Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường được Pháp trao tặng Huân chương Quốc công
Chiều qua (19/10), Bộ Tư pháp tổ chức lễ đón nhận Huân chương Quốc công của Tổng thống Cộng hòa Pháp trao tặng cho nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường.
ông Bertrand Lortholary – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã công bố quyết định và trao tặng Huân chương Quốc công cho nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường (Ảnh: Hoàng Thư)
Theo Bộ Tư pháp, vào tháng 6/2016, Tổng thống Pháp đã ký Sắc lệnh trao tặng Huân chương Quốc công của Tổng thống Pháp cho nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhằm ghi nhận những đóng góp của ông Cường đối với sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.
Được sự ủy quyền của Tổng thống Pháp, ông Bertrand Lortholary – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã công bố quyết định và trao tặng Huân chương Quốc công cho nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Đây là một trong hai Huân chương cao quý của Pháp, chỉ trao tặng cho những người giữ vị trí quan trọng, do đích thân Tổng thống Pháp De Gaulle sáng lập từ năm 1963.
Nhấn mạnh quan hệ hợp tác về pháp luật, tư pháp là trọng tâm trong quan hệ giữa hai nước, đại sứ Bertrand Lortholary khẳng định, cá nhân ông Hà Hùng Cường và Bộ Tư pháp Việt Nam đã có mối quan hệ lâu dài, chiều sâu trong suốt 20 năm qua với nước Pháp. Trong đó, đóng góp của ông Cường là rất lớn, điển hình như việc xây dựng, ban hành Bộ luật Dân sự, phát triển được nhiều ngành nghề tư pháp ở Việt Nam, gia nhập Liên minh quốc tế về công chứng…
Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, qua những chia sẻ của đại sứ Lortholary, ông càng hiểu thêm giá trị của phần thưởng cao quý này. Thành quả hôm nay còn là công sức của các thế hệ lãnh đạo, công chức của Bộ Tư pháp từ cuối những năm 80 thế kỷ 20 đến bây giờ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng mong muốn ông Cường tiếp tục dành sự quan tâm, đóng góp cho sự phát triển chung của Bộ, ngành Tư pháp.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng Tư pháp: Chưa có luật cụ thể, chưa được chuyển giới
"Hiện chưa có luật nào quy định cụ thể về vấn đề chuyển giới, như vậy việc chuyển đổi giới tính đến thời điểm này là chưa được phép" - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - Trưởng Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi) trao đổi với báo chí sáng 25.11 bên hành lang Quốc hội
Hiện Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có quy định việc chuyển giới được thực hiện theo luật định, tuy nhiên luật cụ thể chưa có thì có nghĩa là Việt Nam vẫn chưa cho phép chuyển đổi giới tính, thưa Bộ trưởng?
Chính xác là như vậy.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, tại thời điểm này, việc chuyển đổi giới tính là chưa được phép
Như thế vấn đề chuyển giới được đề cập trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) người dân phải hiểu thế nào cho đúng?
Bộ luật Dân sự là luật nền của tất cả những luật liên quan đến quan hệ dân sự kinh tế, thương mại, gia đình nói chung... Lần này, Quốc hội biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có đề cập đến vấn đề chuyển giới là bước tiến vô cùng quan trọng.
Nhưng Bộ luật Dân sự không thể đi giải quyết những vấn đề cụ thể như điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền chuyển giới, kỹ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khoẻ người chuyển giới... Đó là cả vấn đề lớn, là đối tượng điều chỉnh của luật riêng.
Khi Bộ luật Dân sự đã quy định như vậy rồi thì chắc chắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV tới phải có luật quy định về vấn đề này. Đây là bước mở ra để xây dựng, ban hành đạo luật riêng về vấn đề chuyển giới. Khi nào luật đó có hiệu lực thì việc chuyển giới mới được thực hiện.
Nhưng đây là bước tiến quan trọng vì thay đổi tư duy công nhận quyền của một nhóm người không lớn trong xã hội. Đó là đi đúng theo tinh thần của Hiến pháp 2013, tôn trọng quyền con người, cái gì của con người cũng gần gũi với mình, dù người ta là thiểu số.
Theo Bộ trưởng, vấn đề quy định chuyển giới có cần phải ra một đạo luật riêng hay có thể ghép vào Luật Hôn nhân gia đình?
Không thể nào ghép được vì đây là những quy định, điều kiện rất sâu về chuyên môn, kỹ thuật, y học... để bảo đảm người được chuyển giới phải thành công. Luật cũng sẽ có quy định hạn chế, quy định cấm để làm sao xã hội không loạn, nhất là thanh niên, thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ về hệ luỵ của vấn đề này. Xin nói thêm, ở châu Á cũng rất ít nước thừa nhận quyền này. Tôi cho rằng việc Bộ luật Dân sự Việt Nam thừa nhận quyền chuyển giới là sức tiến bộ trong khu vực châu Á.
Có ấn định thời gian đưa ra luật cụ thể về chuyển giới không, thưa ông, bởi nếu không, vấn đề sẽ bị "treo"?
Chính xác là thế, nhưng điều này phụ thuộc vào chương trình xây dựng pháp luật của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV. Tháng 7.2016 tới, Quốc hội khoá mới họp sẽ bàn về chương trình xây dựng pháp luật. Trường hợp nếu bộ chuyên ngành không đề xuất, Bộ Tư pháp cũng sẽ đề xuất. Còn bao giờ xây dựng được thì tôi chưa thể trả lời ngay.
Việc ban hành luật có phụ thuộc vào trình độ y tế của Việt Nam không, thưa ông?
Tất nhiên. Vì còn nhiều thứ đi theo khi cho phép chuyển giới. Y học Việt Nam nhìn chung không thua kém gì với thế giới. Người ta phải nghiên cứu kỹ kinh nghiệm các nước để chuyển giới an toàn, thành công, bảo đảm sức khoẻ con người.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo NTD
Sẽ có luật riêng, chuyên biệt về chuyển đổi giới tính Bộ trường Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay 25-11, sau đúng một ngày dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi được thông qua, trong đó có điều luật riêng về việc chuyển đối giới tính (Điều 37, BLDS). Theo ông Cường, khi Bộ luật Dân...