Nguy hiểm cần biết khi ăn cua đồng
Ngoài ra còn có 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1… 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin…
Mặc dù thịt cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nhưng nếu không cẩn thận khi ăn cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn cần nhớ.
Cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hình minh họa.
Ai không được ăn cua?
Phụ nữ mang bầu
Mẹ bầu- nhất là trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ-không nên ăn cua đồng do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng trong cơ thể. Mẹ bầu ăn cua đồng nhiều dễ gây sảy thai.
Người mới khỏi bệnh
Những người mới khỏe lại sau bệnh, đường tiêu hóa còn yếu cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng.
Người bị tiêu chảy
Khi đang bị tiêu chảy, tuyệt đối không được ăn các món ăn chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính hàn, lạnh, vì có thể khiến người đang bệnh lại bị bệnh nặng thêm.
Video đang HOT
Người bệnh tim mạch
Gạch cua có nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn. Hình minh họa.
Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua.
Người bị gút
Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Người bị hen
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Không ăn cua khi…
Cua đã chết
Khi cua đã chết, trong cơ thể cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Cua nấu chín nhưng để lâu
Cua đã chế biến không nên để lâu vì dễ gây ngộ độc. Hình minh họa.
Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu nên ăn hết tới đó.
Cua còn sống
Nhiều người truyền miệng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sống có chứa nang trùng “lungfluke” (đỉa phổi). Nếu không qua nấu chín mà ăn như vậy rất dễ bị đỉa phổi xâm nhập vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt.
Ăn cua kèm quả hồng
Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vv…Do đó không ăn cua kèm với quả hồng.
Theo Plo
Bà bầu ăn cua đồng: Coi chừng mất thai!
Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được.
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Cua đồng
Về dinh dưỡng, theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành, trong 100g thịt Cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.
Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ.
Về dược tính, trong "Lĩnh nam bản thảo", Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông".
Đồng thời, sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh ghi: Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ.
Bên cạnh đó, sách Dược tính chỉ nam của ông cũng ghi: Điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét...
Theo BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, bà bầu không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.
Bà bầu ăn cua dễ bị sảy thai.
Còn lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Theo Phunutoday
Có 8 bệnh sau chớ ăn cua đồng Cua đồng là thứ nguyên liệu dân dã, nhưng lại được biến tấu nên nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng. Cua đồng là thực phẩm tự nhiên, có mặt trên khắp đồng ruộng ở nước ta. Trong những ngày nông nhàn sau cơn mưa đầu mùa, người dân quê lại men theo những triền đê, con...