Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt đến muộn
Mang thai là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi chậm trễ kỳ kinh. Song, có thể không phải như vậy.
Hội chứng buồng trứng đa nang. Làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
Căng thẳng. Căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều điều trong cuộc sống bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể căng thẳng làm giảm hoocmon GnRH (hoocmon kích thích nang trứng) làm cho trứng không rụng. Hãy tìm giải pháp xả stress để lấy lại mật độ kinh nguyệt bình thường. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Thay đổi lịch trình. Việc này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn. Nếu bạn thường xuyên thay đổi thói quen sinh hoạt và thấy có vấn đề về kinh nguyệt, hãy điều chỉnh lịch làm việc và học tập của bạn.
Video đang HOT
Đổi thuốc. Có thể bạn đang sử dụng loại thuốc mới và tác dụng phụ của thuốc sẽ làm trứng không rụng hoặc trì hoãn việc rụng lâu hơn. Sự trễ kinh rất thường hay xảy ra với những người dùng thuốc ngừa thai. Vì vậy, nếu có ý định chuyển sang một loại thuốc mới, cần hỏi rõ bác sỹ về tác dụng phụ của nó.
Thể trọng khôn cân đối. Thể trọng quá lớn có thể khiến các hoocmon tác động đến chu kỳ của bạn thậm chí làm ngừng kinh. Hormone leptin phát tín hiệu đến não về tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Những người thiếu cân cũng vậy, việc thiếu mỡ sẽ dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Việc tăng cân lên mức bình thường sẽ giúp kỳ kinh của bạn trở lại. Đây là nguyên nhân thường gây ra trễ kinh với những phụ nữ tập thể dục quá mức hay vận động viên chuyên nghiệp.
Tiền mãn kinh. Là khoảng thời kỳ cơ thể chuyển từ có khả năng sinh nở sang hết khả năng. Kỳ kinh có thể ít hơn, nhiều hơn, thường xuyên hơn, nhưng chủ yếu là không bình thường. Tuy nhiên, thời gian này vẫn có thể có thai vì vậy mà phụ nữ nên dùng biện pháp tránh thai đầy đủ nếu không muốn sinh con.
Theo Mi Trần – Kiến thức
Thiếu sắt trong chu kì - đừng chủ quan
Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận oxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
Theo thống kê, 1/3 số phụ nữ trưởng thành và 1/2 bạn gái tuổi thiếu niên thường hay bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vì sao phụ nữ thiếu sắt?
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt, do cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu khá nhiều.
Đối với các bạn gái trong vài năm đầu của chu kỳ kinh thường có triệu chứng rong kinh hoặc ở một số phụ nữ mắc chứng rong kinh kinh niên thì lượng máu mất đi càng nhiều hơn. Không những vậy, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ ít hơn so với nam giới. Do đó, thiếu sắt rất dễ xảy ra ở phụ nữ.
Nguyên nhân thứ hai là do trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta chỉ quan tâm đến tinh bột hoặc ở một số phụ nữ ăn kiêng, ăn chay thì chỉ ăn nhiều chất xơ mà quên đến việc cơ thể cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất sắt có trong thịt, cá... Ngoài ra, uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50-60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
Nguyên nhân thứ ba là do bị nhiễm giun sán dẫn đến thiếu sắt. Một số loại giun tóc, giun móc... có khả năng hút chất dinh dưỡng của cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc.
Tác hại của việc thiếu sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác. Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu; đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận.
Ngoài ra, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Làm gì để khắc phục thiếu máu do thiếu sắt?
Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chị em phụ nữ cần bổ sung đầy đủ bằng một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên bổ sung sắt; đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya. Bên cạnh đó cần tẩy giun định kỳ để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng, cần bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.
Theo Khải My - Thanh niên
"Đèn đỏ" kéo dài: Mối nguy tiềm ẩn Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml. Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái thường không đều và hiện tượng rong kinh ở giai đoạn này không mấy lo ngại. Tuy nhiên, sau khi hệ sinh sản của các...