Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh vực chứng khoán chỉ trung bình.
Sau khi nổi đình nổi đám từ thương vụ huy động được gần 7.400 tỷ mua 58% cổ phần của Vinaconex (mã chứng khoán VCG), Công ty TNHH An Quý Hưng gây chú ý như một “diễn biến lạ” trên thị trường chứng khoán năm 2018. Nhưng, với năm 2019 thì công ty này đã bộc lộ thực trạng là khoản nợ khổng lồ phát sinh từ thương vụ thâu tóm vượt quá sức mình và việc doanh nghiệp này huy động vốn qua phát hành trái phiếu thất bại đã phần nào phản ánh niềm tin của giới đầu tư đối với “công ty mẹ” của Vinaconex.
Một sự kiện thu hút được sự quan tâm của thị trường trong tuần qua là việc Công ty TNHH An Quý Hưng và một công ty con của doanh nghiệp này là An Quý Hưng Land huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lên đến 5.300 tỷ đồng, nhưng không bán được một trái phiếu nào.
Theo thông tin được công bố, An Quý Hưng đã chào bán 2.600 tỷ đồng và An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức trái phiếu không chuyển đổi. Tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành này là toàn bộ lô 255 triệu cổ phiếu Vinaconex, tương đương toàn bộ 58% cổ phần phổ thông của Vinaconex mà An Quý Hưng bỏ gần 7.400 tỷ đồng mua vào hồi cuối năm 2018.
Trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land có lãi suất rất cao và được đảm bảo bằng cổ phiếu VCG. Theo đó, các trái phiếu này của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land trả lãi tới 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ sau lãi suất không thấp hơn mức này, được tính bằng lãi tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng cộng thêm 4,5%. Trong bối cảnh lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang ở mức thấp thì trái phiếu “công tỵ mẹ” của VCG lẽ ra phải là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, toàn bộ hai lô trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land đã không có nhà đầu tư nào đăng ký mua. Có lẽ đây phản ứng của các nhà đầu tư tài chính, nằm ngoài dự kiến của đơn vị phát hành trái phiếu.
Tuy đơn vị phát hành trái phiếu không nói rõ mục đích của đợt huy động vốn này là gì, nhưng nhìn vào những thông tin tài chính liên quan đến An Quý Hưng thì phần nào giới đầu tư cũng đoán biết được mục đích của đợt huy động vốn, đó là áp lực của khoản nợ ngắn hạn lên đến 4.000 tỷ đồng, nợ dài hạn 8000 tỉ đồng.
Theo bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì doanh nghiệp này đang sở hữu một khoản nợ khổng lồ mà nguyên nhân đến từ thương vụ thâu tóm Vinaconex. Đầu năm 2018, tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ ở con số hơn 999 tỷ đồng nhưng cuối năm số tài sản đã phát sinh có lên đến 12,6 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó là khoản nợ 12 nghìn tỷ đồng.
Trong số các khoản nợ của An Quý Hưng thì số nợ ngắn hạn là con số không hề nhỏ, 4.000 tỷ đồng và chủ yếu là khoản “phải trả ngắn hạn khác”, nằm ngoài các khoản tiền liên quan đến các hoạt động chính của doanh nghiệp này. Khoản nợ dài hạn của An Quý Hưng được xác định là 8.000 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của An Quý Hưng chỉ có khoảng 600 tỷ đồng và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 20 lần, trong khi đối với một công ty có trạng thái tài chính bình thường thì tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 3 lần. Với chênh lệnh quá lớn như trên thì năng lực thực sự của doanh nghiệp này nhà đầu tư nào cũng có thể đoán biết. Đối với một doanh nghiệp xây dựng và bất động sản, áp lực trong việc huy động tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp những nguy cơ và rủi ro cao.
Câu hỏi đặt ra là, An Quý Hưng vẫn đang có trong tay 255 triệu cổ phiếu VCG, đó là tài sản lớn có sức thanh khoản cao thì tại sao các nhà đầu tư lại không quan tâm đến trái phiếu được đảm bảo bằng lô cổ phiêu này? Lý giải về điều này, Luật sư Nguyễn Chí Đại, Công ty luật Việt Bắc cho rằng, việc phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn từ các ngân hàng và các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, ít nhằm đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc các nhà đầu tư không mua trái phiếu, phản ánh độ tín nhiệm của đơn vị phát hành. Nói cách khác, dù lãi suất cao thì các ngân hàng và nhà đầu tư không quan tâm nếu đơn vị vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Video đang HOT
“Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn thường thì tổ chức huy động vốn phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn và có kế hoạch khả thi cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả và hoàn vốn đúng thời hạn. Nhưng, trường hợp này, nhiều khả năng các nhà đầu tư đã biết An Quý Hưng và An Quý Hưng Land huy động vốn để trả nợ, đây là điều khiến các nhà đầu tư hiểu rằng, cho An Quý Hưng vay tiền để trả nợ không phải là khoản đầu tư an toàn và không biết công ty sẽ lấy nguồn tiền nào để trả nợ trái phiếu”, Luật sư Nguyễn Chí Đại giải thích.
Bên cạnh đó, theo một số luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và chứng khoán thì uy tín của đơn vị phát hành trái phiếu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với số tiền huy động rất lớn. An Quý Hưng Land thực chất vẫn là An Quý Hưng vì đây đều là công ty do ông Nguyễn Xuân Đông thành lập và làm Chủ tịch HĐTV, mới hoạt động từ đầu năm 2017, chưa có vị thế trên thương trường . Do đó, công ty này dù có vay tiền bằng tài sản là cổ phiếu VCG thì cũng khó đảm bảo được uy tín với các nhà đầu tư.
Trước đây đã từng có nhiều trường hợp doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng sau đó đã không trả được nợ và đơn vị bảo lãnh đã phải gánh hậu quả, như trường hợp của Vina Megarstar cách đây nhiều năm. Chính Công ty tài chính Vinaconex – Viettel (VVF) là đơn vị mua trái phiếu của Vina Megarstar sau đó phải quay sang truy đòi ngân hàng bảo lãnh nhưng bất thành vì chứng thư bảo lãnh bị vô hiệu.
Với trường hợp An Quý Hưng và An Quý Hưng Land, việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh bằng cổ phiếu VCG nhưng câu hỏi đặt ra là nếu An Quý Hưng và An Quý Hưng Land không trả được nợ thì chủ nợ có xử lý được lô cổ phiếu theo phương thức “nhận cả lô” hay bị chia lẻ? Đó chính là rủi ro mà các nhà đầu tư đều có thể nhìn thấy được.
Có vẻ như với đợt huy động vốn thất bại này, thị trường đã phản ánh thiếu niềm tin vơid An Quý Hưng chứ không phải là cái danh “công ty mẹ” của Vinaconex như cái danh xưng xuất hiệu sau vụ thâu tóm “cá bé nuốt cá lớn” diễn ra cuối năm 2018.
Bình Minh
Theo baophapluat.vn
Đại gia Nguyễn Xuân Đông đã huy động vốn như thế nào để thanh toán cổ phần Vinaconex?
Theo nguồn tin của Dân Việt, chiều tối qua, An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông đã thanh toán toàn bộ số tiền trên 7.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex cho SCIC. Việc huy động được một số tiền quá lớn trong thời gian ngắn (gấp 14 lần vốn điều lệ của An Quý Hưng) khiến không ít nhà đầu tư băn khoăn về dòng tiền của doanh nghiệp này.
Theo nguồn tin từ Dân Việt, cuối giờ chiều ngày 4.12, Công ty TNHH An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông, đã thanh toán toàn bộ số tiền 7.366 tỷ đồng giá trị lô cổ phần Vinaconex mà SCIC đã thoái ngày 22.11 vừa qua.
Chính thức trở thành cổ đông lớn nhất Vinaconex
An Quý Hưng là đơn vị đã đưa ra mức giá cao nhất trong phiên đấu giá cổ phần VCG và giá trị nhà nước thu về từ đợt thoái vốn này cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn với SCIC, An Quý Hưng sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex với sở hữu gần 255 triệu cổ phần, tương đương 57,7% vốn điều lệ.
Việc An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông thanh toán đủ số tiền mua lô cổ phần của Vinaconex vào ngày cuối cùng trong hợp đồng cũng đã xóa bỏ hoàn toàn những nghi ngại của thị trường về việc An Quý Hưng bỏ cọc của nhà đầu tư này do năng lực tài chính còn hạn chế.
An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông chính thức trở thành cổ đông lớn của Vinaconex
Được biết, cách đó không lâu phía SCIC cũng từng đưa thông báo thúc An Quý Hưng nộp nốt hơn 6.800 tỷ đồng cho SCIC chậm nhất vào ngày 4.12.
Trước đó, chỉ sau 1 ngày đấu giá thành công lô cổ phiếu trị giá 7.400 tỷ đồng với tham vọng trở thành cổ đông chi phối của Vinaconex, trong khi chưa nộp tiền thanh toán mua cổ phần, công ty An Quý Hưng đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp này không được thanh lý, mua, bán tài sản tại công ty mẹ cũng như các đơn vị thành viên. Nếu phát hiện sai phạm, An Quý Hưng sẽ đề nghị cơ quan pháp luật xử lý theo quy định.
An Quý Hưng là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Xuân Đông, người từng là thành viên HĐQT của Vimeco, công ty thành viên của Vinaconex đến tháng 4.2017. Công ty An Quý Hưng từng nắm giữ đến 30% cổ phần của Vimeco nhưng đã thoái vốn toàn bộ từ cuối năm 2016. Ông Đông hiện cũng là thành viên HĐQT của Hải Phát, một doanh nghiệp bất động sản mới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Đây là một công ty tư nhân được biết đến nhiều trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp do ông Nguyễn Xuân Đông và vợ Đỗ Thị Thanh nắm giữ. Ông Đông cũng là Tổng Giám đốc công ty.
Trước khi đấu giá cổ phần Vinaconex, An Quý Hưng đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực tài chính. Theo thông tin công bố trước đợt đấu giá, đến cuối năm 2017, công ty có vốn điều lệ 360 tỷ đồng và tổng nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.
Băn khoăn dòng tiền huy động?
Mặc dù đã dẹp bỏ được những hoài nghi về khả năng phải đấu giá lại của SCIC trong thương vụ thoái vốn Vinaconex do năng lực tài chính của nhà đầu tư trúng thầu chưa đủ mạnh, song việc số tiền An Quý Hưng huy động cho thương vụ lần này lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Trước đó, có không ít thông tin cho rằng, để có được trên 7.000 tỷ đồng, An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông đã thực hiện thế chấp hàng loạt các lô đất thuộc dự án Geleximco, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn cho ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng ông Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm, huy động vốn từ đi vay trong đó vay ngân hàng cũng là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, bởi hiện tại vốn điều lệ của An Quý Hưng chỉ vỏn vẹn 500 tỷ đồng, tổng nguồn vốn vào khoảng 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận hàng năm chưa bằng 1/70 số tiền An Quy Hưng cần phải huy động để chi trả cho thương vụ mua cổ phần Vinaconex.
Ông Nguyễn Trí Hiếu
Theo ông Hiếu, không nên đi vay để mua cổ phiếu. "Nếu đi vay là nguồn hữu hạn để sử dụng cho loại tài sản mang tính vô hạn như cổ phiếu doanh nghiệp thì không khớp nhau. Vay vốn thì vừa trả gốc, vừa trả lãi, thành ra rất nặng nề. Đó là rủi ro lớn cho chính nhà đầu tư".
Với trường hợp An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông, ông Hiếu nhận định để có được hơn 7.000 tỷ thì phải đi vay thôi chứ không nhìn thấy khả năng nào khác.
Một chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng đến nay khi thương vụ thoái vốn được coi như hoàn tất nhưng đâu đó vẫn còn quá nhiều "ẩn" số chưa được giải đáp. Thứ nhất, số lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá khá hạn chế; Thứ hai, liệu nhà đầu tư thắng đấu giá cổ phần vừa rồi có năng lực của một cổ đông chiến lược không?; Thứ ba, vốn điều lệ của cổ đông này quá nhỏ, vậy họ huy động nguồn ở đâu để thanh toán khoản tiền lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ như vậy?
Đương nhiên mọi khúc mắc sẽ được thời gian trả lời song vị chuyên gia này nhấn mạnh, nhà đầu tư muốn biết dòng tiền kia An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông huy động như thế nào. Nhà đầu tư cần phải biết được nguồn tiền của doanh nghiệp huy động để tránh rủi ro.
Nhật Minh
Theo danviet.vn
Sẽ có cạnh tranh quyền lực giữa 2 nhóm cổ đông hậu đấu giá Vinaconex? Với 57,7% cổ phần trong tay, An Quý Hưng sẽ nắm được quyền chi phối đối với hoạt động của Vinaconex nhưng chưa có "quyền lực tuyệt đối" với các quyết sách quan trọng. Sau khi kết quả đấu giá cổ phần Vinaconex được ngã ngũ, câu hỏi lớn nhất vẫn là năng lực tài chính của An Quý Hưng - nhà đầu...