Nguy cơ tấn công mạng tại Việt Nam vì lỗ hổng Windows
Các chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn của các tổ chức hacker có thể nhắm đến công ty Việt Nam thời gian tới vì một lỗ hổng Windows.
Dự báo sớm được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ( NCSC) đưa ra sau khi xác minh một số nguồn tin. Theo thông tin từ đơn vị này, một lỗ hổng trên Windows có mức độ nghiêm trọng cao hơn công bố của hãng.
Lỗ hổng có tên mã CVE-2021-1675, tồn tại trong tính năng Windows Print Spooler. Đây là dạng lỗ hổng cho phép tấn công leo thang đặc quyền, để kẻ gian có thể biến từ tài khoản thông thường lên quyền điều khiển cao hơn trên máy tính. Theo công bố của Microsoft, lỗ hổng này ảnh hưởng đến hầu hết các phiên bản hệ điều hành Windows, bao gồm Windows 10/8.1/7, Windows Server 2019/2016/2012/2008. Trên thang đo mức độ nguy hiểm, CVE-2021-1675 được đánh giá ở mức 7,8/10. Lỗ hổng này được Microsoft tung ra bản vá hôm 8/6.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, lỗ hổng này nghiêm trọng hơn con số được công bố. Kẻ xấu có thể khai thác lỗ hổng bằng nhiều cách, gồm tấn công trực tiếp vào máy tính hoặc máy chủ cài Windows; hoặc tấn công thông qua một máy tính trong mạng.
“CVE-2021-1675 hoàn toàn có thể được tận dụng để tiến hành các chiến dịch tấn công có chủ đích APT lớn trên quy mô rộng, trong thời gian ngắn sắp tới vào không gian mạng Việt Nam”, đại diện NCSC thông tin.
Theo Bộ TT&TT, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra và rà soát để xác định các máy chủ, máy trạm có khả năng bị ảnh hưởng. Nếu có, cần thực hiện cập nhật bản vá bảo mật theo hướng dẫn của Microsoft, đồng thời lên sẵn phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị tấn công.
Video đang HOT
Tấn công có chủ đích APT là một hình thức tấn công nguy hiểm. Sau khi xác định được mục tiêu cụ thể, tin tặc sẽ và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để tấn công trong thời gian dài, cho đến khi chúng đạt được mục đích hoặc bị ngăn chặn. Theo báo cáo của Bkav, trong năm 2020 Việt Nam thiệt hại khoảng 1 tỷ USD vì virus máy tính. Trong đó, một hình thức tấn công gây thiệt hại lớn là APT, sử dụng mã độc tàng hình W32.Fileless.
Việt Nam cùng 10 nước diễn tập ứng cứu sự cố tấn công ransomware vào tổ chức y tế
Chương trình diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 tập trung vào tình huống phối hợp ứng cứu tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua khai thác lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền (ransomware) vào tổ chức y tế.
Lần thứ 9 các nước ASEAN và Nhật Bản tập dượt phối hợp ứng cứu sự cố
Ngày 24/6, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức cho các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, các đơn vị CNTT của các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc tham gia diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2021.
Đây là năm thứ 9 liên tục các quốc gia ASEAN và Nhật Bản tổ chức diễn tập không gian mạng từ xa để tăng cường chia sẻ thông tin, ứng phó với các cuộc tấn công, vấn đề mất an toàn thông tin chung trong khu vực; đồng thời gia tăng hợp tác trên không gian mạng giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 có gần 450 cán bộ kỹ thuật của Việt Nam tham gia tại hơn 200 điểm cầu trên toàn quốc
Trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19, diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong đó có 1 điểm trực tiếp tại Hà Nội sẽ là đầu mối giao tiếp với quốc tế và điều phối chương trình diễn tập.
Các thông tin trao đổi với các quốc gia khác và giữa các điểm sẽ được truyền trực tiếp từ Hà Nội tới 219 điểm cầu trên cả nước qua các kênh liên lạc sử dụng trong quá trình diễn tập và nền tảng họp trực tuyến "Make in Vietnam" eMeeting do AIC và BKAV phát triển.
Có chủ đề "Phối hợp ứng cứu sự cố tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền vào tổ chức y tế", ưu tiên chính của diễn tập tại Việt Nam là nhằm nâng cao năng lực phối hợp và ứng phó sự cố của các đơn vị.
Diễn tập tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật của các đơn vị nắm rõ quy trình xử lý, cách thức liên lạc, phối hợp chia sẻ thông tin với mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia khi có các tình huống tương tự xảy ra trên thực tế.
Các đơn vị tham gia diễn tập quốc tế lần này còn cùng nhau thảo luận, chia sẻ về các phương án ứng cứu, xử lý sự cố nhằm tăng cường khả năng ứng phó sự cố quốc gia.
Thúc đẩy chia sẻ thông tin về nguy cơ, sự cố giữa các quốc gia, đơn vị
Phát biểu khai mạc diễn tập, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Hoàng Minh Tiến cho biết, 2 năm qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc tấn công mạng của các tổ chức, cá nhân ngày một nhiều với mức độ tinh vi hơn.
Cụ thể, tấn công lợi dụng các lỗ hổng điểm yếu có mức độ nghiêm trọng cao và các hệ thống thông tin sử dụng mã độc tống tiền nhắm vào mọi tổ chức cá nhân, kể cả các hệ thống y tế đang gồng mình chống dịch và cứu chữa bệnh cho đại dịch. Tấn công lừa đảo mạo danh, nói xấu, xuyên tạc cũng đã được tin tặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, những công cụ tấn công mà trong đó áp dụng những công nghệ mới như Big Data, AI hay IoT.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản 2021 đưa ra các tình huống thực đã và đang xảy ra hiện nay, đó là tin tặc khai thác lỗ hổng trên thiết bị VPN để xâm nhập bất hợp pháp vào mạng của các cơ quan chính phủ và đánh cắp thông tin dữ liệu; tin tặc dùng mã độc tống tiền, mã hóa dữ liệu, đòi tiền chuộc của các cơ sở y tế ngay trong đại dịch.
"Tình huống diễn tập là minh chứng cho việc tấn công mạng liên tục xảy ra và không loại trừ bất kỳ ai. Các quốc gia, tổ chức cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp khắc phục, ứng phó khi sự cố xảy ra, nhất là hỗ trợ và bảo vệ cho hệ thống y tế tập trung cho việc chống dịch và cứu chữa bệnh", ông Hoàng Minh Tiến nhận định.
Tin tặc dùng mã độc tống tiền tấn công các cơ sở y tế ngay trong đại dịch là tình huống thực đã xảy ra được chuyên gia của 11 nước diễn tập ứng cứu, xử lý sự cố
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng lưu ý các đơn vị tăng cường và cập nhật các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, liên tục theo dõi giám sát phát hiện sớm các nguy cơ, phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực trong nước để ứng cứu, khắc phục khi xảy ra sự cố. Đặc biệt là cần nhanh chóng cập nhập thông tin các đầu mối phối hợp của các quốc gia, đơn vị.
Nhấn mạnh tấn công mạng diễn ra mọi lúc, mọi nơi và không chừa ai, kể cả các tổ chức y tế đang gồng mình cứu chữa bệnh và chống dịch, đại diện VNCERT/CC cũng đề nghị các đơn vị đặc biệt chú trọng việc chia sẻ thông tin và phối hợp với nhau khi xảy ra sự cố.
"Chia sẻ thông tin về sự cố, về nguy cơ chính là giúp cho nhiều cơ quan, tổ chức khác phòng ngừa, được an toàn hơn. Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia được thành lập cũng nhằm mục đích thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các đơn vị ứng phó khi xảy ra sự cố", đại diện VNCERT/CC cho hay.
Bên cạnh các chương trình diễn tập, Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia còn có kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo, chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế... và đặc biệt là tăng cường hỗ trợ lẫn nhau theo các Cụm mạng lưới trong các hoạt động phòng, chống các tấn công mạng, phản ứng nhanh và ứng cứu sự cố trên không gian mạng trong thời kỳ đại dịch chung.
Mỹ và châu Âu xử phạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ mạng như thế nào? Ở Mỹ, tấn công từ chối dịch vụ được coi là một tội liên bang. Nếu thực hiện các tấn công từ chối dịch vụ, thủ phạm có thể phải chấp hành nhiều hình phạt khác nhau, bao gồm cả phạt tù. Vào tháng 7 năm 2019, Austin Thompson (23 tuổi) hay còn được biết dưới cái tên DerpTrolling bị tòa án liên...