Nguyễn Đức Kiên tiết lộ thông tin không có trong tài liệu
Sáng nay (10/12), phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạmtiếp tục diễn ra. Ngày thứ 9, bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác tiếp tục bào chữa về tội lừa đảo, trốn thuế.
Bắt đầu vào phần bào chữa, bị cáo Kiên nói: Hoạt động của ACB là minh bạch, dân chủ, công khai, quyền lợi của kinh tế Việt Nam đặt lên trước quyền lợi ACB. Đồng thời, ACB được quản trị bằng một tập thể có năng lực, hiểu biết, không thể điều hành tự ý kiến cá nhân.
“Bầu” Kiên cũng thừa nhận: “Không phải đến hôm nay mới nói đến vị trí của tôi ở ACB mà ở nhiều văn bản. Tôi có vị trí cao ở ACB, có ảnh hưởng tại ACB. Nhưng mỗi thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, ở vị trí hội đồng sáng lập, tôi chỉ là chỗ dựa tinh thần cho anh em. Thời điểm tôi bị bắt, có nhiều người đã có lời khai bất lợi cho tôi”.
Bị cáo Kiên cho rằng, “các ý kiến của các thành viên HĐQT của ACB khai trước tòa có nhầm lẫn nhiều quá. Chẳng hạn, ý kiến của bị cáo Trịnh Kim Quang nói doanh số bán vàng 130.000 tỷ, đây là kết quả cộng từ nhiều chỗ khác nhau. Đó là doanh số từ bán vàng để đưa vốn vào phục vụ dân cư. Đề nghị anh Quang nói lại với Tòa là đúng hay sai”.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tự bào chữa cho mình
Về hành động ủy thác gửi tiền, bị cáo Kiên cho rằng, “việc tiếp tục ủy thác gửi tiền, sau khi có nghị quyết dừng vào 28/3/2011 là sai. Ban điều hành đã không chấp hành nghị quyết này. Tôi đề nghị xác định ai là người có trách nhiệm trong việc gửi tiền này. Tôi đã đề nghị cách chức Kế toán trưởng của ACB. Ý kiến này không được các thành viên đồng tình vì các anh cho rằng phải bảo vệ cán bộ trước. Cho nên đã xảy ra các diễn biến tiếp theo”.
Bị cáo Kiên nói tiếp: “Tôi đề nghị anh Lý Xuân Hải nên đưa ra giải pháp báo cáo ra Đại hội cổ đông để đưa ra ứng xử với sai phạm của từng cá nhân, truy cứu đến đâu. Tôi cũng đã đề nghị với anh Hải là hãy cho tôi dùng tiền cá nhân đưa cho anh Hải 718 tỷ để sửa sai. Anh Hải nói không đồng ý đề xuất của tôi, không dùng tiền cá nhân để sửa sai cho cả Hội đồng quản trị. Anh Hải cho rằng, số tiền quá lớn, nếu dùng sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.
“Biết sai, biết rõ sai, nhưng không phải cố ý làm trái mà không nắm bắt kịp thời của pháp luật để ứng xử. Ý kiến cá nhân tôi, Nghị quyết ngày 2/3/2010 là đúng pháp luật vì ACB được hoạt động ủy thác trong lĩnh vực ngân hàng” – bị cáo Kiên nói.
Nói về số tiền 781 tỷ đồng, Nguyễn Đức Kiên cho biết thêm: “Tôi xin tiết lộ thông tin không có trong bất kỳ tài liệu nào. Đó là tôi có đề nghị với anh Hải, nếu các anh sai, tôi xin dùng tiền cá nhân 718 tỉ đồng của tôi để sửa cái sai này đi, đừng để các anh vi phạm pháp luật. Anh Hải không đồng ý với tôi vì số tiền ấy quá lớn, muốn ACB tự giải quyết”
Video đang HOT
“Tôi chấp nhận lấy tiền túi cá nhân của tôi khắc phục hậu quả của thường trực Hội đồng quản trị. Cái sai ở đây là không nắm bắt kịp thời quy định của pháp luật để điều chỉnh. Nếu các anh ấy nghe lời khuyên của tôi thì không bị cáo nào bị truy tố”.
VietBao.vn (Theo Giao thông Vận tải)
Phúc thẩm "bầu" Kiên: "Bầu" Kiên kêu oan cho... bị cáo khác
"Bầu" Kiên khẳng định đã có đơn gửi tòa án khẳng định việc buộc tội Huỳnh Quang Tuấn là rất oan vì Tuấn không có bất kỳ vai trò gì trong thương vụ này.
Theo tin tức trên báo Người Lao Động, ngày 5/12 HĐXX toà phúc thẩm xử Nguyễn Đức Kiên (tức "bầu" Kiên), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), cùng các đồng phạm tiếp tục dành khá nhiều thời gian cho các luật sư tham gia xét hỏi các bị cáo cùng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đến lượt bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói: "Thấy sức khoẻ không an toàn nên nói một số ý kiến của tôi". Chủ toạ ngắt lời: "Để đảm bảo sức khoẻ, cái gì ở phạm vi câu hỏi thì trả lời ngắn gọn, trọng tâm. Còn giải thích dài thì để buổi sau vì còn nhiều thời gian phía trước".
Nguyễn Đức Kiên. (Ảnh báo Người Lao Động)
Nguyễn Đức Kiên nói thêm: "Nhưng tôi sợ tim tôi không chịu được lâu nên trình bày luôn".
Bị cáo dành thời gian để tiếp tục nói về việc mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB là không trái luật, đến giờ này không có một khoản lỗ nào mà ACB và Công ty chứng khoán ACB (ACBS) phải chịu trách nhiệm; công ty B&B không trốn thuế; việc Ngân hàng ACB uỷ thác tiền gửi sang Ngân hàng Vietinbank, bị cáo này cũng cho rằng việc uỷ thác không gây hậu quả 718 tỷ, không mất số tiền này của ACB.
Bị cáo Kiên đề nghị giám định lại một số văn bản liên quan đến Tổng Cục thuế để chứng minh mình vô tội trong tội Trốn thuế; đề nghị bổ sung một biên bản về danh mục cổ phiếu của Công ty ACBS để chứng minh Công ty ACBS không mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB.
Trả lời câu hỏi của Luật sư về phần thẩm vấn của Huỳnh Thị Huyền Như, bị cáo Kiên bình luận: "Huyền như nói nửa đúng nửa sai", còn phần trả lời của đại diện Ngân hàng Vietinbank, bầu Kiên nói: "Tôi không tranh luận với Vietinbank vì không cùng ngôn ngữ. Tôi sẽ chỉ trình bày với HĐXX".
Trong khoảng thời gian bào chữa, bị cáo Kiên tiếp tục nhắc đến tình trạng sức khoẻ: "Tôi có 27 tháng nghiền ngẫm và tôi thuộc lòng tất cả các luật. Vụ án này mệt mỏi lắm rồi, tôi mong muốn được làm rõ".
Trong quá trình nói, bị cáo Kiên vẫn gằn giọng song ngắt quãng vì hụt hơi. Thấy vậy, chủ toạ nhắc: "Nếu mệt bị cáo có thể ngồi" thì bị cáo Kiên vẫn xin đứng nói: "Tôi xin đứng nói đỡ ép bụng". Trong khi trình bày, bị cáo thỉnh thoảng xin nghỉ một lát lấy hơi.
Cũng trong các buổi xét xử trước, bị cáo Kiên cũng được chủ toạ cho ngồi trả lời vì bị bệnh tim, sức khoẻ yếu, huyết áp cao tới 160/100.
Theo báo Vietnamnet, tại phiên tòa, bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (nguyên Phó Tổng giám đốc ACB) cho rằng, cá nhân mình không liên quan đến việc ra quyết định cấp hạn mức 700 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Bị cáo này lí giải, phiên họp đó chỉ tham gia với tư cách khách mời, không được ký vào bất cứ văn bản nào.
Khi luật sư thẩm vấn Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về vai trò của Tuấn trong vụ việc, cả hai đều khẳng định Tuấn không có vai trò gì trong việc quyết định cấp hạn ngạch 700 tỉ đồng.
Nguyễn Đức Kiên còn khẳng định đã có đơn gửi tòa án khẳng định việc buộc tội Huỳnh Quang Tuấn là rất oan vì Tuấn không có bất kỳ vai trò gì trong thương vụ này.
Trả lời luật sư Tám về chủ trương ủy thác tiền gửi, bị cáo Lý Xuân Hải cho biết đến thời điểm hiện nay, ACB chưa buộc bị cáo và bất cứ bị cáo nào trong HĐQT ACB phải chịu trách nhiệm về việc bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng của ACB.
Lý Xuân Hải tại toà. (Ảnh Vnexpress)
Tại tòa, bị cáo Hải cho biết từ khi ACB tiến hành hoạt động ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, ACB chưa từng bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, nhắc nhở về việc này.
"Tôi không nghĩ việc ủy thác gửi tiền là sai phạm, vì khi cơ quan công an vào làm việc, chúng tôi đã trình bày, báo cáo và không thấy ai nhắc nhở gì. Tôi cũng chưa bao giờ nghe về việc Ngân hàng Nhà nước có xử phạt lỗi về ủy thác" - bị cáo Hải nói.
Bị cáo này diễn giải: "Tinh thần của Luật doanh nghiệp mới là doanh nghiệp được phép làm những gì pháp luật không cấm. Việc ủy thác chúng tôi tiến hành vào thời điểm pháp luật chưa có quy định. Tôi rất mong muốn tòa đánh giá lại hình phạt cho tôi".
Liên quan đến số tiền 716 tỷ đồng ACB ủy quyền cho các nhân viên gửi đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản được khá nhiều luật sư chú ý và đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, Huyền Như đều xác nhận tất cả những gì đã khai trong hồ sơ. Huyền Như cũng cho rằng số tiền đó là Huyền Như lập giấy tờ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhân viên ACB.
Cuối phiên xử chiều 5/12, HĐXX cho rằng đã thẩm vấn hết các bị cáo và những người liên quan. Tuy nhiên, hội đồng vẫn dành ít phút để chất vấn đại diện của B&B. Công ty này vẫn giữ nguyên kháng cáo khi cho rằng không kinh doanh trái phép, việc góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu chỉ là hoạt động đầu tư thông thường. B&B cũng không trốn thuế, được thể hiện qua hồ sơ và hạch toán. Theo đó, công ty đã kê khai vào sổ sách kế toán và báo cáo thuế, chưa có kết luận nào là không hợp pháp.
Phiên xét xử chững lại khi toà cho biết, bị đơn thứ hai là Công ty Thiên Nam đã rút toàn bộ kháng cáo. Lúc này, bầu Kiên nêu hàng loạt câu hỏi: "Tôi có phải là Chủ tịch HĐQT Thiên Nam? Việc rút kháng cáo có được tôi đồng ý không? Tôi đã bị cách chức chưa".
Toà cho biết, luật quy định người đại diện pháp luật là người có toàn quyền thực hiện mọi giao dịch và nghĩa vụ pháp luật của công ty. Ông Tiến Anh là Tổng giám đốc Thiên Nam nên có quyền này.
Ngày 8/12, tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Theo NTD
TRỰC TIẾP xét xử bầu Kiên: Nguyễn Đức Kiên được quyền tự bào chữa Ngày 28/5, các luật sư tiếp tục tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo tại tòa. Nguyễn Đức Kiên. 15h20: Luật sư Tâm đưa ra lý lẽ: Đối với số tiền 718 tỷ đồng, Ngân hàng ACB đã gửi tiền hợp pháp vào Vietinbank. Việc mất tiền là do Huyền Như lừa nhân viên, lãnh...