Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt
Khả năng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ tràn ngập thị trường trong năm nay đang khiến giới đầu tư năng lượng trên toàn cầu lo ngại rằng Gazprom tập đoàn khí đốt hàng đầu của Nga có thể sẽ áp dụng một chiến lược tương tự của Saudi Arabia.
Theo giới quan sát tại nước Anh, một cuộc chiến khí đốt có lẽ là điều mà Nga đang cần. Giới phân tích cho rằng một chiến lược hợp lý về mặt kinh tế cho Gazprom là đẩy giá khí đốt xuống mức có thể khiến cho việc vận chuyển LNG từ Mỹ trở nên không có lãi, nhằm đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu.
Giải pháp này giúp bảo vệ thị phần của Gazprom tại “lục địa già,” thị trường mang đến phần lớn lợi nhuận cho họ, trong khi nó cũng không khó thực hiện bởi giá khí đốt tại châu Âu hiện ở mức tương đối thấp.
Giá khí đốt giao ngay trên thị trường London giảm khoảng 50% trong hai năm qua. Trong khi đó, giá bán khí đốt theo hợp đồng của Gazprom vốn theo sát giá khí đốt trên thị trường giao ngay rất có thể sẽ tiếp tục giảm trong 6-9 tháng tới. James Henderson, chuyên gia dầu khí thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (OIES), cho rằng chẳng có lý gì khi phải nhượng thị phần cho một nhà sản xuất dầu khí có chi phí cao hơn.
Tương tự Saudi Arabia, Gazprom có công suất sản xuất khí đốt chưa sử dụng khá lớn, lên tới 100 tỷ m3, đồng thời cũng là một trong những nhà sản xuất khí đốt có chi phí thấp nhất.
Theo chuyên gia Henderson, khí đốt của Gazprom xuất sang Đức có giá 3,5 USD/1 triệu btu (đơn vị nhiệt lượng Anh), thấp hơn so với mức giá được coi là hòa vốn, ước khoảng 4,3 USD/1 triệu btu, của LNG xuất xứ từ Mỹ.
Tuy nhiên, xét từ khía cạnh khác, chiến lược hạ giá khí đốt hòng nhằm lợi thế nói trên có thể tác động không nhỏ lên các thị trường năng lượng toàn cầu. Một cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt châu Âu, nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng tới các khu vực cũng như các hàng hóa khác, từ LNG của Australia đến than đá của Colombia, đồng thời nó còn đe dọa tới sự tồn vong của ngành LNG còn sơ khai của Mỹ.
Video đang HOT
Về tác động đối với Gazprom, theo ước tính của nhà phân tích khí đốt châu Âu thuộc ngân hàng Société Générale tại Paris, Thierry Bros, tập đoàn dầu khí của Nga có thể mất 1,3 tỷ USD doanh thu trong năm nay liên quan tới việc “đẩy” LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu, dù rằng con số này chưa bằng 1% doanh thu hàng năm của Gazprom.
Đánh giá về cuộc chiến giá cả mà Gazprom có thể khởi xướng, một số nhà phân tích nêu ra hai mục tiêu dễ nhận thấy cho cuộc chiến này là đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường trong ngắn hạn và không khuyến khích các khoản đầu tư mới vào các dự án LNG trong dài hạn.
Với mục tiêu đầu, Gazprom sẽ chịu ảnh hưởng nhất định trong thời gian dài, bởi tập đoàn này cần phải giảm giá khí đốt giao ngay xuống dưới mức chi phí biên, trong khi việc thực hiện mục tiêu thứ hai (thông qua việc áp dụng chiến lược quản lý giá khí đốt tại châu Âu trong trung hạn nhằm hạn chế việc thông qua các dự án đầu tư vào LNG mới) có phần khả dĩ và ít thiệt hại hơn.
Theo Vietnamplus
Dầu đá phiến của Mỹ ép Gazprom không thể làm cao!
Với việc chịu tổn thương vì giá dầu giảm, Gazprom, hãng dầu khí khổng lồ của Nga đã bớt "kiêu căng" đối với các khách hàng tại châu Âu của mình.
Gazprom, hãng xuất khẩu dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga từ trước tới nay luôn đóng 2 vai trò quan trọng: là một công cụ thực hiện các chính sách ngoại giao của Điện Kremlin và đóng góp nguồn thu thuế quan trọng cho Chính phủ Nga.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Gazprom không còn có thể thực hiện một cách chính xác các vai trò của mình như trước đây.
Tại Liên minh châu Âu (EU), Gazprom cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt. Tuy nhiên, với việc lợi nhuận của hãng đã giảm tới 70% trong năm nay, Gazprom đang phải tự mình đấu tranh để bảo vệ thị phần của chính mình tại thị trường này. Gazprom không còn là công cụ đắc lực của Nga trong các chính sách ngoại giao, bởi khách hàng của họ giờ đây có rất nhiều lựa chọn.
Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), EU chiếm 77% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom, so với 63% hiện tại. Tuy nhiên, Gazprom có thể sẽ mất đi khách hàng lớn này khi các công ty Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu bắt đầu từ năm 2016.
"Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực", Fatih Birol, giám đốc cấp cao của IEA cho biết.
Còn Philip Olivier, CEO của Engie Global LNG, nhà vận chuyển LNG đã nhận định rằng: "Cho tới năm 2020, lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu có thể chiếm một nửa nhu cầu của khu vực"
Trong bối cảnh này, Gazprom trở nên mềm mỏng hơn, buộc phải chú ý tới các nhu cầu của khách hàng, thông báo kế hoạch về đường ống vận chuyển khí đốt trực tiếp tới EU và thúc đẩy việc giải quyết các cáo buộc độc quyền tại EU, vốn có thể khiến Gazprom chịu thiệt hại hàng tỷ USD.
Sức mạnh của Gazprom dần suy yếu khi giá dầu giảm mạnh và chịu sự cạnh tranh từ các công ty dầu khí Mỹ
Trước đây, vào tháng 9/2014, Gazprom bắt đầu cắt giảm nguồn cung đối với một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Ba Lan và Slovakia.
Tháng 1/2015, Công ty này tuyên bố sẽ giảm bớt sản lượng dầu khí được vận chuyển qua đường ống tại Ukraine tới châu Âu, do xung đột giữa Nga và quốc gia này.
Hiện tại, việc giá dầu giảm mạnh đã bắt đầu khiến Gazprom tổn thương. Theo dự báo của Công ty, doanh thu của hãng từ châu Âu năm 2016 sẽ giảm 16%, xuống mức thấp nhất 11 năm qua. Gazprom cho biết, họ sẵn sàng đưa ra mức giá phù hợp hơn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các đường ống vận chuyển mới.
Simone Tagliapietra, chuyên gia nặng lượng tại Bruegel cho rằng: "Sau khi khủng hoảng Ukraine xảy ra, việc đa dạng hóa nguồn cung và thị trường tiêu thụ dầu khí trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cả EU và Nga. Tuy nhiên hiện nay, Nga cần thị trường EU nhiều hơn là thị trường này cần nguồn cung từ Nga".
Hiện, Gazprom đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng mới, trong đó Trung Quốc là một khách hàng quan trọng. Sau khi thất bại trọng việc mở rộng hợp đồng với Trung Quốc vào tháng 9/2015, Gazprom vội vàng ký một thỏa thuận với 5 công ty dầu khí lớn tại châu Âu, bao gồm Shell và E.ON để xây dựng đường ống dưới biển Baltic nối thẳng tới Đức.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ukraine thoát lệ thuộc khí đốt Nga như thế nào? Chỉ mới đây, Ukraine còn tỏ ra lo ngại khi Nga dọa cắt nguồn cung khí đốt, nhưng giờ đây khi Moscow đề nghị giảm giá, Kiev lại không quan tâm vì đã có nguồn cung từ châu Âu. Ukraine bắt đầu dừng mua khí đốt của Nga từ ngày 1.7.2015 - Ảnh: AFP Trong bài viết đăng ngày 13.1, Bloomberg bình luận...