Nguy kịch tính mạng vì vết thương xoàng
Chủ quan với những vết thương nhỏ trên da nên không ít người rơi vào tình trạng lơ mơ, cứng toàn thân, thậm chí hôn mê, tính mạng bị đe dọa
Bác sĩ Đoàn Văn Toàn, Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội), cho biết với các vết thương nhỏ nhiều người thường có tâm lý chủ quan nên tự điều trị, tự bôi đắp thuốc. Đã có không ít trường hợp bị nhiễm trùng, đến bệnh viện muộn, gây khó khăn cho điều trị.
Vào viện vì cua kẹp
Cách đây ít ngày, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) đã tiếp nhận nam bệnh nhân Đ.M.Q, 59 tuổi trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội trong tình trạng vết thương nhiễm trùng nặng do chủ quan không tuân thủ điều trị.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp xử lý vết thương ngón chân cho một bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do không tuân thủ điều trị .Ảnh: VIỆT NY
Trước đó, bệnh nhân bị thanh sắt rơi vào bàn chân dẫn đến dập nát ngón 1 bàn chân phải (ngón cái). Bệnh nhân ở nhà tự sơ cứu băng bó đến ngày hôm sau mới đến bệnh viện vì vết thương chảy máu nhiều, sưng nề. Các bác sĩ thăm khám xác định bệnh nhân Q. bị vỡ dập xương, nhiễm trùng viêm xương và chỉ định nhập viện nhưng bệnh nhân xin về nhà uống thuốc tự thay băng. Hai ngày sau đó, vết thương ngày càng sưng, đau nhức, tụ nhiều máu đông, viêm tấy, lúc này bệnh nhân mới chịu vào viện điều trị. Bệnh nhân đã được xử lý cắt lọc làm sạch vết thương và bó bột.
Cách đây không lâu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp nhận cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị uốn ván suy hô hấp sắp ngừng thở. Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, cho biết trước đó 1 tuần, bệnh nhân có vết thương vùng bàn chân phải do giẫm lên vật nhọn. Nghĩ là vết thương nhẹ ngoài da không đáng lo, nhưng 5 ngày sau bệnh nhân xuất hiện sốt, mưng mủ vùng vết thương, cứng hàm tăng dần, gồng cứng toàn thân, co giật từng cơn, suy hô hấp. “Bệnh nhân đã được mở khí quản, tạo đường thở qua cổ và may mắn qua được cơn nguy kịch. Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng uốn ván, nhiễm độc toàn thân” – bác sĩ Tình cho biết.
Mới đây, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ đã cứu sống bệnh nhân bị cua kẹp, biến chứng nhiễm trùng huyết nguy kịch. Theo gia đình, bệnh nhân bị cua của nhà nuôi kẹp gây vết thương ngoài da vùng cẳng chân, bệnh nhân tự đắp thuốc lên vết thương (gừng trộn với mật ong, theo kinh nghiệm dân gian). Sau khi đắp thuốc vết thương càng tấy đỏ khiến bệnh nhân sốt cao, mệt và khó thở phải nhập viện. Gần cả tuần điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân mới hồi phục.
Không tự ý đắp thuốc nam
Theo bác sĩ Đoàn Văn Toàn, với những chấn thương nghiêm trọng, người bệnh lập tức được đưa đi cấp cứu nhưng với các vết thương nhỏ nhiều người thường có tâm lý chủ quan nên ở nhà tự điều trị, tự bôi, đắp thuốc. Không ít trường hợp bị nhiễm trùng, trong đó có nhiễm vi khuẩn uốn ván – là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, từ 25% – 90%. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra tại vết thương.
“Có rất nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như: gà mổ, gai đâm, cua kẹp, giẫm phải đinh hay một vết xước trong quá trình dọn dẹp, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Hầu hết người bệnh không nghĩ mình sẽ mắc uốn ván nên chủ quan không đi tiêm phòng” – bác sĩ Toàn cảnh báo.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chủ quan với những vết thương nhỏ, đặc biệt là không tự ý dùng thuốc nam để đắp vào vết thương hay uống thuốc kháng sinh để chữa lành vết thương. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sốc nhiễm trùng, biến chứng nhiễm trùng huyết, về lâu dài còn có thể dẫn tới kháng kháng sinh.
“Khi bị các vết thương do tai nạn lao động nói chung, người bệnh cần bình tĩnh rửa vết thương bằng nước sạch để trôi chất bẩn. Nếu có sẵn, nên rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già, i-ốt từ 3-4 lần tại vết thương và quanh vết thương; dùng băng vô khuẩn để băng vết thương, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để khám và tiêm phòng uốn ván” – bác sĩ Hoàng Công Tình khuyên.
“Dù vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, cua kẹp, xước da, dập móng… nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết người có khả năng sống thọ trên 100 tuổi: Bạn có bao nhiêu trong số 8 đặc điểm này?
"Sống lâu trăm tuổi" chính là mong ước của tất cả mọi người. Để xem cơ thể có khỏe mạnh và sống thọ hay không, hãy cùng kiểm tra xem bạn có 8 đặc điểm này không nhé!
1. Các vết thương rất mau lành
Nếu các vết thương dễ lành có nghĩa là khả năng đông máu cũng như khả năng diệt khuẩn của bạch cầu rất tốt. Nếu da bạn dễ để lại các vết bầm tím hoặc các vết thương rất lâu để lành lại, hãy đến gặp bác sĩ sớm.
2. Cân nặng được giữ ở mức ổn đinh
Theo Đông y, những người thừa cân sẽ thiếu khí, nhiều đờm, âm thấp; những người gầy sẽ thiếu âm, thêm hỏa. Cân nặng được duy trì ở mức ổn định chính là dấu hiệu để nhận biết một cơ thể khỏe mạnh. Việc tăng hoặc giảm cân đột ngột có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
3. Có một giấc ngủ ngon
Trạng thái ngủ lành mạnh nhất là ít mơ sảng, không bị thức dậy vào giữa đêm. Chất lượng giấc ngủ kém kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
4. Móng tay hồng hào
Màu sắc của móng tay phản ảnh tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng như trạng thái thải độc. Móng tay hồng hào chứng tỏ máu cũng như lượng canxi, nội tiết vẫn ở mức bình thường. Bên cạnh đó, móng tay chính là một phần của gan. Sức khỏe của móng tay cũng sẽ phản ứng sức khỏe của lá gan.
5. Mái tóc bóng mượt
Y học cổ truyền tin rằng "tóc là khí huyết". Cơ thể càng khỏe mạnh thì lượng máu sẽ được bổ sung nhiều hơn, tóc sẽ được dưỡng ẩm tự nhiên. Ngược lại, khi bị thiếu máu, mái tóc sẽ dễ bạc trắng và gãy rụng.
6. Không có quá nhiều mỡ thừa ở bụng
Mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn báo hiệu tình trạng huyết áp cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc tiểu đường,...
Một nghiên cứu của Viện Lão hóa Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ bị béo bụng có nguy cơ tử vong cao hơn 20% so với người bình thường.
Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn quá muộn cũng như thường xuyên tập thể dục để kiểm soát cân nặng cũng như số đo vòng bụng.
7. Luôn có một tâm trạng vui vẻ, tích cực
Khi tâm trạng của bạn vui vẻ, tích cực cũng là lúc những enzym của cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt hơn và giúp kéo dài tuổi thọ.
8. "Đi ngoài" 1-2 ngày một lần
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa và bài tiết. Táo bón lâu ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nội tiết cũng như khiến tinh thần căng thẳng.
Hãy uống một ly nước vào mỗi buổi sáng để thúc đẩy bài tiết và ngăn ngừa táo bón. Việc này cũng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn.
Mách bạn những thói quen lành mạnh để sống khỏe từ tuổi 20
1. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài trời
Tạp chí y khoa của Anh "Journal of Epidemiology and Public Health" đã chứng minh được rằng những người thường xuyên vận động, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ không gặp phải tình trạng căng thẳng tinh thần hay các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
2. Thường xuyên nấu ăn tại nhà
Việc tự nấu ăn sẽ giúp kiểm soát tốt các thành phần và độ tươi ngon của thực phẩm, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ đại học Cambridge cho thấy những người thường xuyên tự nấu ăn tại nhà có tuổi thọ trung bình cao hơn những người hay ăn ở ngoài. Việc tự nấu ăn sẽ giúp kiểm soát tốt các thành phần và độ tươi ngon của thực phẩm, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
3. Không nên ngồi quá nhiều
Nếu bạn phải ngồi làm việc 8 tiếng/ngày, hãy đứng lên và vận động ít nhất 7,5 phút/ giờ hoặc đi bộ xung quanh văn phòng. Ngồi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống cũng như các dây thần kinh ở cổ.
4. Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài
Bạn nên duy trì thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15-20 phút ngay cả trong mùa đông hoặc những ngày nhiều mây. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng có thể làm giảm tỷ lệ mặc ung thư da đến 50% và góp phần làm chậm quá trình lão hóa.
5. Tập thể dục mỗi tuần
Các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập các bài như nâng tạ, chống đẩy ít nhất 2 lần/tuần đề giúp trái tim khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mặc bệnh tiểu đường.
Nhận biết dấu hiệu ung thư da qua 7 biểu hiện bất thường sau Ung thư da là một loại ung thư nguy hiểm, cướp đi tính mạng của khoảng 2.500 người ở Anh mỗi năm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, nhiều người vẫn có thể vượt qua căn bệnh nguy hiểm này. Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao mắc ung thư da. Ảnh minh họa...