Nguyên Giám đốc BQL dự án nước Sông Đà đối mặt với mức án nào?
Ông Hoàng Thế Trung – Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng ống nước Sông Đà – người vừa bị Viện KSND Tối cao khởi tố sẽ đối mặt với mức án nào?
Ngày 8/5, tin tức từ Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án nước Sông Đà về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống cốt sợi thuỷ tinh Vinaconex cũng bị khởi tố theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Khắc phục sự cố vỡ đường ống dẫn nước sông Đà.
Trước đó, khoảng 4h sáng 12/7/2014, đường ống dẫn nước sạch Sông Đà, tại Km15, Đại lộ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội) tiếp tục bị vỡ, khiến việc cấp nước cho hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Từ Liêm… bị gián đoạn.
Liên quan đến vụ việc này, PV báo Người đưa tin vừa có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính pháp – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội).
Luật sư Đặng Văn Cường nhận định, dựa trên kết luận ban đầu nêu trên và hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra, quyết định khởi tố của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an là có căn cứ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vụ việc mới ở đầu của giai đoạn điều tra. Cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, các thủ tục theo quy định pháp luật để tiến hành điều tra vụ án hình sự nêu trên. Nếu đầy đủ các chứng cứ chứng minh người phạm tội thì sẽ có kết luận điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát truy tố, làm căn cứ để tòa án xét xử vụ án hình sự nêu trên.
Theo Quy định tại khoản Điều 31, Hiến pháp 2013 “Người bị buộc tội được cho là không có tội cho đến khi chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 9, BLTTHS cũng ghi nhận “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Luật sư Đặng Văn Cường
Thời điểm này ông Trung và ông Bằng là những nghi phạm, bị khởi tố, điều tra về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của ông Trung và ông Bằng có dấu hiệu của tội danh nêu trên.
Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể khẳng định hai ông Trung và Bằng có tội hay không và bị xử phạt mức án phạt tù như thế nào khi chưa có phán quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Nếu qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định ông Trung và ông Bằng có tội theo quy định tại Điều 229 BLHS thì mức án mà ông Trung và ông Bằng có thể phải chịu theo quy định tại khoản 1 là “phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Trong trường hợp được xác định là phạm tội thuộc trường hợp được xác định là gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm; hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt có thể tới hai mươi năm tù.
Bộ luật hình sự Điều 229: Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. 1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Là người có chức vụ, quyền hạn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Khởi tố, bắt giam nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án nước Sông Đà
Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hoàng Thế Trung - nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng ống nước Sông Đà.
Ông Hoàng Thế Trung nghe lệnh khởi tố, bắt giam.
Ngày 8.5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án nước Sông Đà về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống cốt sợi thuỷ tinh Vinaconex cũng bị khởi tố theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, vào cuối tháng 7.2014, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46 - Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cùng Viện Vật liệu xây dựng xác định nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống này là do chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng.
Sau khi đủ căn cứ, Cơ quan điều tra xác định Hoàng Thế Trung, Trần Cao Bằng là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc để xảy ra những vi phạm về việc sản xuất, lắp đặt hệ thống ống nước dẫn đến đường ống bị vỡ liên tục.
Khắc phục sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà.
Khi vụ án đang được điều tra thì đường ống nước sạch sông Đà lại vỡ lần thứ 10 (tháng 1.2015). Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo_Dân việt
Vụ vỡ đường ống nước Sông Đà: Hai nguyên Giám đốc bị bắt Ngày 8/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Thế Trung, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án nước sông Đà và ông Cao Văn Bằng, nguyên giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex, về...