Nguy hiểm khôn lường khi ăn thực phẩm ‘mặn’
Muối làm tăng hương vị thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng và cung cấp natri cho cơ thể bạn.
Mặc dù lượng natri vừa đủ giúp đảm bảo cân bằng chất lỏng trong cơ thể, truyền xung thần kinh và đảm bảo chức năng cơ bắp, quá nhiều natri lại tăng nguy cơ gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Muối là nguyên nhân dẫn đến sự tiêu thụ quá mức natri, MayoClinic.com cho biết. Bởi vì một muỗng cà phê muối thì cung cấp 2.325 miligam natri- nhiều hơn 25 miligam so với mức natri tối đa hàng ngày được đề xuất. Tìm hiểu thêm về những nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm mặn có thể giúp bạn đưa ra các lựa chọn thực phẩm an toàn để tăng cường sức khỏe.
Huyết áp cao là nguy cơ chính của bệnh tim – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Trong một nghiên cứu được công bố trên Hypertension năm 2006, 966 trẻ em đã được yêu cầu thực hiện chế độ ăn kiêng với lượng muối giảm từ 2 tuần đến 3 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: việc giảm lượng muối của trẻ em xuống 42% dẫn đến huyết áp giảm đáng kể. Họ kết luận: ngay cả việc giảm lượng thức ăn mặn vừa phải cũng kích thích lợi ích lớn liên quan đến huyết áp, từ đó dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mặt khác, tiêu thụ một chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn, chẳng hạn như thức ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh quy và thực phẩm đóng hộp, có thể làm tăng đáng kể mức huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.
Sỏi thận được tạo thành từ các tinh thể lắng đọng trong đường tiết niệu, thường gây đau đớn khó chịu. Nếu bạn dễ bị sỏi thận canxi, ăn quá nhiều muối có thể khiến nhiều canxi tích tụ trong nước tiểu, làm tăng khả năng gặp phải các triệu chứng sỏi thận. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ này, theo Cleveland Clinic, là tránh các thực phẩm có hàm lượng natri cao và không thêm muối ăn vào các món ăn của bạn. Thay vào đó, hãy ăn chủ yếu toàn bộ thực phẩm tự nhiên và các món ăn theo mùa với hỗn hợp gia vị ít natri cùng các loại thảo mộc tự nhiên.
Video đang HOT
Đau tim và đột quỵ
Ngoài việc làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim, ăn thực phẩm mặn quá mức có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, mở đường cho các cơn đau tim. Thực phẩm mặn cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến não của bạn, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo Stephen Havas, Giáo sư Dịch tễ học, Y học dự phòng và Y học tại Đại học Y Maryland, việc giảm 50% muối trong nhà hàng và thực phẩm chế biến sẽ cứu sống khoảng 150.000 người mỗi năm khỏi các cơn đau tim, đột quỵ và các vấn đề bệnh tật khác. Hạn chế muối đặc biệt quan trọng nếu bạn đã có nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc mỡ thừa trong cơ thể.
Ung thư
Vi khuẩn H. pylori ảnh hưởng đến khoảng 2/3 dân số thế giới và là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong một nghiên cứu được công bố trên “British Journal of Cancer” vào tháng 1/2004, mối liên quan giữa chế độ ăn và lượng muối tiêu thụ của 18.684 nam giới và 20.381 phụ nữ độ tuổi từ 40 đến 59 bị nhiễm H. pylori đã được phân tích trong 11 năm. Trong thời gian đó, 486 người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thực phẩm càng mặn, như cá muối, thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng cao. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn cũng làm mất đi không gian trong cơ thể cho các thực phẩm bổ dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, như trái cây, rau và ngũ cốc.
Huy Hoang
Theo: healthyeating/vietq
Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Nếu bạn bị tiểu đường, việc đi du lịch thường đi kèm với một số hành lý bổ sung. Dưới đây là một số lời khuyên đi lại mà bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ, theo trang India.com.
Kiểm tra đường huyết - ShutterStock
Gặp bác sĩ của bạn trước khi đi du lịch
Hãy đến bác sĩ để kiểm tra một vài tuần trước khi lên đường để nhận được lời khuyên mà bạn cần để giữ sức khỏe trong suốt chuyến đi. Thuốc của bạn có thể cần được điều chỉnh nếu bạn bay qua các múi giờ, hoặc nếu bạn tham gia hoạt động cần dùng sức, theo trang India.com.
Đóng gói đủ thuốc trị tiểu đường
Đóng gói ít nhất gấp đôi hoặc thêm hai tuần thuốc cần dùng cùng vật liệu kiểm tra đường huyết. Đóng gói tất cả các thứ này trong một túi xách tay riêng biệt tiện dụng mọi lúc. Hãy chắc chắn rằng bạn đóng gói bất kỳ loại thuốc bổ sung nào bạn có thể đã được kê đơn, chẳng hạn như các viên thuốc chống nôn ói và tiêu chảy.
Cũng đừng quên mang theo một số viên kẹo, bánh quy hoặc nước ép trái cây để dùng trong trường hợp lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp. Chuẩn bị khăn ướt để làm sạch ngón tay lúc di chuyển trước khi chích chúng để kiểm tra đường huyết.
Đeo vòng đeo tay y tế
Bạn phải đeo vòng đeo tay y tế thông báo bạn bị tiểu đường. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn đi du lịch một mình và gặp phải tình trạng khẩn cấp về y tế, theo trang India.com.
Khôn ngoan lựa chọn thực phẩm
Bạn có thể thưởng thức các món ăn địa phương nhưng cần chú ý đến các thành phần và vệ sinh, vì cơn đau bụng có thể làm hỏng kỳ nghỉ của bạn và ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Cẩn thận với những chuyến du ngoạn ngoài trời
Tránh đi chân trần và mang giày dép thoải mái. Kiểm tra bàn chân của bạn để xem có vết cắt hoặc vết bầm tím hay không.
Cẩn thận hơn nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn đi du lịch ngoài trời vào mùa hè, hãy giữ thuốc và insulin cách nhiệt và tránh ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt. Nếu thời tiết lạnh nhiều, hãy nhớ lượng đường của bạn có thể tăng lên trong khi nhiệt độ có thể khiến cho ngón tay của bạn khó kiểm tra máu hơn. Duy trì hoạt động và kiểm tra thường xuyên mức độ đường trong máu bạn, theo trang India.com.
Theo Thanh niên
Loạn thực phẩm tự gắn mác hữu cơ giá đắt đỏ Châp nhân bo ra nhiêu tiên đê mua thưc phâm hưu cơ vơi hy vong măt hang đo sach, đam ban ATVSTP. Tuy nhiên, sư thưc co như ky vong? Đau đâu lưa chon thưc phâm hưu cơ Chị Pham Hông Vân (38 tuổi, ngụ tại Q. Thanh Xuân, TP. Ha Nôi), chia sẻ: "Bây giờ ra chợ thấy cái gì cũng gắn...