Nguyên nhân & cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch… Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
Theo Bác sĩ Cao Minh Sang Giám Đốc Trung Tâm Y Dược Tinh Hoa, tiền đình là hệ thống thăng bằng của cơ thể nằm ở tai trong (hai bên), có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Các chuyển động như quay mình, nghiêng sang phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận. Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này hoặc tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng.
Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài cơn, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.
Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không được chú ý kỹ.
Lưu ý khi mắc bệnh
Người mắc chứng rối loạn tiền đình cần tập thể dục thường xuyên, ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh. Bệnh nhân không ngồi liên tục quá lâu, nhất là làm việc máy tính, hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích.
Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được leo trèo cao và phải hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.
Video đang HOT
Điều trị:
- Sử dụng sản phẩm TIDI kết hợp Tinh hoa Tuần hoàn não là phương pháp điều trị tối ưu.
- Nếu Thoái hoá cột sống cổ thì kết hợp thêm Tinh hoa Dưỡng cốt.
– Vật lý trị liệu: Nếu có điều kiện thì kết hợp Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, cổ gáy đặc biệt là huyệt ế phong ở góc dưới rái tai (Tác động trực tiếp tới dây thần kinh tiền đình). Kéo dãn cột sống cổ.
Phòng bệnh:
Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đau, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần.
Theo VNE
Biểu hiện & nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch... Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
Để có được câu trả lời chính xác, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Đôi khi, để tìm ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI).
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống
ệnh nhân rối loạn tiền đình thường có biểu hiện chóng mặt. Tuy nhiên, để tiện chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, triệu chứng bệnh thường được chia làm 4 nhóm:
- Chóng mặt: Ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.
- Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.
- Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
- Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên). Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.
Điều trị:
Sử dụng sản phẩm TIDI kết hợp Tinh hoa Tuần hoàn não là phương pháp điều trị tối ưu.
Nếu Thoái hoá cột sống cổ thì kết hợp thêm Tinh hoa Dưỡng cốt.
Vật lý trị liệu: Nếu có điều kiện thì kết hợp Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, cổ gáy đặc biệt là huyệt ế phong ở góc dưới rái tai (Tác động trực tiếp tới dây thần kinh tiền đình). Kéo dãn cột sống cổ.
Phòng bệnh:
Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần.
Theo 24h
Những bệnh hay gặp sau kỳ nghỉ tết và cách điều trị Bạn vừa trải qua một kỳ nghỉ dài, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn cảm thấy được nghỉ ngơi và khỏe khoắn. Rất có thể bạn đang mệt mỏi vì những cuộc thăm viếng họ hàng, tụ tập đến tận khuya và nói chuyện không ngừng... Và giờ bạn đang khổ sở với cái đầu đau nhức, bụng dạ...