Nguy cơ ung thư từ khoai tây nếu bảo quản và chế biến sai cách
Một số bài báo trước đây đã từng cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ ung thư do ăn khoai tây chiên. Đó chỉ là một phần nhỏ của vấn đề.
Thủ phạm đằng sau vấn đề này là acrylamide, một hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp, có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.
Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.
Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm tưởng như “hiền lành”, vô hại khác như cà phê, bánh mì, bánh quy… cũng có thể dẫn đến ung thư.
Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên, cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại
Nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ sau đó đã làm rõ thêm vấn đề: Không chỉ có tinh bột khoai tây mà các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbohydrates, ít protein khác khi được chế biến bằng các phương pháp đòi hỏi nhiệt độ cao (>120 độ C) như rán, quay, nướng, đều xuất hiện acrylamide.
Hiện tượng này không thấy xảy ra ở các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, sữa, hải sản… cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhưng chế biến ở nhiệt độ thấp như luộc, hấp.
Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và trước khi chế biến ngâm nước khoảng 30 phút để loại bỏ hợp chất gây ung thư.
Video đang HOT
Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.
Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ở người, tuy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế tác động của acrylamide và hậu quả có nó, song bước đầu, các nhà khoa học cũng đã khẳng định có sự liên quan giữa chế độ ăn uống nhiều acrylamide với nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tế bào thận.
Cho đến nay chưa có phương pháp nào loại bỏ hoàn toàn acrylamide ra khỏi thực phẩm. Nhưng bạn có thể giảm bớt lượng độc tố này bằng một số phương pháp sau:
- Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm…, khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.
- Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.
Theo Trí Thức Trẻ
Chất ung thư trong khoai tây chiên: Khi thực phẩm thành thuốc độc
Mới đây, thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm ngẫu nhiên các sản phẩm khoai tây chiên, bim bim, cà phê để truy tìm chất gây ung thư có tên acrylamide khiến nhiều người dân hoang mang.
Ảnh minh họa.
Nguy cơ ung thư từ chính bếp nhà
Cơ quan An toàn thực châu Âu (EFSA) vừa phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy, khoai tây chiên giòn và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan An toàn thực phâm châu Âu EFSA con đưa ra đề xuất cac chinh phu cần phải thiết lập các khung kiểm soát pháp lý mới đối với ngành công nghiệp thực phẩm nhằm cố gắng giảm lượng hóa chất dễ gây ung thư trong các sản phẩm bày bán ở nhà hàng và siêu thị.
Để chủ động giám sát phát hiện và quản lý mối nguy này, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp một số nội dung cụ thể như sau: Lấy ngẫu nhiên 03 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 03 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường.
Trước thông tin trên nhiều người tỏ ra hoang mang. Trên diễn đàn nhiều diễn đàn các phụ huynh tỏ ra lo lắng trước thông tin về sản phẩm này. Nick name có tên Kalys chia sẻ trên webtretho "Cả nhà mình đều thích ăn khoai tây chiên ở các cửa hàng ăn nhanh. Lần nào vào KFC cũng ngấu nghiến ăn hết cả phần khoai tây và phải gọi thêm túi to để cùng nhau ăn".
Nhiều người lo ngại vì bim bim không chỉ là món khoái khẩu của trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng thích.
Trong khi đó, trao đổi với báo điện tử Infonet, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết rất nhiều người hoang mang lo lắng gọi điện cho ông hỏi về thực chất của việc ăn khoai tây chiên, bim bim ở các cửa hàng ăn nhanh như thế nào.
Ông Thịnh cũng thấy lạ khi Cục An toàn Thực phẩm đưa ra thông tin về kiểm nghiệm nhưng không giải thích cụ thể chất acrylamide chất gì nên khi đọc thông tin lấy mẫu kiểm tra nhiều người hoang mang.
Thực tế acrylamide được tạo ra khi đường và một số axít amin thành phần chính của protein có trong các thực phẩm tự nhiên bị nóng lên trong quá trình nướng bánh. Loại hoá chất có hại này thường có trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và các sản phẩm từ khoai tây hoặc các đồ nướng như bánh mì. Hàm lượng acrylamide trong các loại thực phẩm này tăng lên khi nhiệt độ tăng và thời gian nấu nướng kéo dài.
Ở các hộ gia đình khi chế biến các loại thực phẩm chỉ cần để ở nhiệt độ cao như chiên trong nhiệt độ 150 độ C thì các protein có trong tự nhiên có thể tự chuyển hóa thành acrymide.
Từ trước đến nay, các chuyên gia thưc phâm đều khuyến cáo sản phẩm thực phẩm chiên lam gia tăng nguy cơ phat triên ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Hóa chất acrylamide cũng sản sinh ra khi chúng ta chiên ki hoăc chiên đi chiên lai nhiêu lần.
Các nhà khoa học gọi acrylamide là một khối u chưa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, ma ca đôi vơi hê thông sinh san. Đối với sản phẩm bim bim được chiên giòn từ tinh bột cũng tương tự.
Trước thông tin gây nhiều hoang mang, PGS Thịnh cho rằng người dân cần bình tĩnh chờ kết quả kiểm nghiệm cụ thể và có thói quen trong nấu nướng tránh biến thực phẩm thành thuốc độc. Người dân hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150 đến 250 độ C.
Ăn nhiều bim bim trẻ dễ biếng ăn
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện này ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể gì về những tác hại đến sức khỏe khi cho trẻ ăn nhiều bim bim. Nhưng chỉ bằng quan sát thì dễ thấy việc trẻ ăn nhiều bim bim sẽ giảm ăn trong bữa ăn chính.
Nhìn trong bảng thành phần thì thấy hàm lượng muối trong bim bim khá cao. Khi trẻ ăn bim bim sẽ khát nước và uống nhiều nước luôn có cảm giác no không thèm ăn. Đây được xem là một nguyên nhân gây biếng ăn ở nhiều trẻ nhỏ.
Sử dụng nhiều bim bim, trẻ dẫn đến hiện tượng thừa muối khiến thận phải làm việc quá tải, ảnh hưởng tới chức năng bài tiết và tăng nguy cơ suy thận. Do đó các bậc cha mẹ hạn chế cho con ăn bim bim.
Theo Infonet
Bộ Y tế đem mẫu sản phẩm KFC đi xét nghiệm chất gây ung thư Cùng với khoai tây chiên KFC, Bô cũng yêu câu lây 3 mâu bim bim ngâu nhiên trên thị trường đê đem đi xét nghiêm chât gây ung thư. Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y Tế vừa gửi đi văn bản đề nghị Viện kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia triển khai gấp một số...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

4 nữ diễn viên bị ghét nhất Trung Quốc: Triệu Lộ Tư xếp thứ 2, hạng 1 là "thánh giả tạo" không ai mê nổi
Hậu trường phim
22:51:57 02/04/2025
Nữ NSƯT bán nhà 7,5 tỷ đồng ở trung tâm TP.HCM, đóng cửa sân khấu kịch Quận 1, U50 lẻ bóng
Sao việt
22:46:14 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
22:40:38 02/04/2025
Không thuộc những thương hiệu nổi tiếng, loạt phim hành động sau vẫn chinh phục khán giả
Phim âu mỹ
22:35:00 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025