Nguy cơ sạt lở nghiêm trọng tuyến tỉnh lộ 946 tại An Giang
Sáng 2/8, ông Lương Huy Khanh, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu – Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa ký Quyết định số 1877/QĐ-UBND ban bố tinh huông khân câp nguy co sat lơ nghiem trong bờ sông Ông Chưởng, đoạn km17 350 cặp theo đường tỉnh lộ 946 (từ phà An Hòa đi thị trấn Chợ Mới) thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dọc theo tuyến tỉnh lộ 946, đoạn cặp sông Ông Chưởng có nhiều nhà dân và các công trình dân sinh nên cần phải có biện pháp xử lý chống sạt lở khẩn cấp để bảo vệ.
Theo quyết định, UBND tinh An Giang chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai các biẹn phap xư ly khân câp va tang cuơng bao vẹ cac cong trinh, phong chông thien tai truơc nguy co sat lơ nghiem trong bờ sông Ông Chưởng, đoạn km17 350 cặp theo đường tỉnh lộ 946 thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Sơ Tai nguyen va Moi truơng khoanh vung khu vưc co nguy co sat lơ, thiêt lạp hanh lang an toan; đông thơi tô chưc quan trăc, theo doi diên biên sat lơ, kip thơi bao cao đê xuât UBND tinh.
Sở Giao thông Vận tải cần tiến hành tháo dỡ và di dời các vật kiến trúc (nếu có), hạ tải trọng trong phạm vi thiết lập hành lang an toàn; lắp đặt biển báo cho khu vực có nguy cơ sạt lở cả ở đường bộ và đường sông.
Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới cần theo doi sat diên biên sat lơ, kip thơi xư ly di dơi nguơi dan, tai san ra khoi khu vưc co nguy co sat lơ; thong bao, căm biên canh bao, rao chăn ngan khong cho nguơi, phuong tiẹn vao khu vưc co nguy co sat lơ; phôi hơp cac đon vi bô tri lưc luơng trưc canh, theo doi chạt che diên biên sat lơ va giư gin an ninh trạt tư khu vưc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng giao Sở Giao thông Vận tải khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm, tổ chức lập phương án xử lý cấp bách; huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để hạn chế quá trình đào, khoét lòng sông và đường bộ trong đoạn sông được cảnh báo nhằm giảm thiểu tối đa sạt lở, đồng thời thẩm định và phê duyệt phương án thiết kế làm cơ sở triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 3/7 trên tuyến tỉnh lộ 946, đoạn cặp sông Ông Chưởng (từ cầu Mương Tịnh đến cầu Bà Vệ) thuộc ấp Long Hòa 1 (xã Long Kiến, huyện Chợ Mới) đã xảy ra hiện tượng sụp lún mặt đường nhựa với chiều dài hơn 150m, ăn sâu vào mặt đường gần 2m, hiện đang tiếp tục lan rộng, nguy cơ sạt lở rất cao.
Đê đam bao an toan giao thông trên tinh lộ 946, Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang đã có thông báo hạn chế xe có tải trọng trên năm tân lưu thông qua khu vưc có nguy có sạt lở; đồng thời, các phương tiên thuy lưu thông trên sông Ông Chương phai giảm tôc đô đê không tao song vao bơ tiếp tục gây sụp lún.
Theo Tin, ảnh: Công Mạo (TTXVN)
Nửa mặt đường quốc lộ 91 sạt xuống sông Hậu
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chỉ đạo sớm hoàn thành tuyến tránh nhanh nhất, đồng thời khắc phục, hạn chế tình trạng sạt lở trước mùa mưa, lũ.
Chiều 1-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác đã trực tiếp đến khảo sát tình trạng quốc lộ (QL) 91 bị sạt lở nghiêm trọng.
Cần 25 tỉ xử lý sự cố sạt lở
Báo cáo tình hình sạt lở, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tại vị trí sạt lở cách bờ 70 m có hố xoáy -25 m, có hiện tượng dốc đứng.
Giải pháp hiện thời là ổn định mái dốc, cao trình, sử dụng bao tải cát với định mức 23 bao/m2. Tổng lượng cát để xử lý tại vị trí sạt lở là 34.000 khối cát. Tổng chi phí xử lý sự cố sạt lở là 25 tỉ đồng, ứng ngân sách dự phòng 15 tỉ đồng.
"Nếu muốn xử lý căn cơ cần phải khảo sát đoạn sông khoảng 2.000 m, nạo vét bãi bồi, chỉnh trị dòng chảy của sông Hậu bằng ngân sách xã hội hóa" - ông Thư nói.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Nhật đánh giá cao nỗ lực của tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan đã có giải pháp xử lý kịp trước sự cố sạt lở.
"Giao ban quản lý dự án 7 bằng mọi cách phải hoàn thành tuyến tránh để thay thế tuyến QL91. Cục Quản lý đường bộ IV bố trí người túc trực 24/24 giờ tại vị trí sạt lở để phối hợp cùng ngành chức năng tỉnh An Giang nhanh chóng triển khai các giải pháp để khắc phục vị trí sạt lở" - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chỉ đạo.
Theo ông Nhật, bằng mọi cách phải xử lý sớm nhất để trả lại tuyến QL91, ổn định cuộc sống của những hộ dân sinh sống trong khu vực sạt lở. Nghiên cứu tổng thể khu vực dự phòng để những năm tới tình trạng sạt lở không còn nguy hiểm như hiện nay.
Hiện trường vụ sạt lở trên tuyến quốc lộ 91. Ảnh: HD
Lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện qua tuyến tránh. Ảnh: HD
Sợ "hà bá" ăn mất cả con đường
Theo ghi nhận của PV trưa 1-8, tình hình sạt lở trên QL91 diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng. Nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông, lực lượng CSGT túc trực tiến hành điều tiết tuyến đường tránh đoạn từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương đối với các phương tiện lưu thông hướng Long Xuyên - Châu Đốc và chiều ngược lại. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng tích cực thực hiện các công tác khắc phục, xử lý vị trí sạt lở.
Báo cáo tổng quan về tình hình sạt lở nghiêm trọng tại QL91, đoạn thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang, Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết vào lúc 7 giờ 30 ngày 27-7, người dân phát hiện tuyến QL91 (cách vị trí sạt lở năm 2010 khoảng 100 m) xuất hiện nhiều vết nứt. Vết nứt sâu vào khoảng 1/3 mặt đường nhựa, chiều dài khoảng 30 m, chiều rộng vết nứt khoảng 0,01 m, có dấu hiệu lan rộng và có nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu. Đến chiều 31-7, chiều dài vết nứt đã lên đến 50 m, rộng 0,4 m, sụt lún xuống 0,4 m.
Vào 0 giờ 38 ngày 1-8, vết nứt QL91 đã bị sạt lở hoàn toàn xuống sông Hậu. Đến 5 giờ 30 cùng ngày, mặt nhựa đã bị sạt 1/2 đường với chiều rộng 27 m, dài 85 m, tăng về phía hạ lưu.
Chứng kiến vụ sạt lở này, nhiều người dân bùi ngùi nhớ lại vụ sạt lở QL91 xảy ra vào năm 2010. "Hồi đó nhà dân bị rớt xuống sông luôn, lần này thì người dân họ di dời kịp. Tình hình này chắc sẽ còn sụp nữa, không khéo hà bá ăn mất luôn cả con đường" - một người dân lo lắng nói.
26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo
Theo nhận định ngành chuyên môn, nguyên nhân ban đầu được xác định là do địa hình đáy sông Hậu có lạch sâu áp sát bờ, tác động dòng chảy đạp vào tạo hàm ếch và tác động của tải trọng phương tiện giao thông trên QL91 lớn nên gây sạt lở.
Ngay sau khi sạt lở xảy ra, UBND huyện Châu Phú (An Giang) đã khẩn cấp tích cực khắc phục vị trí sạt lở. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú, qua khảo sát có 26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo. Huyện đã hỗ trợ 26/26 hộ dân di dời tài sản, vật dụng giá trị đến nơi an toàn. Đồng thời đã chủ động xây dựng phương án giải quyết cho các hộ dân khi có nhu cầu về chỗ ở.
HẢI DƯƠNG - CẨM GIANG
Theo PLO
Sạt lở bờ sông, nhiều hộ dân An Giang phải di dời khẩn cấp Ông Lương Huy Khanh - Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (UPBĐKH - PCTT&TKCN) tỉnh An Giang xác nhận, mấy ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục xảy ra hiện tượng sụt lún đất bờ sông Ông Chưởng, ấp Long Hòa 1, xã...