Nguyên nhân ban đầu khiến 20 học sinh bị viêm cầu thận ở Nghệ An
Theo thông tin mới nhất từ Sở Y tế Nghệ An, kết quả xét nghiệm 8 mẫu máu của các em học sinh bị mắc viêm cầu thận tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) có đến 3/4 kết quả bị dương tính với kháng thể kháng liên cầu khuẩn nhóm A.
Khám sàng lọc xác định nguy cơ bệnh cho các em học sinh xã Hạnh Dịch
Bác sỹ Trần Nguyên Truyền – Phó phòng nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế Nghệ An cho biết, hiện nay đã xác định được nguyên nhân ban đầu khiến hàng loạt học sinh tại xã Hạnh Dịch mắc viêm cầu thận cấp trong đó có 2 em tử vong.
Trước đó, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu máu của 8 bệnh nhân chủ yếu là học sinh trường THCS Hạnh Dịch để xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm, Viện vệ sinh dịch tế Trung ương đã gửi kết quả và được biết có tới 6 bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng liên cầu khuẩn nhóm A.
“Hiện nay, dù đã xác định được nguyên nhân ban đầu, nhưng chúng tôi còn phải chờ kết quả về chất lượng nước, độc tố trong nước tiểu của các mẫu kiểm tra mới có kết luận cuối cùng…” bác sỹ Trần Nguyên Truyền cho biết thêm.
Trước đó, báo Dân Việt đưa tin, từ tháng 11.2016 đến nay đã ghi nhận 20 học sinh (17 học sinh THCS và 3 học sinh tiểu học) tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) cùng mắc triệu chứng nghi nhiễm bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có 2 em đã tử vong. Ngày 21.2, Sở Y tế Nghệ An báo cáo lên Bộ Y tế về việc 20 học sinh bị chứng viêm cầu thận cấp này, đồng thời đề nghị Bộ Y tế vào cuộc để xác định nguyên nhân của mầm bệnh.
Video đang HOT
Theo Danviet
Biến chứng viêm cầu thận từ... viêm họng
Từ tháng 11.2016 đến nay, tại xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, Nghệ An) đã phát hiện 20 học sinh bị viêm cầu thận cấp, trong đó có 2 em tử vong, nghi ngờ do liên cầu khuẩn. Theo các chuyên gia y tế, liên cầu khuẩn gây viêm họng, viêm da nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm van tim...
Bỗng dưng phù thũng
Theo thông tin từ Sở Y tế Nghệ An, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Hạnh Dịch có 20 học (17 học sinh THCS và 3 học sinh tiểu học) mắc các triệu chứng phù, đái ít, nước tiểu sẫm màu, nghi bị viêm cầu thận. Trong đó có 2 học sinh đã tử vong do suy thận nặng là em Lô Văn H (12 tuổi, học sinh lớp 7) và em Lô Văn T (8 tuổi, em trai H). Cả 2 em đều bệnh nặng, được gia đình xin cho xuất viện và sau đó tử vong tại nhà.
Khám sàng lọc xác định nguy cơ bệnh cho các em học sinh xã Hạnh Dịch. Ảnh: Cảnh Thắng
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan với các triệu chứng viêm họng của trẻ. Khi trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng, có hạch vùng cổ... thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không bỏ thuốc khiến bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây biến chứng". TS Nguyễn Tiến Dũng
Sáng 23.2, đoàn cán bộ y tế tỉnh Nghệ An đã tổ chức khám sàng lọc cho hơn 200 học sinh tại trường Tiểu học và THCS Hạnh Dịch. Anh Hà Văn Dậu (SN 1974) đã vượt 7km đường rừng, đưa con trai là Hà Văn Tiến (12 tuổi) từ bản Mứt ra trung tâm xã. "Tháng 11 năm ngoái, người cháu tự nhiên sưng phù lên, kêu mệt, ngủ nhiều. Thấy vậy gia đình đưa cháu đến bệnh viện huyện khám. Bác sĩ nói cháu bị viêm cầu thận, nhập viện 1 tuần rồi sau đó cho thuốc về nhà uống. Đến hôm nay cháu vẫn chưa khỏi bệnh nên cho cháu đi tái khám. Cháu cũng nghỉ học mấy tuần rồi" - anh Dậu cho hay.
Trong khi đó anh Lô Văn Tuyến (bản Coong) cũng ngồi thấp thỏm đợi ngoài sân trường đợi con trai là Lô Văn Tuấn (12 tuổi) đang được các bác sĩ lấy mẫu máu, nước tiểu xét nghiệm. "Cháu đã xuất viện, vừa mới đi học trở lại được 2 ngày. Mặt cháu xẹp rồi, không sưng nữa, nhưng còn yếu lắm" - anh Tuyến nói.
Bác sĩ Nguyễn Chí Sỹ (khoa Hồi sức, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, các bác sĩ và nhân viên y tế đang tiến hành khám sàng lọc cho học sinh, lấy mẫu máu và nước tiểu. Còn về nguyên nhân sự việc hiện tại chưa thể kết luận ngay, mà còn phải chờ kết quả của nhiều xét nghiệm khác. Tuy nhiên, hội đồng chuyên môn tính đến khả năng viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn có 2 thể: Thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính thường điều trị xong đợt cấp, sau đó điều trị duy trì từ 6 - 9 tháng và được tiên lượng tốt, khỏi bệnh hoàn toàn nếu được điều trị đúng. Thể ác tính có thể gây suy tím cấp, suy thận nặng dẫn tới tử vong. 2 bệnh nhân tử vong khi vào viện đều có biểu hiện suy thận, rối loạn điện giải nặng, tổn thương do hoại tử ống thận.
Cũng theo bác sĩ Sỹ, nếu như do độc tố thức ăn, hóa chất hay nguồn nước chưa chắc đã là nguyên nhân bởi nếu như vậy người lớn cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Trước mắt, tại thời điểm này, các bác sĩ khuyến cáo: Trẻ cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ngoài ra, kiểm tra kỹ thức ăn, nguồn nước uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Khi có các dấu hiệu như tiểu buốt, mệt mỏi, đau bụng, phù trắng ở mí mắt, mặt, và chân tay thì đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh. Không tự ý chữa bệnh ở nhà bằng thuốc lá khi không có chỉ định của bác sĩ.
Đừng chủ quan với viêm họng
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới T.Ư) cho biết, liên cầu khuẩn có hàng chục týp và thường lây nhiễm vào cơ thể người ở da, vùng họng, gây viêm da hoặc viêm họng. Liên cầu khuẩn cũng lây qua hô hấp và tiếp xúc với người bệnh.
Khi liên cầu khuẩn gây bệnh, cơ thể thường sinh ra kháng thể để chống lại liên cầu khuẩn nhưng đồng thời cũng có thể gây viêm cầu thận cấp, viêm van tim, viêm khớp. Bệnh có thể gây tử vong vì các biến chứng viêm cầu thận cấp, phù phổi cấp, suy tim...
"Tuy nhiên, chỉ có tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu (ở vùng họng hoặc da) bị biến chứng như viêm cầu thận cấp, viêm van tim hoặc viêm khớp. Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn cũng thường gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi" - bác sĩ Cấp cho biết. Theo bác sĩ Cấp, rất khó phát hiện các biến chứng do liên cầu khuẩn từ sớm. Vì thế, nếu trẻ em viêm họng, viêm da vài ngày và xuất hiện các triệu chứng như đau khớp, khó thở, tiểu ít, phù mặt, mệt mỏi thì nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác. Các xét nghiệm tìm ra chủng liên cầu khuẩn phải được thực hiện bởi các cơ sở y tế đủ điều kiện.
Bác sĩ Cấp cho hay, viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn cũng dễ điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh thường được phát hiện sau khi đã biến chứng nặng, do đó việc điều trị phức tạp và trong thời gian dài. Ngoài ra, các bệnh nhân bị tổn thương van tim cần phải dự phòng việc tái nhiễm liên cầu khuẩn. Vì nếu bị nhiễm khuẩn lần nữa, các biến chứng tổn thương có thể nặng hơn.
TS-bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, 80% số trẻ em bị viêm họng, viêm da do liên cầu khuẩn đều không gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ có khoảng 20% ca bệnh còn lại có thể gây biến chứng viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim khi được điều trị không triệt để.
Theo bác sĩ Cấp, nếu phát hiện chùm ca bệnh bị viêm cầu thận do liên cầu khuẩn thì cần khám sàng lọc, phát hiện các ca bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, điều trị dứt điểm để tránh bệnh lây lan.
Theo Danviet
Người có dấu hiệu sau đây tốt nhất không nên ăn chuối Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên với một số người mắc bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn chuối vì nó không phải thích hợp với tất cả mọi người. Những người bị tiểu đường Chuối chín có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với...