự án tập trung vào động vật biển và khám phá hệ sinh thái biển xung quanh Nam Cực, các nhà khoa học đã có phát hiện bất ngờ. Vốn vẫn...