Nguy hại khi giảm cân bằng cách nhịn ăn
Nhiều người bỏ bữa để giảm cân nhưng không biết được những tác hại của việc nhịn ăn này.
Nhịn ăn khiến bạn mắc chứng cuồng ăn và tăng cân nhiều hơn – Ảnh: Internet
Mắc chứng “cuồng ăn”
Đây là tác hại đầu tiên của nhịn ăn giảm cân. Khi bạn đột nhiên nhịn ăn, cơ thể không kịp thời thích ứng với việc bị mất nguồn năng lượng. Thêm nữa, nhịn ăn khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng. Thậm chí, “đồ ăn, ăn uống, thực phẩm” trở thành những từ cấm kị đối với bạn.
Khi cơ thể thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng do quá trình nhịn ăn kéo dài, nó sẽ truyền tín hiệu đến não để “hối thúc” bạn nạp lượng calo cần thiết. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không thể nhịn nữa rồi ăn rất nhiều, thậm chí là bạn sẽ thấy luôn đói bụng và ăn không ngừng. Điều này gây nên chứng cuồng ăn kéo dài làm bạn tăng cân nhanh và khó kiểm soát.
Mất nước và thiếu dinh dưỡng chính là tác hại của nhịn ăn giảm cân bạn dễ thấy nhất. Cơ thể không thể tự bù nước và sản sinh chất dinh dưỡng mà cần được cung cấp từ thực phẩm mỗi ngày. Việc nhịn ăn để giảm cân ngăn chặn việc nạp chất cần thiết để cơ thể hoạt động. Nếu như tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe.
Hôi miệng cũng là tác hại của nhịn ăn giảm cân. Số lần nhai quá ít, nhịn ăn một hoặc nhiều bữa gây nên hôi miệng vì nước bọt được tiết ra khi ăn phòng ngừa vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng.
Ngoài ra, khi bạn không cung cấp đủ carbonhydrate, cơ thể sản sinh ra chất xeton làm bạn bị hôi miệng. Dù buổi sáng bạn đã đánh răng nhưng nhịn ăn vẫn gây hôi miệng và kéo dài đến trưa.
Video đang HOT
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bỏ bữa khiến cho tế bào gan ngừng đáp ứng với insulin. Điều này có nghĩa là gan không nhận được tín hiệu để ngừng sản xuất glucose và tiếp tục bơm nó vào máu. Đường dư thừa này tích tụ trong máu và dần dần có thể gây ra bệnh tiểu đường týp 2.
Căng thẳng
Khi bạn bỏ bữa, cơ thể sẽ cung cấp cho bạn lượng năng lượng cần thiết bằng cách giải phóng adrenaline và các hormon khác. Tuy nhiên, theo thời gian, áp lực gia tăng trên cơ thể có thể gây ra các bệnh khác nhau như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm, căng thẳng và lo âu.
Nhức đầu và mệt mỏi
Bỏ bữa có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều đó có thể khiến cho cơ thể bạn giải phóng hormone làm hẹp động mạch và tăng huyết áp. Do đó, bạn có thể bị nhức đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu bạn bỏ bữa, cơ thể bạn không nhận đủ năng lượng và bạn cũng có thể bị mất ý thức.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Có nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi chẩn đoán dương tính với bệnh thì bắt đầu lên kế hoạch nhịn ăn vì nghĩ rằng "bỏ đói khối u thì ung thư cũng đói mà tiêu biến"?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi - Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City nhấn mạnh, đó là một suy nghĩ hết sức lệch lạc, bởi dinh dưỡng cung cấp năng lượng nuôi cơ thể chúng ta, là một phần không thể thiếu được dù là cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, và nhất là với trường hợp bệnh nặng thì dinh dưỡng càng cần thiết hơn.
Suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng
Rất nhiều bệnh nhân ung thư không chọn phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ mà tự nghe theo những mách bảo chữa ung thư bằng cách ăn kiêng và ngồi thiền, bằng thuốc nam, thuốc bắc...
Đặc biệt khá nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè và ngồi thiền sẽ khống chế được bệnh ung thư, nhưng sau vài tháng bệnh nhân bị suy kiệt, khối u ung thư di căn và bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, suy hô hấp phải thở máy. Lúc này, bác sĩ có muốn cứu bệnh nhân cũng khó bởi vì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối, di căn kèm theo bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do ăn kiêng.
Nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè sẽ khống chế được bệnh ung thư
Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, trong hơn 15 năm làm nghề, chị đã gặp rất nhiều bệnh nhân chia sẻ về việc họ phải ăn kiêng như thế nào khi bị ung thư. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều, quá mức dẫn tới làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng.
Do đó ngay từ lúc nhận được bệnh án, chính bản thân bệnh nhân và gia đình nên nắm rõ các kiến thức cơ bản về ung thư. Thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư khi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị và sống vui vẻ lạc quan vẫn có thể vực dậy được sau cơn bạo bệnh.
Nên ăn kiêng hay không?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi cho biết, người bệnh ung thư nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Trong quá trình điều trị ung thư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng mang tính quyết định đến sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân trong việc chống chọi với bệnh và các liệu pháp điều trị khắc nghiệt. Đặc biệt, với bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng hay ung thư dạ dày việc ăn uống phải dè chừng rất nhiều.
Ăn kiêng như thế nào?
Khi bị ung thư, người bệnh tuỳ từng món mà kiêng ví dụ như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói... đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng. Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư.
Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mới kiêng, ví dụ căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.
Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn. Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối, dưa hấu. Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.
"Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định", bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi khuyến cáo.
M.P
Theo petrotimes
Da khô tróc vảy - dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh nguy hiểm Tình trạng da khô tróc vảy đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu bạn có làn da thường xuyên tróc vảy, đọc ngay bài viết sau. Làn da là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Nó tạo nên ve bê ngoai và cho chúng ta có được xúc giác, cảm...