Nguy cơ sạt lở núi đá ở cầu vượt cao tốc qua Thanh Hóa
Dự án thi công cao tốc qua thôn Bái Sơn, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung ( Thanh Hóa) đã phá núi, mở đường làm cầu vượt.
Đến nay, dự án đã đưa vào sử dụng nhưng nguy cơ sạt lở cao khiến người dân bất an.
Theo phản ánh của người dân xã Hà Tiến, dự án cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn xã mới hoàn thành đưa vào sử dụng, người dân rất phấn khởi vì đơn vị thi công đã làm một cầu vượt cao tốc để thuận tiện cho người dân các xã qua lại.
Dự án đã xẻ đôi núi Giếng tại thôn Bái Sơn để làm cầu vượt cao tốc. Tuy nhiên, ở thời điểm dự án đưa vào sử dụng, người dân lại cảm thấy bất an khi hai bên vách núi, nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.
Khu vực xẻ núi làm cầu vượt cao tốc
“Cầu vượt cao tốc là tuyến đường tỉnh đi các huyện, từ xã Hà Lĩnh (huyện Hà Trung) đi thị xã Bỉm Sơn. Hàng ngày tuyến đường này có nhiều học sinh và phương tiện qua lại. Tuy nhiên, nơi đây tiềm ẩn nguy hiểm bởi những khối đá từ trên vách núi có thể rơi xuống bất cứ lúc nào”, anh Lê Văn Sơn, một người dân chia sẻ.
Cũng theo anh Sơn, mặc dù đơn vị thi công đã làm lưới hứng đề phòng khi đá rơi, tuy nhiên vẫn không thể đảm bảo an toàn. Quá trình thi công, đơn vị đã dùng mìn phá đá nên các khối đá to đã bị nứt toác. Đơn cử, mới đây một trận mưa, những hòn đá từ trên núi đã sạt xuống mái đỡ khiến nhiều người hoảng hốt.
“Trên vách núi cao hàng chục mét, những khối đá nứt nẻ nham nhở như muốn rơi xuống bất cứ lúc nào. Có những khối đá to như cái bàn nằm chênh vênh…”, anh Sơn cho biết.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Văn Được – Chủ tịch UBND xã Hà Tiến thừa nhận có việc trên, người dân đã phản ánh tới chính quyền địa phương về nguy cơ sạt lở đá ở khu vực núi Giếng. Sự việc này cũng đã được xã báo cáo lên UBND huyện.
“Tại khu vực núi Giếng, dự án thi công cao tốc Bắc – Nam đã phá núi để mở đường làm cầu vượt cao tốc. Khối lượng công việc trên của đơn vị thi công cao tốc là Tổng công ty 319 BQP đã cơ bản hoàn thành. Nhưng qua đánh giá thực tế, đặc biệt là quả núi phía Tây cầu vượt rất dễ xảy ra sạt lở đá gây tai nạn giao thông. Chúng tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền về kiểm tra, xem xét”, ông Được cho biết.
Một số hình ảnh núi ghi nhận thực tế:
Hàng ngày có rất nhiều phương tiện qua lại tuyến cầu vượt cao tốc này
Video đang HOT
Do đánh mìn nên các khối đá đã bị nứt toác
Những hòn đá rơi xuống tấm lưới đỡ
Một tảng đá lớn đã bị đứt chân
Núi đá đang trở nên mất an toàn cho người tham gia giao thông
Người dân cho rằng, nếu đơn vị thi công phủ một lớp xi măng như phần chân núi thì sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Vụ sạt lở đất ở Đà Lạt: Chuyên gia Nhật Bản tham vấn điều gì?
Sau khi khảo sát khu vực sạt lở ở P.10 và một số vị trí khác ở TP.Đà Lạt, đoàn chuyên gia Nhật Bản có buổi tham vấn với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt.
Sau khi khảo sát khu vực sạt lở ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, P.10 (Đà Lạt) và một số vị trí khác ở TP.Đà Lạt, sáng 19.7, đoàn chuyên gia Nhật Bản có buổi làm việc, đánh giá nguyên nhân sạt lở và tham vấn biện pháp phòng ngừa với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản tham vấn tại buổi gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt . LÂM VIÊN
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cảm ơn sự quan tâm của các chuyên gia Nhật Bản đối với TP.Đà Lạt khi sự cố sạt lở đất xảy ra rạng sáng 29.6 vừa qua. Trước đây, các chuyên gia của Công ty cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản) đã từng khảo sát, tham vấn và giúp TP.Đà Lạt khắc phục sự cố sạt trượt đất ở khu vực đầu đường Nguyễn Văn Trỗi (Đà Lạt) vào tháng 4.2017, rất hiệu quả.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại buổi gặp các chuyên gia Nhật Bản . LÂM VIÊN
"Hôm nay chúng tôi mong muốn đoàn công tác Nhật Bản giúp tham vấn để tỉnh Lâm Đồng có biện pháp khắc phục và phòng chống sạt trượt đất trên địa bàn TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng", ông Phúc nói.
Chia sẻ về sự cố sạt lở đất ở Đà Lạt
Đoàn chuyên gia Nhật Bản với 3 kỹ sư địa chất có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát địa vật lý và đo đạc gồm các ông Takami Kanno, Numakunai Makoto và Kumagai Yuga.
Ông Takami Kanno thay mặt đoàn chuyên gia chia sẻ sự thiệt hại với các gia đình và tỉnh Lâm Đồng do sự cố sạt lở đất gây ra làm 2 người tử vong và nhiều nhà cửa, tài sản bị hư hỏng. Ông Kanno cho biết vào tháng 7.2021, ở Atamin Shizuoka (Nhật Bản) cũng xảy ra vụ sạt lở đất tương tự ở Đà Lạt và cũng gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sạt khu vực sạt lở đất ở Đà Lạt . LÂM VIÊN
Các chuyên gia Nhật Bản đã chiếu hình vệ tinh chụp lại khu vực sạt lở ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (TP.Đà Lạt) từ những năm 2015, 2021, 2022 và 2023 để thấy rõ sự tác động của con người. Cụ thể, hình vệ tinh năm 2015 lúc đó chỉ có bờ ta luy nhỏ phía trên, sau năm 2021 tại đây xây thêm 2 bờ kè ta luy nữa. Bờ ta luy cũ xây xong không xảy ra vấn đề gì, nhưng 2 bờ ta luy mới xây lại có vấn đề.
"Quan sát thấy bờ ta luy xây không tốt, khi sạt lở kéo theo khoảng 20.000 m 3 đất xuống phía dưới, nguyên nhân do nước tích trong bờ ta luy quá lớn không thoát được nên gây sạt lở", ông Kanno nhận định.
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ hình ảnh vụ sạt lở đất ở Nhật Bản năm 2021 gây thiệt hại lớn về con người và tài sản . LÂM VIÊN
Cũng theo ông Kanna , sau vụ sạt lở năm 2021 ở Atamin Shizuoka (Nhật Bản) gây thiệt hại lớn về con người, tài sản. Khi đó, Nhật Bản tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Cuối cùng đưa ra quy chế về xây dựng và bồi đắp đất. Tháng 5.2023, Nhật Bản có quy định về xây dựng bờ kè, đắp bồi đất nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Hiến kế cho Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng công việc của chính quyền địa phương trong chống sạt lở đất là cần quy định khu vực nào được xây dựng ta luy để bảo đảm an toàn. Công việc giám sát thi công rất quan trọng, phải đảm bảo hệ thống thoát nước mới được tiếp tục xây dựng bờ ta luy. Ở Nhật Bản, nếu vi phạm gây hậu quả có thể bị phạt tù 3 năm hoặc phạt 3 triệu yên. Đạo luật nghiêm ngặt này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân mà chính quyền, chủ đầu tư công trình buộc phải tuân thủ.
Một vụ sạt lở đất trên địa bàn P.3, TP.Đà Lạt được đoàn chuyên gia Nhật Bản ghi nhận qua hình ảnh vệ tinh . LÂM VIÊN
Ông Kanno đề xuất, do địa hình Đà Lạt núi đồi, các khu dân cư bên dưới, tiềm ẩn sạt lở đất cao. Do đó, cần tạo ra bản đồ khoanh vùng, đánh dấu các vùng có nguy cơ sạt lở đất để nhanh chóng phát hiện sự cố sạt lở đất.
Chuyên gia Nhật Bản khảo sát vị trí sạt lở làm chết 2 người ở Đà Lạt . LÂM VIÊN
Tỉnh Lâm Đồng nên thiết lập quy chế xây dựng, khu vực nào được xây bờ kè bồi đắp đất. Với những khu vực bồi đắp đất cần kiểm tra thường xuyên, thiết lập hệ thống cảnh báo để ứng phó kịp thời. Cần khảo sát, thăm dò địa chất, kiểm tra độ an toàn của các công trình xây dựng để phòng ngừa sạt lở, lắp đặt thiết bị theo dõi nhằm giảm nguy cơ sạt lở.
Chuyên gia Nhật Bản đề xuất dùng hình ảnh vệ tinh để giám sát quản lý việc tác động bồi đắp đất ở những khu vực đồi cao. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tổ chức định kỳ để phòng ngừa sạt lở đất.
Mong Nhật Bản hỗ trợ tài liệu tham khảo
Ông Bùi Quang Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, đặt vấn đề làm sao để Đà Lạt vừa phát triển vừa đảm bảo môi trường, chống sạt trượt đất. Theo ông Sơn, ở Đà Lạt có mạch nước ngầm, có vị trí khi xây dựng kè chắn làm thay đổi mạch nước ngầm.
Ông Sơn đồng tình với tham vấn của các chuyên gia Nhật Bản, Đà Lạt cần làm bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở; tổ chức thăm dò địa chất những khu vực có nguy cơ sạt lở.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sát thực tế vị trí sạt lở . LÂM VIÊN
Ông Nguyễn Ngọc Phúc đưa ra 2 nguyên nhân sạt lở đất, có thể do biến đổi tự nhiên qua thời gian và có sự tác động của con người. Tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học, các trường đại học và các chuyên gia Nhật Bản tham dự để tư vấn về lĩnh vực xây dựng, sạt trượt đất, xử lý nước ngầm...
Buổi tham vấn của đoàn chuyên gia Nhật Bản với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt sáng 19.7.2023 . LÂM VIÊN
Tỉnh Lâm Đồng sẽ thiết lập bản đồ cảnh báo những khu vực đồi núi có nguy cơ sạt lở cao, Đà Lạt sẽ thực hiện trước. Bên cạnh đó, cần có thiết bị lắp đặt để theo dõi, cảnh báo sạt lở. Tiếp đó là việc quản lý quy hoạch xây dựng, nơi nào có nguy cơ sạt lở cao không được tác động, không cho xây dựng; khu vực có nguy cơ sạt lở cho phép xây dựng mức độ nào, quy mô nào là hợp lý...
"Lâm Đồng mong các chuyên gia Nhật Bản giúp tài liệu để tỉnh tham khảo quy định quản lý xây dựng với vùng nguy cơ sạt lở cao", ông Phúc nói.
Cần ngăn chặn tình trạng sạt lở đất ven sông Mã Tình trạng sạt lở đất ven bờ sông Mã thuộc xã Cẩm Vân (huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất bãi bồi ven bờ sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở. Sạt lở đã lấn sâu vào đất bãi bồi làm nhiều...