Nguy cơ Syria bị chia cắt
Washington định duy trì hiện diện quân sự và thiết lập chính quyền mới độc lập ở miền Bắc Syria sau khi đánh bại IS
Tuyên bố chung của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau hội nghị thượng đỉnh 3 nước này ở Sochi – Nga hôm 22-11 đã đặt nền tảng thực tế để khởi động tiến trình chính trị ở Syria – một thủ lĩnh phe đối lập Syria, ông Qadri Jamil, nhận định.
Vai trò trung tâm của Nga
Cố vấn tổng thống Syria, ông Bouthaina Shaaban, cũng nói Damascus cho rằng những biện pháp do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đưa ra sẽ góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria và chiến thắng khủng bố. Theo hãng tin RIA Novosti, trong tuyên bố chung, các tổng thống Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ – Recep Tayyip Erdogan – đã kêu gọi tiếp tục tiến trình xuống thang căng thẳng, khẳng định tiếp tục hợp tác để đánh bại hoàn toàn khủng bố và ủng hộ cuộc đối thoại liên Syria mở rộng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) tại cuộc gặp hôm 22-11 Ảnh: REUTERS
Các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã lặp lại sự ủng hộ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Theo hãng tin Tass, Tổng thống Putin đề nghị 2 lãnh đạo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cùng điều nghiên một chương trình phục hồi Syria. Theo ông, 3 nước này phải nỗ lực tối đa để nâng cao tính hiệu quả của đại hội đối thoại dân tộc Syria – dự kiến tổ chức trước vòng đàm phán Geneva thứ 8 vào ngày 28-11.
Video đang HOT
Ngoài ra, Moscow tin rằng các thỏa thuận sẽ góp phần ổn định tình hình ở Cận Đông. Ông Putin khẳng định chính các nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp ngăn chặn sự sụp đổ của Syria, không để cho khủng bố chiếm giữ nước này và tránh được thảm họa nhân đạo.
Hãng tin Reuters nhận định kết quả cuộc gặp nêu bật vai trò trung tâm của Moscow trong nỗ lực thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 năm. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ai được mời dự đại hội đối thoại nói trên. Danh sách này đang là vấn đề tranh cãi, với Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một số nhóm người Kurd ở Syria có mặt.
Mỹ chưa “gặp” Nga
Mỹ cho đến giờ vẫn giữ khoảng cách đối với nỗ lực hòa bình do Nga xúc tiến. Thay vào đó, theo tờ The Washington Post, chính quyền Mỹ đang mở rộng mục tiêu ở Syria, không chỉ dừng lại ở đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mà còn tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến – một động thái có thể đẩy Washington vào thế xung đột với cả chế độ Tổng thống Bashar al-Assad và Iran.
Theo tờ báo, chính quyền ông Donald Trump có ý định duy trì hiện diện quân sự và thiết lập chính quyền mới độc lập ở miền Bắc Syria sau khi đánh bại IS. Theo báo The Washington Post, nếu Mỹ rút quân, ông Assad sẽ ở lại nắm quyền. Do đó, Mỹ có ý định tiếp tục hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở miền Bắc Syria. Ngoài ra, Washington hy vọng sự hiện diện quân sự nói trên có thể gây áp lực buộc ông Assad nhượng bộ tại các cuộc hòa đàm ở Geneva.
Ông Boris Dolgov, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Nghiên cứu Phương Đông tại Học viện Khoa học Nga, bình luận đây không phải lần đầu tiên Mỹ tuyên bố không định rút quân khỏi Syria cho đến khi tiến trình hòa bình Geneva kết thúc “đúng hướng” – tức ông Assad phải ra đi.
“Đó là chính sách của Mỹ từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Syria cho đến nay” – ông Dolgov quả quyết, đồng thời nhấn mạnh mục đích và quyền lợi của Washington mâu thuẫn với tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc họp ở Sochi. Hơn nữa, Syria có nguy cơ rơi vào tình trạng chia cắt khi Mỹ thiết lập chính quyền ở miền Bắc nước này, độc lập với chính quyền trung ương của ông Assad.
Theo Lục San
Người lao động
Tổng thống Putin thảo luận tiến trình hòa bình ở Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với 2 người đồng cấp từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi về tiến trình chính trị ở Syria và đồng thuận sẽ có tác động quan trọng về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hàng năm qua ở Damascus.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rowhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Ảnh: AFP)
Trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rowhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 22/11 tại Sochi, ông Putin đã tìm được sự đồng thuận từ 2 nguyên thủ quốc gia nhằm ủng hộ đề xuất thành lập "Đại hội của người dân Syria".
Ông Putin mong muốn đại hội này sẽ được tổ chức tại thành phố Sochi, là cuộc đối thoại mở diễn ra độc lập cùng với với cuộc đàm phán về tiến trình hòa bình do Liên Hợp Quốc bảo trợ diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ).
Nội chiến Syria đã kéo dài trong 7 năm qua. Hàng trăm nghìn người Syria đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, 11 triệu người đã buộc rời bỏ nhà cửa đi di tản, gây nên cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất thế giới.
Theo Reuters, lợi thế hiện tại trong cuộc nội chiến Syria đã gần như thuộc về chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, các nhóm đối lập ở Damascus vẫn nhóm họp tại Ả-rập Xê-út nhằm thống nhất vị thế tại cuộc đàm phán hòa bình kế tiếp để gây áp lực buộc Tổng thống Assad phải từ chức, đài truyền hình Al Arabiya đưa tin.
Rất nhiều nỗ lực đàm phán đã thất bại cho đến khi Tổng thống Assad đề nghị Nga trợ giúp vào năm 2015. Trong vòng 2 năm qua, Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, góp phần củng cố vị thế của ông Assad trên chính trường Syria. Trong những tháng qua, quân đội Syria với sự trợ giúp của lực lượng Nga đã xóa sổ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, chiếm lại nhiều sào huyệt quan trọng của những kẻ khủng bố cực đoan
Các lực lượng đối lập với chính phủ của ông Assad hiện giờ chỉ còn giữ 1 phần lãnh thổ ở phía bắc. Họ vừa tổ chức nhóm họp tại Riyadh ngày 22/11 dưới danh nghĩa Ủy ban đàm phán cấp cao (HRC). Chủ tịch HRC Riyad Hijab từ lâu vốn được biết là người thể hiện quan điểm rằng ông Assad không có vai trò gì trong công cuộc chuyển giao chính trị ở Syria.
Là nhân tố quan trọng giúp đỡ Syria giải quyết cuộc nội chiến kéo dài, Nga hiện giờ nắm giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đàm phán hòa bình ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như hội đàm với các lãnh đạo Trung Đông nhằm bàn bạc về vấn đề Syria.
Iran trước giờ luôn ủng hộ Tổng thống Assad. Ả-rập Xê-út, đối thủ chính của Iran trong khu vực Trung Đông, luôn bày tỏ sự ủng hộ với HRC và quan điểm chống lại ông Assad. Tuy nhiên, sau chuyến thăm chính thức Nga của Quốc vương Salman hồi tháng trước, quan điểm của Ả-rập Xê-út dường như đã mềm mỏng hơn.
Kịch bản tương tự xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ khi quốc gia này ngày càng thể hiện nguyện vọng mong muốn hợp tác với Nga đẩy nhanh tiến trình hòa bình ở Syria. "Cuộc gặp đa phương này sẽ có kết quả. Tôi tin tưởng rằng sẽ có những quyết định quan trọng được thông qua", Tổng thống Erdogan lạc quan nhận định.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Nhói lòng những em bé gầy trơ xương, chết mòn vì đói ở Syria Hàng trăm trẻ em suy dinh dưỡng có nguy cơ chết đói tại khu vực phe nổi dậy kiểm soát trong cuộc nội chiến ở Syria. Một bé sơ sinh suy dinh dưỡng ở Đông Ghouta. Ảnh: AFP. Cô bé một tháng tuổi Sahar Dofdaa trút hơi thở cuối cùng hôm 22.10 tại Đông Ghouta, miền bắc Syria, nơi hàng trăm trẻ em...