Nguy cơ thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi
Chấn thương do chơi thể thao, tư thế sinh hoạt và làm việc không đúng khiến nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 đến 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây. Ngoài yếu tố tuổi tác, di truyền thì sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục thể thao khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ dưới 45 tuổi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nam bị thoái hóa cột sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thoái hóa cột sống hình thành các gai xương gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động và làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân…
Video đang HOT
“Những cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật”, bác sĩ Nhân nói.
Để phòng ngừa, mọi người nên tránh mang vác nặng, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục giữa giờ. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích. Đặc biệt cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis… Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh… giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bác sĩ Nhân cũng khuyến cáo khi có triệu chứng của bệnh, mọi người nên khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Sáng 7/7, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tư vấn về bệnh lý thoái hóa cột sống và tặng phiếu khám miễn phí cho 100 người, đăng ký (028) 3952 5449.
Cẩm Anh
Theo VNE
Nguy cơ khi lạm dụng thức uống năng lượng
Uống hơn hai lon nước năng lượng một ngày sẽ tăng lượng đường trong máu gây chóng mặt, co giật, tạo áp lực lên động mạch, thậm chí đột quỵ.
Là người chơi thể thao chuyên nghiệp, anh Đồng ở TP HCM thường xuyên sử dụng nhiều loại nước uống năng lượng bổ sung điện giải, giúp phục hồi cơ bắp. Gần đây, cơ thể anh xuất hiện triệu chứng căng thẳng, bồn chồn, khó ngủ.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM, một lon thức uống năng lượng có dung tích 300 ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể.
"Tuy nhiên, uống nhiều hơn hai lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm", dược sĩ Phụng nói.
Thành phần caffeine trong thức uống năng lượng là chất gây hưng phấn chống lại cơn buồn ngủ. Dược sĩ Phụng khuyến cáo nên sử dụng ở liều thấp, tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến huyết áp và tim mạch.
Thành phần trong nước uống năng lượng gồm nhiều khoáng chất bổ sung giúp người chơi thể thao tỉnh táo, tập trung và tăng cường thể chất. Ảnh: Rei
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết 6% carbohydrate (khoảng 14 g carbohydrate cho mỗi 250 ml nước) là tối ưu để bù dịch và năng lượng cho cơ thể.
"Khi tập luyện ít hơn một giờ, không có khác biệt giữa người uống nước chứa carbohydrate so với người uống nước thường", bác sĩ Niên nói.
Người tập luyện thể thao không cần thiết bổ sung vitamin và khoáng chất khi đã có năng lượng từ nhiều nguồn thức ăn. Cần cân nhắc lượng vitamin nạp vào cơ thể, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thận và sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Thức uống bổ sung năng lượng trên thị trường thường có dạng hỗn hợp đóng chai hoặc lon với nhiều loại hương vị và chất bổ sung khác nhau. Sản phẩm giúp người chơi thể thao hay những người đang mệt mỏi tỉnh táo, tập trung và tăng cường sức mạnh thể chất.
Cẩm Anh
Theo VNE
Ăn nghệ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe? Lượng curcumin từ nghệ được khuyến cáo tối đa 3 mg trên một kg cân nặng người dùng, tương đương 5 g bột nghệ với người 50 kg. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP HCM, nghệ có chứa hợp chất chống oxi hóa polyphenol curcumin và tinh dầu nghệ có tính kiềm giúp làm giảm...