Nguyên cứu khoa học chỉ ra những rủi ro khi trẻ bị chấn thương vùng đầu
Theo kết quả một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Australia, trẻ em có thể bị giảm chức năng não sau khi bị chấn thương ở vùng đầu và tình trạng này có thể nhận thấy rõ thông qua những bất thường trong giấc ngủ, hoặc những biểu hiện mệt mỏi và khó tập trung ở trẻ em.
Thông qua các hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland đã theo dõi những triệu chứng dai dẳng của trẻ em sau chấn thương ở vùng đầu và mối liên hệ của tình trạng này kết quả phục hồi kém của não.
Tiến sĩ Kartik Iyer – một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Giấc ngủ kém có liên quan đến việc giảm chất xám trong não và giảm chức năng của não. Xác định tình trạng giảm chức năng não có thể cho phép chúng ta dự đoán liệu một đứa trẻ có thể phục hồi bình thường hay không.
Nhận thức về vấn đề này có thể giúp các bác sĩ đảm bảo rằng trẻ sẽ được điều trị một cách thích hợp, với các biện pháp phục hồi chức năng như liệu pháp hành vi nhận thức, thuốc để cải thiện giấc ngủ hoặc các liệu pháp mới mẻ và an toàn như tiến hành kích thích não không xâm lấn”.
Theo các nhà khoa học, phát hiện trên giúp dự đoán chính xác tới 86% về việc tình trạng giảm chức năng não sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự sự phục hồi não của trẻ ở thời điểm hai tháng sau khi trẻ bị chấn thương vùng đầu. Tiến sĩ Iyer cho biết: “Nói chung, trẻ em có triệu chứng chấn động kéo dài sẽ có những thay đổi đối với vùng não chỉ huy thị giác, vận động và nhận thức, nhưng chúng ta không hiểu rõ về cách thức phát triển và sự liên quan đến khả năng phục hồi trong tương lai.
Điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến việc trẻ em quay trở lại các hoạt động bình thường, như thời gian đi học, khó khăn về trí nhớ và sự tập trung, rối loạn thói quen ngủ và thay đổi tâm trạng – tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ khỏe mạnh”.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Annals of Clinical and Translistic Neurology cũng cho thấy hầu hết trẻ em đều có thể hồi phục hoàn toàn sau khi bị chấn động vùng đầu, chỉ có 1/10 số trẻ gặp các triệu chứng bị ảnh hưởng kéo dài.
Theo Tiến sĩ Iyer, “điều đặc biệt quan trọng là trẻ em cần được đưa tới bác sĩ để thăm khám và nhận các lời khuyên về chuyên môn y tế ngay sau khi chấn thương xảy ra, đồng thời trong khi chơi thể thao, đi xe đạp, trẻ em cần được mặc đồ bảo vệ đầu phù hợp để giảm thiểu tác động của chấn thương”.
Thanh Phương
Theo dantocmiennui.vn
8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn toàn độc tố
Táo bón, khó ngủ, hôi miệng hay những thay đổi bất thường trên da... là những dấu hiệu cảnh bảo cơ thể bạn đang nhiều độc tố.
Táo bón: Khi ăn, chúng ta vô tình tiêu thụ nhiều hóa chất đi kèm thực phẩm như: chất bảo quản, chất tạo màu, tạo hương vị. Lúc này, ruột được giao nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn phải đối mặt với các chất độc. Do ruột không thể hoàn thành "nhiệm vụ", nên lượng bã trong cơ thể sẽ bị tích lũy, gây độc cho cơ thể và là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày hay táo bón.
Bối rối, khó tập trung: Nếu một ngày bạn cảm thấy bịchóng mặt, bối rối và không thể tập trung thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chứa quá nhiều độc tố. Những độc tố này gây ra một loạt các phản ứng làm khô các vitamin và khoáng chất trong cơ thể khiến trung tâm thần kinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mùi cơ thể: Mặc dù đã tắm rửa sạch sẽ, khử mùi và dùng nước hoa nhưng cơ thể bạn vẫn thoáng lên mùi khó chịu thì hãy cảnh giác, bởi đây là biểu hiện cho thấy cơ thế bạn đang bị nhiễm nhiều độc tố. Nguyên nhân là do những độc tố này khi vào đường tiêu hóa sẽ tạo ra khí và mùi hôi. Quá trình đào thải những cặn bã này ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông sẽ khiến cơ thể bạn có mùi rất khó chịu.
Bất thường trên da: Da là cơ quan lớn nhất cơ thể và cũng là nơi dễ bị nhiễm độc nhất. Hàng ngày, ngoài ô nhiễm khói bụi, làn da của chúng ta cũng vô tình bị nhiễm độc thông qua các hóa chất có trong dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng hay kem dưỡng da. Việc tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất trên có thể gây ra tình trạng phát ban, mụn trứng cá hay bệnh chàm.
Khó ngủ: Tích tụ quá nhiều độc tố trong cơ thể sẽ khiến bạn bị kiệt sức và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Lúc này, một lượng lớn chất độc có trong cơ thể sẽ khiến nồng độ hormone cortisol có tác dụng kiểm soát giấc ngủ bị mất đi vai trò của mình, từ đó khiến bạn khó chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Hôi miệng: Hôi miệng là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Việc này xảy ra khi hệ tiêu hóa đang phải "vật lộn" để tiêu hóa hết lượng thức ăn trong cơ thể. Mặt khác, việc gan phải hoạt động hết công suất để loại bỏ hết độc tố đang tích lũy trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng.
Móng chân/tay dễ gãy: Móng chân/tay có màu tối bất thường thể hiện nó đang chứa khá nhiều vi khuẩn hay nấm, là trung tâm của nhiều dịch bệnh. Móng chân/tay bị nhiễm độc, chứa nhiều vi khuẩn sẽ thiếu sức sống, yếu và dễ gãy hơn bình thường rất nhiều.
Rụng tóc nhiều: Rụng tóc vốn là vấn đề sinh lý binh thường ở nhiều người. Nhưng sẽ là vấn đề nếu tóc bạn rụng ngày càng nhiều. Theo các chuyên gia, khi tóc tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, chất hóa học như chì, asen, khói thuốc sẽ bị yếu và dễ gãy rụng hơn bình thường.
Nguồn: Brightside/VTC
Rụng tóc và những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị stress Thường xuyên bị rụng tóc, đau đầu, khó tập trung, tim đập nhanh là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị căng thẳng quá mức. Mai Lê Nguồn: Health Plus/Zing