Nguy cơ phình mạch máu do sử dụng thuốc ung thư
Một nghiên cứu mới tại Pháp cho thấy, nhóm thuốc điều trị ung thư tác dụng lên cơ chế tăng sinh mạch máu có nguy cơ dẫn đến hiện tượng bóc tách thành mạch và phình mạch.
Thuốc ức chế tăng sinh mạch máu là một nhóm thuốc chống ung thư lớn với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Điểm chung là đều ức chế yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch (VEGF) gây hạn chế sự hình thành các mạch máu mới để nuôi dưỡng khối u. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn rất ít thông tin về các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này trên thành mạch máu.
BS. Pernelle Noize, Đại học Bordeaux chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng các thuốc tác dụng lên tăng sinh mạch máu với hai tình trạng bóc tách và phình mạch máu. Dựa trên nguy cơ này và thực tế tỉ lệ sử dụng các thuốc chống tăng sinh mạch trong điều trị ung thư đang tăng lên, chúng tôi thấy cần phải thông báo với các đồng nghiệp về nguy cơ này”.
Phình mạch máu – một tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có khi dùng thuốc ung thư.
Nghiên cứu được thực hiện trên nhiều cơ sở dữ liệu lớn như VigiBase, WHO và phát hiện được 217,000 ca có bóc tách hoặc phình mạch có liên quan tới 14 loại thuốc điều trị ung thư. Kết quả cho thấy, trong vòng 15 năm (2005-2019), ghi nhận 494 trường hợp có bóc tách hoặc phình mạch. Trong đó 88% là các ca nghiêm trọng, 18% là các ca đe dọa tới tính mạng và 25% (120) ca tử vong. Trong số các các thuốc bị nghi ngờ, bevacizumab xuất hiện trong 222 ca, sunitinib trong 71 ca và everolimus trong 55 ca.
Các nhà nghiên cứu nhận định, đây là bước đầu cảnh báo nguy cơ phình mạch trong sử dụng thuốc ung thư và đặc biệt là 9 loại thuốc (trong đó có bevacizumab, sunitinib và everolimus). Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng cần có các nghiên cứu trên quần thể để có thể khẳng định được mối liên hệ này cũng như xác định chính xác nguy cơ của bệnh nhân trong việc sử dụng các loại thuốc nói trên.
Cô gái 29 tuổi đã mãn kinh, nguyên nhân đến từ thói quen ăn chay không ăn thịt: 3 thói quen của giới trẻ dễ dẫn đến vô kinh
Tiếu Tiếu, 29 tuổi, người Trung Quốc bắt đầu từ năm ngoái đã cảm thấy không khỏe và bắt đầu dừng kinh. Đi khám mới biết cô đã mãn kinh sớm. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do cô trước nay chỉ ăn chay, không ăn thịt.
Bắt đầu từ năm ngoái, Tiếu Tiếu đã cảm thấy không khỏe, lúc đầu là nổi mụn trên mặt, sau đó là bị cảm rất lâu không khỏi, về lâu về dài tâm trạng của cô cũng xuống dốc không phanh. Nhưng điều Tiếu Tiếu lo lắng nhất đó chính là cô ngưng kinh nguyệt.
Theo kết quả xét nghiệm, Tiếu Tiếu đã bước vào giai đoạn mãn kinh, không chỉ cơ thể thường xuyên bốc hỏa mà còn cảm thấy buồn chán thất thường. Độ tuổi mãn kinh tự nhiên là 51 tuy nhiên một số phụ nữ trước 40 đã đến thời kỳ mãn kinh, được gọi là mãn kinh sớm.
Video đang HOT
Tiếu Tiếu mới 29 tuổi đã vô kinh.
Bản thân Tiếu Tiếu cũng khó hiểu, cảm thấy bản thân sinh hoạt điều độ, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không biết vì sao lại ra nông nỗi này. Để điều tra rõ nguyên nhân bệnh tình, bác sĩ yêu cầu cô nhập viện để tiện theo dõi.
Trong suốt quá trình theo dõi, Tiếu Tiếu không có hành vi nào gây tổn thương hay thói quen xấu nào. Tuy nhiên vào một buổi trưa, bác sĩ đang thăm hỏi Tiếu Tiếu thì mẹ cô mang cơm trưa đến. Bác sĩ lúc này mới phát hiện cô toàn ăn đồ chay, không có chút thịt nào. Mẹ bệnh nhân lúc đó mới chia sẻ rằng Tiếu Tiếu từ bé không ăn thịt, chỉ ăn đồ chay.
Cô gái phải ở lại viện để theo dõi, tìm ra được nguyên nhân bệnh là do thói quen ăn chay của mình.
Lúc này, bác sĩ mới tìm ra được nguyên nhân khiến cô gái trẻ 29 tuổi bị vô kinh sớm, đó chính là thói quen chỉ ăn chay, không ăn thịt từ nhỏ của mình. Hóa ra, chế độ ăn thuần chay này khiến cô mãn kinh và luôn ốm yếu.
Những thức ăn Tiếu Tiếu ăn hàng ngày, nhìn vào có vẻ rất khỏe mạnh vì nó không chứa gluten, không thịt, không đường. Tuy nhiên, sự thật chế độ ăn uống này không mang lại sức khỏe cho cô gái. Bác sĩ khuyên nên ăn nhiều thịt hơn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Một số triệu chứng của mãn kinh sớm:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, 2~3 tháng mới có kinh một lần.
- Máu kinh màu đỏ nhạt, thậm chí có lúc ra máu ngả đen, ra kèm những cục tơ máu.
- Kinh nguyệt nhiều lên hoặc ít đi.
- Khô âm đạo.
- Da khô, mắt khô, miệng khô.
- Thường xuyên cảm thấy bốc hỏa, toàn thân toát mồ hôi.
- Tê bì chân tay.
- Chuột rút bất thường ở các chi, nặng hơn ở các chi dưới và thường đặc biệt xảy ra vào ban đêm.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Mất ngủ; Tâm lý bất ổn, hay cáu gắt, mất bình tĩnh.
3 thói quen của giới trẻ dễ dẫn đến vô kinh
1. Giảm cân không khoa học
Trong những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp các bạn nữ khoảng 20 tuổi vì ăn kiêng quá mức nên dẫn đến kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh.
Những trường hợp vô kinh như vậy, nguyên nhân không liên quan đến mắc các bệnh hệ thống hay bệnh về thần kinh, mà hoàn toàn do chế độ ăn uống không khoa học gây nên.
Bởi vì giới trẻ tuổi vị thành niên cần tích lũy một lượng chất béo nhất định (khoảng 17% trọng lượng cơ thể) mới có thể đảm bảo kinh nguyệt diễn ra hàng tháng bình thường.
Nếu giảm cân, không ăn thịt, lượng mỡ trong cơ thể giảm thì sẽ khiến kinh nguyệt bị chậm, mãi không có, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí vô kinh.
2. Đời sống tình dục hỗn loạn
Ngày nay, tư tưởng đã thoáng hơn trước nên nhiều người chọn cách sống buông thả hơn, quan hệ với nhiều người. Đời sống tình dục hỗn loạn rất dễ khiến bạn mắc các bệnh về tử cung, ung thư, vô sinh.
Ngoài ra, nó cũng khiến mắc nhiều bệnh phụ khoa khác nhau, trong đó có buồng trứng lão hóa sớm, gây vô kinh.
3. Tâm trạng không tốt
Tâm trạng không tốt, buồn phiền dễ dẫn đến trầm cảm, lâu ngày sẽ có tâm trạng u uất. Tâm trạng tiêu cực sẽ kích thích hệ thống nội tiết của con người, gây rối loạn nội tiết, tuyến yên hoạt động không ổn định dẫn đến kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh.
Bên cạnh đó, trầm cảm cũng ảnh hưởng đến buồng trứng, làm chức năng hoàng thể kém, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, lượng máu kinh nguyệt ra nhiều, trường hợp nặng sẽ gây vô kinh.
Bác sĩ nói về 'ăn uống sai cách dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm' Nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là ung thư,... tiến triển chính do cách ăn uống sai hằng ngày của mỗi người. Chế độ ăn có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái...