Nguy hiểm khi uống nước đá lạnh sau tập thể dục
Một giả thuyết cho rằng uống nước đá sau khi tập thể dục hỗ trợ cho việc giảm cân. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra một cú “sốc” đối với cơ quan nội tạng trong cơ thể bạn.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia y tế đều nhất trí cho rằng, giữ cho cơ thể đủ nước khi tập thể dục bằng cách uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến khác nhau về loại nước mà bạn nên uống, điều này liên quan đến một số lý thuyết trước đó về nước đá lạnh.
Hydrat hóa và việc tập luyện
Tầm quan trọng của việc giữ đủ nước cho cơ thể trong khi tập thể dục là điều không thể phủ nhận. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2007 trên tạp chí “American College of Nutrition”, các chuyên gia khuyến cáo, tình trạng mất nước có thể gây ra các tác động tiêu cực về cả thể chất và tâm thần của bạn. Mất nước không chỉ dẫn đến giảm hiệu suất tập luyện mà còn cản trở dòng chảy của hầu hết các hợp chất được tìm thấy trong máu để đi vào não.
Đốt cháy calo
Uống nước đá lạnh có thể đốt cháy calo như việc cơ thể hoạt động để tăng nhiệt độ của chất lỏng cho phù hợp với nhiệt độ tương tự của cơ thể. Theo Roger Clemens, khoa Dược, trường Đại học Nam California thì thực tế số lượng calo bị đốt cháy gần như không đáng kể. Theo trích dẫn trên trang web Chow, Clemens lưu ý rằng, để đốt cháy số calo cho giảm khoảng 0,5 kg, bạn sẽ phải uống rất nhiều cốc nước đá.
Nên uống nước mát
Theo Viện Tim mạch Texas, uống một ly nước đá lạnh nghe có vẻ hợp lý nhưng nó không có lợi cho sức khỏe nếu uống trong hoặc ngay sau khi tập thể dục. Viện này khuyến cáo rằng, thay vì uống nước đá, bạn nên uống nước mát và cơ thể bạn sẽ hấp thụ nó nhanh hơn so với nước đá lạnh. Sự chuyển hóa Hydrat trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình tập thể dục khi mà cơ thể dễ mất nước, nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao.
Theo Lan Dương
Giadinh.net
Video đang HOT
Bảo vệ gan bằng các liệu pháp đơn giản
Bất kỳ rối loạn chức năng gan nào cũng có thể dẫn đến bệnh gan. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm đối với một số chức năng quan trọng trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ gặp trục trặc.
Củ nghệ có đặc tính khử trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa cực tốt, vì thế nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của gan - Ảnh: Shutterstock
Lý do, gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường, chất béo và sắt. Nó tạo ra mật giúp tiêu hóa chất béo. Nó cũng tham gia vào việc sản xuất protein và liên quan đến các yếu tố đông máu.
Các triệu chứng của bệnh gan bao gồm mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, buồn nôn, nôn, vàng da. Theo Myhealthtips, 75% các mô gan bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Một số liệu pháp sau có thể giúp phục hồi gan hư tổn.
Cây cúc gai
Milk Thistle hay còn gọi là cây cúc gai có nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Khi lá cây và thân cây vỡ ra sẽ tiết ra một loại nhựa sữa gọi là Milk Thistle. Thảo mộc này có 1 hợp chất rất quý là silymarin chuyên dùng để chữa bệnh liên quan đến gan. Có bằng chứng cho thấy phương thuốc này có lợi cho bệnh nhân viêm gan siêu vi, xơ gan, viêm gan do rượu, nhiễm độc do hóa chất...
Giấm táo
Đây là phương thuốc giúp giải độc gan hiệu quả. Nếu uống trước bữa ăn, giấm táo sẽ giúp quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra dễ dàng hơn. Có thể trộn một muỗng canh giấm táo trong một cốc nước để uống hoặc thêm vào mật ong. Uống hỗn hợp này ba lần một ngày có tác dụng làm sạch gan.
Bồ công anh
Bột bồ công anh phát huy công dụng trong việc thúc đẩy chức năng gan khỏe mạnh. Cũng có thể đun sôi một ít rễ bồ công anh rồi lọc lấy nước uống hằng ngày để giải độc cho gan.
Cam thảo
Thảo dược này là phương thuốc tuyệt vời cho người bị gan nhiễm mỡ. Dùng bột rễ cam thảo pha trà uống một hoặc hai lần trong ngày để thanh lọc những chất độc trong gan.
Nghệ
Củ nghệ có đặc tính khử trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa cực tốt, vì thế nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của gan. Tác dụng kháng vi rút của nghệ ngăn chặn sự xâm nhập và bùng phát của các vi rút gây viêm gan B và C. Dùng nghệ như một gia vị trong chế biến món ăn hoặc pha muỗng canh bột nghệ với sữa hoặc mật ong và uống mỗi ngày rất tốt cho gan.
Hạt lanh
Gan loại bỏ các kích thích tố lưu hành trong máu. Các kích thích tố này chính là một trong những nguyên nhân gây căng thẳngcho gan. Các phytoconstituent trong hạt lanh ngăn cản các kích thích tố này tuần hoàn trong máu và làm giảm căng thẳng cho gan.
Đu đủ
Loại trái cây này đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân xơ gan. Theo các nhà khoa học, đây là một trong những phương thuốc tự nhiên an toàn nhất cho bệnh gan. Ăn đu đủ trong vòng 3-4 tuần có thể giúp chữa lành các tổn thương của gan.
Ăn đu đủ trong vòng 3-4 tuần có thể giúp chữa lành các tổn thương của gan - Ảnh: Shutterstock
Tránh rượu
Nếu muốn giữ gan khỏe mạnh, cần tránh xa rượu. Rượu chính là tác nhân gây hại cho gan.
Bơ và quả óc chó
Nếu muốn bảo vệ gan, cần bổ sung bơ và quả óc chó vào chế độ ăn uống. Glutathione trong quả bơ và quả óc chó có tác dụng làm sạch các độc tố lắng đọng trong gan.
Táo và rau xanh
Các loại rau lá xanh kích thích dòng chảy của mật và pectin có trong táo loại bỏ độc tố nạp vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Nước giúp tống khứ các chất độc ra khỏi cơ thể. Uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày để giữ cho gan khỏe mạnh.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Tập thể dục còn được biết đến với tác dụng làm tăng khả năng tiết mồ hôi để giúp loại bỏ các độc tố qua da. Điều này làm giảm căng thẳng cho gan.
Trà xanh
Đây là biện pháp bảo vệ và duy trì sức khỏe của gan một cách tuyệt vời. Trà xanh chứa lượng lớn catechin có công dụng hỗ trợ chức năng gan.
Ngoài các biện pháp trên, muốn gan khỏe mạnh, cần tránh thuốc lá và hạn chế sử dụng quá mức các chất bổ sung sắt.
Ngọc Khuê
Theo TNO
5 độc tố nguy hiểm nhất với con người Botulinum, nọc độc rắn hay arsen (thạch tín) là những độc tố nguy hiểm với con người, có thể gây tử vong, ung thư hoặc phá hủy nội tạng. Độc tố trong nọc rắn có thể tác động đến người hoặc động vật bị tấn công với nhiều tốc độ khác nhau. Ảnh minh họa: Flickr 1. Nọc độc rắn Liều gây chết...